d. Kiểm soát bằng các công cụ khác:
- DN có thể sử dụng công cụ Check –list hay lưu đồ trong nhận dạng rủi ro như đã đề cập ở mục 3.3.1.1, trên cơ sở đó xây dựng chuỗi rủi ro Risk- chain (chuỗi RR cung ứng) trong hoạt động kinh doanh XK tại DN.
Sau đó, DN sử dụng có chọn lọc các giải pháp kiểm soát trên cơ sở phân tích chuỗi RRXK, từ đó DN có thể sẽ tránh được các RRXK thông qua việc chọn thị trường, lựa chọn KH, các thỏa thuận trong hợp đồng giao dịch XK về giá cả, phương thức – điều kiện thanh toán...
3.3.1.2. Giải pháp hỗ trợ trong nội bộ doanh nghiệp:
Nâng cao nhận thức về rủi ro xuất khẩu cũng như khả năng ứng phó rủi ro một cách phù hợp trong toàn doanh nghiệp:
QTRR XK hiện nay vẫn chưa được coi trọng trong hoạt động của các DNXK Việt Nam, kể cả trong toàn bộ các kế hoạch hoạt động trung và dài hạn. Sự đổ vỡ từ phía các DN nhỏ và vừa hay chính sự đổ vỡ của TTF những năm gần đây cho thấy sự cần thiết phải QTRR XK. Vấn đề này phải được nhận thức rõ trong từng thành viên BQT hay cán bộ XK.
Chính thức hóa quy trình quản trị rủi ro xuất khẩu
Những sai lầm trong hoạt động QTRR tại TTF cần phải được nhìn nhận và nhanh chóng sửa chữa. Hoạt động chính thức hóa quy trình QTRR XK là một biện pháp hiệu quả giúp TTF có thể thực hiện kinh doanh xuất khẩu một cách vững bền hơn.
Xây dựng quy trình quản trị rủi ro xuất khẩu thống nhất giữa các bộ phận trong TTF.
Một quy trình QTRR XK đồng bộ sẽ giúp quy trình được vận hành hiệu quả, trôi chảy và đảm bảo giảm thiểu được rủi ro đồng bộ tại các bộ phận có liên quan tới bộ phận XK
Minh bạch hóa các rủi ro xuất khẩu, tránh tình trạng phát hiện ra những sai lệch trong báo cáo tài chính sau kiểm toán như giai đoạn 2016 vừa qua.
Các rủi ro tiềm ẩn trong quy trình XK cần được công khai và minh bạch hơn trong các Báo cáo về rủi ro, BCTC hàng tháng – quý – năm; các thông tin và dữ liệu về RRXK cần được truyền thông tới tất cả các bộ phận để có sự chuẩn bị về kiểm soát RR và tài trợ rủi ro nếu khủng hoảng xảy ra.
Đưa quản trị rủi ro xuất khẩu thành một phần chính thức trong hệ thống kiểm soát nội bộ chung.
Hoạt động kiểm soát nội bộ không chỉ là hoạt động quản trị về nhân lực, về quy trình SX-KD hay về các thông tin nội bộ mà còn cần thiết phải thực hiện kiểm soát về các hoạt động trong quy trình xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ DN.
Cam kết của Ban lãnh đạo cấp cao đối với hoạt động quản trị rủi ro xuất khẩu; phân công trách nhiệm rõ ràng tại TTF đối với các hoạt động quản trị rủi ro xuất khẩu.
Để có thể giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa cho DN, BLĐ cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc quản trị cũng như điều hành hoạt động kinh doanh XK nói riêng. Một chiến lược kinh doanh XK có tầm nhìn vẫn chưa đủ nếu như BLĐ tách riêng những trách nhiệm quản trị của mình đối với hoạt động QTRR XK.
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro xuất khẩu được đưa vào hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên (KPIs).
Xây dựng hệ thống đánh giá KPIs được coi là một trong những hệ thống QTRR hiệu quả nhằm kiểm soát nhanh chóng những rủi ro phát sinh ngay từ ban đầu trong quy trình thực hiện hoạt động XK tại DN.
3.3.1.3. Các giải pháp hỗ trợ ngoài Doanh nghiệp:
- Thiết lập kênh tư vấn hoặc dịch vụ hỗ trợ tư vấn với các tổ chức và các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm theo 2 cách thức: tư vấn thường xuyên và tư vấn theo thương vụ.
- Liên kết, thành lập các hiệp hội theo ngành, theo khu vực địa lý hay theo thị trường. Cụ thể, các hiệp hội ngành gỗ như VIFORES và VCCI có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ như TTF. Đó là những cầu nối thông tin nhằm xác định cơ hội và rủi ro cho từng loại hình doanh nghiệp, giúp tối đa hóa cơ hội và giảm thiểu rủi ro phát sinh.
Tham gia các hiệp hội ngành hàng là một cách thức hữu hiệu giúp cho TTF cũng như các doanh nghiệp cùng ngành hỗ trợ nhau cùng phát triển. Các hiệp hội mạnh, có hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động phù hợp như VIFORES hay VCCI sẽ là đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệpngành gỗ như TTF, giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, cơ hội KD, đầu tư, liên kết để tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh XK. Tham gia vào các hiệp hội, ngoài việc DN nhận được hỗ trợ từ hiệp hội, khi thông tin về tình hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp được cập nhật, hiệp hội sẽ có thể tư vấn cho DN về tình hình biến động giá, xu thế chung, tránh trường hợp doanh nghiệp tự phát giá ồ ạt, đua nhau giảm giá để bán hàng. Đặc biệt, khi xảy ra những biến động, sự việc bất lợi như bị điều tra, kiện phá giá, hiệp hội sẽ chịu trách nhiệm liên kết, điều phối hoạt động cho DN.
- Hợp tác với các cơ quan Bộ, ngành:
Duy trì mối quan hệ, thông tin hai chiều giữa DN và các cơ quan bộ ngành là một yêu cầu cấp thiết, không chỉ giúp hạn chế rủi ro mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho DN. Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, bản thân DN sẽ không thể tồn tại và đứng vững nếu thiếu sự hỗ trợ của các cấp quản lý. Nhờ đó, DN sẽ kịp thời cập nhật các văn bản, quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động của DN. Đồng thời qua đó, DN có thể được cung cấp
thông tin về tình hình thị trường, mặt hàng, ngành hàng. Ngược lại, “kênh giao lưu” với DN cũng sẽ hỗ trợ các cơ quan chủ quản trong việc phân tích, thống kê hoạt động ngành và kịp thời định hướng hoạt động cho các DN gỗ như TTF khi thị trường, môi trường kinh doanh có xu hướng biến động.
3.3.1.4. Các giải pháp chung:
- Doanh nghiệp cần nắm vững và thực thi nghiêm chỉnh các quy định, thủ tục pháp lý quốc tế.
Với việc tham gia vào thị trường XK đồng nghĩa với việc DN cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý ngay tại thị trường đó. Các quy định này tạo ra cả cơ hội lẫn rủi ro cho DN. Do vậy hơn ai hết, chính các DN XK cần nắm vững và cập nhật kịp thời các thông tin về quy định nơi thị trường XK thông qua đội ngũ cán bộ XK có năng lực chuyên môn, góp phần giảm thiểu tối đa rủi ro cho chính các DN.
- Đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ các hợp đồng kinh tế - thương mại đối với các đối tác.
Biện pháp này có thể được đảm bảo ngay từ khâu thực hiện và tổ chức hợp đồng ngoại thương, đảm bảo bằng năng lực chuyên môn của các cán bộ xuất khẩu ngay tại DN.
- Chủ động hội nhập, tham gia thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro:
Mặc dù ngành gỗ đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới, nhưng chất lượng hội nhập của ngành xuất khẩu gỗ còn nhiều hạn chế, và điều này đưa DN vào vị thế bất lợi trong các giao dịch thị trường và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tham gia các thị trường XK. Như vậy DN cần nhiều hơn tính chủ động hội nhập bằng cách gia tăng giá trị thặng dư trong sản phẩm, phát triển công nghệ trong chế biến và sử dụng nguyên liệu có giá trị cao, có nguồn gốc rõ ràng, trực tiếp tương tác với thị trường XK thay vì thông qua trung gian.
- Hoàn chỉnh hệ thống sổ sách kế toán, thống kê, lưu trữ hồ sơ, kiểm toán của DN.
TTF có thể hoàn thiện bộ máy kế toán – kiểm toán ngay tại DN bằng những hoạt động như sau:
+ Tăng cường tổ chức hoạt động kiểm toán và kiểm soát nội bộ.
+ Thực hiện lưu trữ thường xuyên các hồ sơ, chứng từ hợp lệ.
+ Quản lý và đào tạo cán bộ kế toán có năng lực, linh hoạt và trung thực.
- Đa dạng hóa các sản phẩm và thị trường; theo dõi chặt chẽ thường xuyên các thông tin thị trường xuất khẩu, giá cả, đối thủ cạnh tranh; chống gian lận thương mại.
Trong bối cảnh hội nhập với thị trường quốc tế, khả năng “sống sót” và đứng vững của DN XK cũng phụ thuộc rất nhiều vào giá cả và đối thủ cạnh tranh. DN XK nếu biết cách xây dựng và hoạch định chiến lược sản phẩm sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh cho DN so với các đối thủ cùng ngành, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro XK.
- Đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu: Việc đầu tư trong đổi mới, vận hành và ứng dụng công nghệ được xem là một trong những yếu tố không thể bỏ qua đối với các DN XK. Đổi mới công nghệ sẽ giúp DN dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường xuất khẩu; tạo nên các sản phẩm mang giá trị cao, làm tăng khả năng cạnh tranh cho DN.
- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn cán bộ xuất khẩu, sử dụng và quản lý lao động có hiệu quả:
+ Tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước về nghiệp vụ XNK, tài chính - tiền tệ, đàm phán quốc tế, marketing quốc tế, quản trị rủi ro… kết hợp nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm… nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro ở tất cả các khâu trong hoạt động xuất khẩu.
+ Đào tạo nội bộ. Đây là một phương pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà vẫn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và tạo được môi trường làm việc gắn bó. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hoạt động kinh doanh XK kết hợp với nghiệp vụ quản trị sẽ giúp DN đáp ứng mục tiêu đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh XK, góp phần giảm thiểu rủi ro cho chính TTF.
+ Phân nhóm tác nghiệp. Qua đó, các nhân viên có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiểm soát rủi ro theo nhóm.
- Phát huy vai trò của các hiệp hội, tổ chức ngành hàng.
- Giải pháp cụ thể khác cho một số loại hình rủi ro:
Hướng giải quyết | |
Rủi ro định vị chiến lược kinh doanh | - Xác định chiến lược kinh doanh thích hợp. - Sử dụng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. - Xây dựng đội ngũ Marketing, hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, FSC – C011411 và BRC |
Rủi ro thanh toán | - Tiến hành thẩm định KH thường xuyên - Rà soát, đối chiếu công nợ thường xuyên - Thắt chặt các điều khoản thanh toán; tiếp cận với bảo hiểm tín dụng |
Rủi ro hoàn thành đơn hàng | - Đảm bảo bằng việc lựa chọn nhà cung cấp, đối tác uy tín. |
Rủi ro vận hành quy trình xuất khẩu | - Kêu gọi đối tác chuyên nghiệp cùng góp vốn - Sử dụng bảo hiểm và dự phòng phí |
Rủi ro môi trường | - Lựa chọn công nghệ phù hợp, tăng cường giám sát, bảo hiểm |
Rủi ro phá sản công ty | - Lựa chọn các đối tác có tín dụng tốt. - Quản trị rủi ro xuất khẩu và quản trị doanh nghiệp tốt, có sự hỗ trợ từ công ty mẹ. |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thực Hiện Các Nguyên Tắc Quản Trị Rủi Ro Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.
- Đánh Giá Chung Về Quản Trị Rủi Ro Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.
- Các Giải Pháp Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.
- Đối Với Các Tổ Chức Trong Ngành:
- Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - 16
- Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
- Tuyển chọn lao động trong độ tuổi lao động, lao động dài hạn, ký kết HĐLĐ với NLĐ. - Đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, nắm vững kiến thức về sản phẩm cho người lao động. | |
Rủi ro về pháp lý | - Tìm hiểu kỹ các thông tin nơi thị trường xuất khẩu. - Áp dụng hệ thống kiểm soát chuỗi cung hiệu quả - Cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của các cơ quan quản lý về phát triển, khai thác, sử dụng, mua bán gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp, gỗ và sản phẩm gỗ được cấp phép CITES và FLEGT trong tương lai; thúc đẩy việc sử dụng, chế biến, sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ từ rừng trồng trong nước và từ nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu hợp pháp và bền vững |
Rủi ro hội nhập | - DN chủ động tìm kiếm và tiếp cận thông tin, hạn chế sự phụ thuộc vào người mua nước ngoài - Chủ động hội nhập, tham gia thị trường, tìm kiếm và tiếp cận thông tin để giảm thiểu tối đa rủi ro - Thay đổi quan điểm trong thương mại (FOB -> CIF) |
Rủi ro nguồn nhân lực, văn hóa DN | - Nuôi dưỡng nguồn nhân lực thông qua đào tạo, đào tạo lại, các chính sách lương – thưởng khích lệ và cạnh tranh tránh thất thoát người tài, chảy máu chất xám. - Xây dựng văn hóa DN đủ sức đề kháng và thích nghi với môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. - Đề cao vai trò của đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. |
.... | .... |
3.3.2. Các kiến nghị
3.3.2.1. Đối với Nhà nước:
a. Thứ nhất, hình thành môi trường kinh doanh xuất khẩu thuận lợi qua cơ chế chính sách, pháp luật:
Cơ chế chính sách, pháp luật đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh XK. Một hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, thông thoáng, nhất quán sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động và bình đẳng trước pháp luật, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh tối ưu với những chủ thể kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Nhà nước cần có nhiều quyết sách hơn trong việc lựa chọn FDI, đặc biệt là trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện hiệp định thương mại TPP tới đây, tạo môi trường phát triển hiệu ứng lan tỏa từ các Doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu gỗ.
- Cần khuyến khích DN đi theo hướng tạo giá trị gia tăng trong sản phẩm: Tạo các nguồn lực cần thiết nhằm nâng cao quy trình đào tạo nghề, khuyến khích DN thay đổi công nghệ, ưu tiên hỗ trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ.
- Nhà nước cần tạo điều kiện nhiều hơn để các hiệp hội ngành hàng có thể tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội, ngành hàng hoạt động; thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường. Trong điều kiện hiện nay của các Doanh nghiệp XK gỗ Việt Nam, đây là những sự hỗ trợ rất có ý nghĩa và cần được đồng bộ hóa trong tương lai.
- Chính phủ và các cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương cần xây dựng, hoàn thiện và thực thi các chính sách và cơ chế phù hợp để triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA FLEGT giữa Việt Nam và EU nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp gỗ Việt Nam trên thị