Tăng Thu Ngân Sách, Đẩy Mạnh Tăng Trưởng Kinh Tế Và Xuất Khẩu


tổng lượng vốn đầu tư của Việt Nam. Giá trị tuyệt đối của vốn FDI cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt, trong hai năm 2006 và 2007, vốn FDI thu hút được của Việt Nam tăng rất mạnh. Nếu như trong năm 2005, chúng ta chỉ thu hút được 46,98 nghìn tỷ đồng vốn FDI thì lượng vốn thu hút được trong năm 2006 là 65,02 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2005. Trong năm 2007, lượng vốn FDI đạt một mức kỷ lục mới là 74,1 nghìn tỷ đồng.

Vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991-2000, GDP tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó giai đoạn 1991-1995: tăng 8,18%, giai đoạn 1996- 2000: tốc độ tăng trưởng 6,94%. Nhờ vậy, đến năm 2000, tổng sản phẩm trong nước tăng gấp 2 lần năm 1990. Giai đoạn 2001-2005, GDP tăng trưởng với tốc độ bình quân 7,5%. Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn FDI, năm 2006 và 2007, GDP tăng trưởng với tốc độ tương ứng là 8,17% và 8,48%. Do đó, chúng ta có thể khẳng định, FDI thực sự là “cú hích” để chúng ta có thể thoát ra khỏi cái “vòng luẩn quẩn” của một quốc gia đang phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn.

3.2. Tăng thu ngân sách, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu

a. Thu ngân sách nhà nước


Bảng 1: Tỷ trọng đóng góp vào NSNN của doanh nghiệp FDI


Đơn vị: Tỷ đồng, %


NĂM

2000

2001

2002

2003

2006

2007

Tổng thu NSNN

90.749

103.888

123.860

152.274

306.718

366.490

Thu từ DN có vốn ĐTNN

(1)

4.735

5.702

7.276

9.942

24.218

30.378

Thu từ dầu thô (2)

23.534

26.281

26.510

36.773

80.085

68.500

(1)+(2)

28.269

31.983

33.786

46.715

104.303

98.878

Tỷ trọng của (1)

5.22

5.49

5.87

6.53

7.90

8.29

Tỷ trọng của (1)+(2)

31.15

30.79

27.28

30.68

34.01

26.98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 5

Nguồn: Ngân sách nhà nước 2006, 2007; Niên giám thống kê 2005


Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước (chưa kể dầu thô) ngoài trong năm 2006 và 2007 lần lượt là 24.218 và 30.378 tỷ đồng, chiếm khoảng 8% tổng thu ngân sách nhà nước, nếu tính cả dầu thô vào thì tổng đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ lên đến khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng cũng như đóng góp to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ngân sách nhà nước Việt Nam nói riêng và vào nền kinh tế Việt Nam nói chung là không thể phủ nhận được.

b. Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu

Đầu tư nước ngoài đã có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ như trong năm 1990, khi vốn FDI thu hút được của Việt Nam chỉ là 735 triệu USD, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chỉ chiếm 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thế nhưng cho đến những năm gần đây, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là khu vực FDI, đóng góp hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế với giá trị xuất khẩu lên tới hơn 27,8 tỷ USD vào năm 2007. Như vậy, có thể nói, đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một động lực quan trọng giúp thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường.

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu theo thành phần kinh tế


Đơn vị: Triệu USD, %



NĂM


TỔNG SỐ

KHU VỰC KINH TẾ TRONG

NƯỚC

KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI

GIÁ TRỊ

TỶ LỆ

GIÁ TRỊ

TỶ LỆ

2004

26003

11736

45.13

14267

54.87

2005

32233

13716

42.55

18517

57.45

2006

39605

16740

42.27

22865

57.73

2007

48387

20555

42.48

27832

57.52

Nguồn: Thống kê xuất khẩu các năm - Tổng cục thống kê


3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH

Ngoài tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau: Tăng trưởng kinh tế trong toàn bộ các ngành của nền kinh tế, các vùng kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, từ đó kéo theo tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

Trong điều kiện kinh tế mở hiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều kiện cho sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, trong đó, FDI là một trong những động lực mạnh mẽ nhất. Nhờ có sự tác động của FDI cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp và tiến bộ, cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Trong cơ cấu của FDI, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tính đến năm 2006 chiếm tỷ trọng lớn nhất, 68,29% về số dự án và 67,33% về tổng số vốn đăng ký; lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản ít được sự thu hút của nhà đầu tư nước ngoài nhất với chỉ khoảng 8% về số dự án và khoảng 4% về lượng vốn đầu tư.

Bảng 3: FDI theo ngành kinh tế giai đoạn 1988-2006 (Xem thêm phụ lục 3)

Đơn vị: Triệu USD, %



NGÀNH KINH TẾ

SỐ DỰ ÁN

VỐN ĐĂNG KÝ

SỐ DỰ ÁN

TỶ LỆ

SỐ VỐN

TỶ LỆ

Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản

658

7.96

3854

4.93

Công nghiệp và xây dựng

5645

68.29

52686.1

67.33

Dịch vụ

1963

23.75

21708.2

27.74

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bao gồm vốn tăng thêm của các dự án từ năm trước


Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong ba ngành Công nghiệp và xây dựng, Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản, Dịch vụ, ngành Công nghiệp và xây dựng có bước tiến nổi bật nhất với tỷ trọng tăng từ 28.76% vào năm 1995 lên 41,04% vào năm 2005. Cũng trong giai đoạn đó, tỷ trọng ngành Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản giảm từ 27.18% xuống 20,89%.

Ngành công nghiệp là ngành tăng trưởng nhanh nhất đồng thời cũng là ngành thu hút được nhiều vốn FDI nhất. Ngành Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản, ngành thu hút được vốn FDI ít nhất, giảm dần về tỷ trọng. Như vậy có thể nói rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tỷ trọng của các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân thay đổi là do có tác động của nguồn vốn FDI. Ngành nào nhận được nhiều vốn FDI nhất sẽ tăng dần tỷ trọng và ngược lại, ngành nào nhận được ít sự quan tâm của các nhà ĐTNN sẽ giảm tỷ trọng trong nền kinh tế.Từ đó, ta có thể thấy vai trò quan trọng của FDI đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của Việt Nam.

Biểu đồ 3: Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005


%


27.18 27.76 25.77 25.78 25.43

24.53

23.24 23.03 22.54 21.81 20.89

38.63 38.48

37.99

37.98 38.07

44.06

42.51

42.15 41.73

40.07

38.74

40.21 41.04

28.76 29.73

32.08

32.49

34.5

36.73 38.13 38.49 39.47

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Năm


Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông-lâm nghiệp và thủy sản


Nguồn: Niên giám thống kê 2005


3.4. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nhờ chuyển giao công nghệ

Ngoài nguồn vốn bằng tiền nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam, họ còn có thể sử dụng các máy móc, thiết bị, bằng phát minh sáng chế,… để đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư bao giờ cũng đặt mục tiêu lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn là mục tiêu số một khi quyết định đầu tư. Do đó, máy móc, thiết bị, công nghệ được đưa vào sử dụng thường có hiệu suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhờ đó, chúng ta, nước nhận đầu tư có thể rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các quốc gia khác trên thế giới thông qua con đường chuyển giao công nghệ.

Đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hóa chất, cơ khí và chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy,…Nhất là khi tập đoàn hàng đầu thế giới Intel đầu tư vào khu công nghệ cao tại Việt Nam với số vốn là 1 tỷ đô la Mỹ để sản xuất linh kiện điện tử cao cấp đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia như Canon, Panasonic, Ritech,…

Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực đầu tư nước ngoài cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương với các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Nhờ đó, chúng ta có thể học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý tiên tiến và hiệu quả từ các doanh nghiệp FDI.

Trong nông – lâm – ngư nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới có chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định.

3.5. Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người lao động

Nhờ có luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong những năm gần đây, hàng năm, chúng ta giải quyết được việc làm cho khoảng 700 ngàn lao động. Hơn thế nữa, do các doanh nghiệp FDI có lợi thế về vốn và tài chính, họ có khả năng trả


lương cao hơn cho công nhân và nhân viên so với các doanh nghiệp trong nước. Nhờ đó, đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao.

Bảng 4: Lượng lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm

Đơn vị: Ngàn người


NĂM

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Khu vực kinh

tế NN

3501,0

3603,6

3750,5

4035,4

4108,2

4038,8

4007,8

3974,6

Khu vực kinh

tế ngoài NN

33881,8

34597,0

35317,6

36018,5

36847,2

37814,7

38639,0

39468,8

Khu vực FDI

226,8

362,1

439,6

519,9

630,9

673,4

700,4

728,5

TỔNG SỐ

37609,6

38562,7

39507,7

40573,8

41586,3

42526,9

43347,2

44171,9

Nguồn: Thống kê lao động - Tổng cục thống kê


Ngoài việc tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm trực tiếp (lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI), hoạt động của các dự án FDI đã góp phần tạo ra công ăn việc làm gián tiếp có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam hoạt động trong các ngành khác đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam.

3.6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết sản xuất kinh doanh thụ động, theo sự chỉ định kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, cải tiến kỹ thuật, không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Từ sau năm 1986, các doanh nghiệp đã gặp những khó khăn không nhỏ trong việc thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh trong một nền kinh tế mở. Trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp FDI vừa là một thách thức, vừa là một động lực đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cạnh tranh giành thị trường, Hơn thế nữa, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI như Honda, Toyota, Unilever, P&G, Intel,…đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh về mọi mặt để khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Để có thể tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào


khác là phải thay đổi một cách căn bản từ công nghệ, phương thức sản xuất, kinh doanh, trình độ của người lao động,... Nhiều doanh nghiệp trong nước đã có những nỗ lực đổi mới công nghệ, nhập các thiết bị, máy móc hiện đại để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong số đó, nổi bật nhất có thể kể đến các thương hiệu mạnh của Việt Nam như: công ty Bánh kẹo Kinh Đô, Cà phê Trung Nguyên, công ty Phần mềm FPT,v.v.

3.7. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế


ĐTNN đã góp phần quan trọng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư. Đến hết năm 2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO, đồng thời đã ký kết hơn 50 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà ĐTNN, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện7.


7 http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=16&nid=10936


CHƯƠNG 2: LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2005 VÀ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM‌‌


I. Luật Đầu tư năm 2005


1. Sự cần thiết phải ban hành Luật Đầu tư năm 2005


Thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư như: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã,… Các đạo luật này đã tạo nên một khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến hoạt động đầu tư phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và thực tế phát triển kinh tế - xã hội nước ta, cũng như phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập; góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 và đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996 và 2000 đã tạo môi trường pháp lý ngày càng hấp dẫn cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2004, trên địa bàn cả nước có trên 5.300 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 47 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 31 tỷ USD. Quán triệt Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết TW 5 khóa IX về kinh tế tập thể, Luật hợp tác xã năm 2003 đã có nhiều nội dung mới, tạo sức sống cho nông nghiệp nông thôn. Cùng với việc thực hiện chính sách giao đất cho hộ nông dân, chính sách trang trại,… đã xuất hiện các mô hình hợp tác xã đích thực, đa ngành góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, những yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới sâu rộng nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập quốc tế đã đặt ra những đòi hỏi khách quan đối với việc phải xây dựng một Luật Đầu tư chung nhằm tăng cường huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022