Thực Trạng Thực Hiện Các Nguyên Tắc Quản Trị Rủi Ro Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.


Rủi ro quản trị (R18).

Trong 5 loại rủi ro trên, xét về mức độ tác động thì rủi ro quản trị R18 có mức độ tác động tới hoạt động xuất khẩu của TTF rất nghiêm trọng; R03, R04, R12 và R16 có mức độ tác động tới TTF là nghiêm trọng. Mức độ rất nghiêm trọng và nghiêm trọng được đánh giá thông qua việc đánh giá mức độ rủi ro ở bảng 2.12 và việc phân tích rủi ro đã được trình bày ở mục 2.2.2.2. Những rủi ro này cần được ưu tiên các giải pháp phòng ngừa rủi ro và làm giảm thiểu mất mát thiệt hại nếu nó xảy ra.

Ngoài ra, các rủi ro mà có tác động ảnh hưởng nghiêm trọng tới TTF nhưng xác suất xuất hiện thấp tức là khả năng xảy ra rủi ro là khó xảy ra cũng cần phải được xem xét và đề xuất các giải pháp kiểm soát chúng.

Ta có bảng xếp hạng mức độ tác động của các rủi ro ảnh hưởng tới chi phí của TTF như bảng 2.13. Việc đề ra các giải pháp ứng phó và kiểm soát các rủi ro ấy được ưu tiên theo mức độ xếp hạng tác động của rủi ro là lớn. Do giới hạn về nghiên cứu, luận văn tập trung vào ưu tiên mô tả các biện pháp ứng phó, phòng ngừa những rủi ro mà khả năng xảy ra cao nhất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của TTF.

2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro:

Từ việc nhận dạng , phân tích và đo lường rủi ro, TTF đã tiến hành đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro xuất khẩu như sau:

a. Né tránh rủi ro:

Với rủi ro trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương (R07) với tần suất thấp và mức độ ít nghiêm trọng cho thấy TTF có sự chủ động trong việc né tránh trước khi rủi ro xảy ra. Cụ thể, vào tháng 07/2014, TTF ký kết 01 hợp đồng xuất khẩu gỗ dăm với CPM (UK) với trị giá đơn hàng là 1.920.682,2 USD, trong hợp đồng có điều khoản cho phép đại diện CPM và bên thứ 3 là Công ty giám định quốc tế Omic giám định chất lượng gỗ. Khi có


thông báo tàu đến lấy hàng, TTF tiến hành cho giám định. Mặc dù bên thứ 3 là Omic đã kiểm tra và xác nhận lô hàng đảm bảo đúng chất lượng theo tiêu chuẩn nhưng đại diện của CPM vẫn từ chối thanh toán và đòi hủy hợp đồng. Tuy nhiên cũng vì Omic là công ty giám định độc lập, có tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận và quy trình giám định chặt chẽ, hợp pháp; do vậy CPM vẫn phải tiến hành nhận hàng và thanh toán theo điều khoản của hợp đồng.

b. Ngăn ngừa tổn thất:

- Để hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu hay các rủi ro xảy ra do môi trường tự nhiên, gây tổn thất lớn cho hàng hóa, TTF đã chủ động mua bảo hiểm nhà xưởng, bảo hiểm hàng tồn kho, thành phẩm, hàng vận chuyển đường biển.

- TTF đã hạn chế và phòng ngừa được những rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu ngay từ khâu đào tạo, huấn luyện, nâng ccao trình độ cho cán bộ xuất khẩu thông qua hình thức đào tạo nhân lực. TTF là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tiên phong đầu tư mạnh mẽ cho công tác huấn luyện Chuyên viên đánh giá chất lượng nội bộ (Internal Auditor) của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008. Chương trình đào tạo và huấn luyện cán bộ xuất khẩu tại TTF 1 năm tối thiểu 20 ngày, bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như thông thường, TTF còn chú trọng vào việc đào tạo vào kiến thức về CoC (truy ngược nguồn gốc sản phẩm), các đạo luật Lacey của Mỹ, hiệp định FLEGT của Châu Âu để hạn chế tối đa rủi ro về pháp lý khi tham gia xuất khẩu tại các thị trường này.

c. Giảm thiểu tổn thất:

- Dự phòng rủi ro thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, với nhiều đơn đặt hàng có giá trị lớn, bên cạnh 2 phương thức thanh toán là D/A và D/P, TTF còn sử dụng phương thức thanh toán L/C trường hợp gặp rủi ro.


- TTF tiến hành hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp cùng ngành nhằm đảm bảo chia sẻ rủi ro

d. Đa dạng hóa rủi ro:

Là loại hình doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho nhiều, thị trường khác nhau như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…, cách mà TTF phân tán rủi ro trong xuất khẩu chính là hình thức đa dạng hóa sản phẩm.

Với thị trường EU, các mặt hàng xuất khẩu được ưu chuộng bao gồm đồ gỗ ngoại thất, ghế gỗ, nội thất phòng ngủ. Với thị trường Mỹ, lượng tiêu thụ mạnh nhất là các mặt hàng panel, ván lợp, ván sàn, các sản phẩm trang trí. Với thị trường Úc, TTF cũng xuất khẩu đa dạng các sản phẩm ghế nội thất, gỗ nội thất hay các sản phẩm gỗ như ván lạng, ván panel…. Như vậy, việc nghiên cứu đặc điểm thị hiếu tiêu dùng sản phẩm gỗ tại các thị trường này cho phép TTF phân khúc thị trường để định hướng kinh doanh và phân chia rủi ro trong xuất khẩu.

2.2.2.4. Tài trợ rủi ro:

Cuối năm 2013, việc đầu tư sản phẩm xuất khẩu không đúng thời điểm, định vị sai dòng sản phẩm chủ lực khi thị trường có dấu hiệu suy giảm (dự trữ nguyên liệu gỗ Teak cho dòng sản phẩm cao cấp khi nhu cầu thị trường chuyển đổi sang hàng gỗ rẻ tiền) cùng sự biến động lớn về lãi suất vay vốn đã khiến hoạt động xuất khẩu của TTF gặp rủi ro. Tổn thất xảy ra khiến TTF không kịp trở tay, tuy nhiên vào thời điểm đó, TTF đã kịp thời giải quyết bằng một số biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp:

a. Tự khắc phục rủi ro: TTF đã có nhiều động thái nhằm cứu vãn tình hình tài chính bằng cách hai lần phát hành cổ phiếu. Lần đầu vào tháng 3/2013 thu 98 tỷ đồng và lần 2, chấp nhận phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá vào giữa năm 2013, thu 72 tỷ đồng, nhưng cũng không thoát khỏi nợ nần.

Tiếp tục, TTF đã nhìn nhận mấu chốt của vấn đề ở lượng hàng tồn kho nguyên liệu Teak xuất khẩu để khơi thông dòng tiền. TTF chấp nhận bán lỗ 30% so với giá mua ban đầu của số gỗ Teak tồn kho để thu về 100 tỷ đồng.


Song song đó, TTF đã xúc tiến bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với giá trị 400 tỷ đồng và đã đạt được các thỏa thuận căn bản.

b. Chuyển giao rủi ro:

- Bên cạnh các biện pháp tự khắc phục rủi ro, trong năm 2014, TTF thực hiện việc chuyển giao rủi ro vỡ nợ thông qua việc chuyển nợ sang cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) bằng việc DATC ký kết mua 543 tỷ đồng khoản nợ của TTF tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và 254 tỷ đồng khoản nợ tại NH TMCP Quân đội (MB). Bằng việc bán nợ cho DATC, một phần khoản nợ của TTF đã được chuyển thành vốn góp, và một phần còn lại trở thành khoản vốn vay với lãi suất ưu đãi 7.8%/ năm cho TTF. Như vậy việc chuyển giao rủi ro lãi suất đã giúp TTF gần như hoàn thành được kế hoạch tái cơ cấu nợ vay để tập trung vào hoạt động kinh doanh.

- Sau pha cứu thua từ DACT, hiệu quả kinh doanh đã cải thiện đáng kể nhưng TTF vẫn đối mặt với khó khăn về nguồn vốn do chi mạnh để tái cấu trúc nợ khiến dòng tiền mặt giảm mạnh trong năm. Hiện chỉ số thanh toán của TTF vẫn ở mức rủi ro khi thanh toán nhanh chỉ ở mức 0,43 lần. Để giải quyết xong nợ, TTF cũng đã chọn con đường tiếp tục phát hành để lấy tiền trả nợ, tăng thanh khoản và tài trợ hoạt động đầu tư.

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

Quản trị rủi ro xuất khẩu được gắn với hoạt động quản trị tổng thể, thường xuyên, liên tục:

Qua khảo sát điều tra cho thấy, hoạt động báo cáo về rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu tại TTF không được thực hiện thường xuyên. Bộ phận XNK chỉ thực hiện Báo cáo rủi ro hàng quý mà bỏ qua việc báo cáo thực trạng thực hiện QTRR xuất khẩu tại DN hàng tuần hay hàng tháng. Hơn nữa, vụ việc phát hiện sai lệch trong BCTC năm 2016 của TTF cho thấy rõ, bộ phận kiểm


soát nội bộ và kiểm soát rủi ro tại TTF không có sự gắn kết chặt chẽ, khi các đơn hàng xuất khẩu vẫn liên tiếp được ký kết, trong khi đó vốn và nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu không đủ, tạo khống giá trị hàng tồn kho để thế chấp vay ngân hàng. Điều này càng làm tăng tính rủi ro cho TTF, dễ đánh mất uy tín với đối tác ngoại thương khi công tác quản trị tổng thể không được gắn liền với hoạt động quản trị rủi ro xuất khẩu.

Ra các quyết định xử lý rủi ro ở cấp thích hợp.

- Giai đoạn 2013-2014 có thể nói là một giai đoạn đầy biến động của TTF. Năm 2013, lần đầu tiên TTF làm ăn thua lỗ với tổng nợ là 1.900 tỷ đồng mà nguyên nhân xuất phát từ sai lầm trong định vị sản phẩm và chiến lược xuất khẩu. Rủi ro xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính và sự tồn tại của TTF, bắt buộc ban quản trị cấp cao phải ngay lập tức tiến hành tái cấu trúc lại doanh nghiệp. TTF đã tìm đến DATC và thuyết phục họ mua nợ để tạm thời thoát khỏi nợ xấu, đảm bảo dòng tiền duy trì hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

- Đến năm 2016, TTF một lần nữa lại rơi vào khủng hoảng khi phát hiện trong quy trình quản trị nội bộ tại TTF chứa đựng yếu tố thiếu minh bạch và yếu kém, dẫn tới sự rút lui và thoái vốn từ phía nhà đầu tư trong khi tình hình tài chính của công ty còn chưa hồi phục trở lại. Một lần nữa TTF lại thực hiện tái cấu trúc tài chính, thực hiện kế hoạch đổi mới về quản trị nội bộ với mong muốn ổn định hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thúc đẩy tối đa năng lực sản xuất.

Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí.

Quay trở lại với cuộc khủng hoảng nợ vay dẫn tới tái cấu trúc năm 2013, gần như các Cổ đông và thành viên HĐQT của TTF đều buông xuôi và không dám đối đầu trước rủi ro, thì ngoại trừ Chủ tịch HĐQT Võ Trường Thành là người đã cố gắng cứu vớt TTF và xoay chuyển tình thế. Chính ông là người đứng ra thuyết phục DATC mua nợ và đề xuất giải pháp phát hành cổ phiếu


dưới mệnh giá nhằm cải thiện dòng tiền, bổ sung vốn lưu động. Với chiến lược được coi là bước đường cùng này, rủi ro không tiếp cận được vốn là rất cao. Tuy nhiên TTF vẫn chấp nhận rủi ro này với hy vọng giúp công ty tăng ngân lưu, giữ vững thị trường xuất khẩu. Kết quả TTF thành công.

Đảm bảo nguyên tắc công khai:

- TTF được coi là một trong số các doanh nghiệp có chính sách huấn luyện và đào tạo quản trị nội bộ đa dạng và thường xuyên với mục tiêu bắt kịp thị trường kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện đào tạo về quản trị xuất khẩu chưa được TTF xây dựng một cách cụ thể. Định hướng quản trị rủi ro mới chỉ dừng lại ở mảng đào tạo kiến thức chung (các quy định pháp lý nơi thị trường xuất khẩu, CoC - truy tìm nguồn gốc sản phẩm. ISO 9001:2008 – đáp ứng nhu cầu khách hàng...) mà chưa có các chương trình đào tạo chuyên biệt về quy trình nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu.

- Qua quá trình điều tra khảo sát tại TTF, có tới 75/103 ý kiến cho rằng hoạt động công khai rủi ro xuất khẩu tại TTF chưa được thực hiện thường xuyên, 21 ý kiến cho rằng không nhất thiết phải được công khai liên tục. Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề minh bạch hóa và công khai trong quy trình quản trị rủi ro xuất khẩu của TTF chưa thực sự được coi trọng. Báo cáo thường niên hàng năm của TTF cũng cho thấy, việc phân tích và nhận dạng các loại rủi ro của TTF còn mang tính bao quát, sơ bộ và thiếu tập trung. Điều này một phần cho thấy sự yếu kém và nơi lỏng trong công tác quản trị nội bộ của TTF dẫn tới một loạt những sai phạm và thua lỗ tại TTF trong những năm gần đây.


Phân tách người chấp nhận rủi ro và kiểm soát rủi ro:


Đại Hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát



Tổng Giám đốc


Kiểm soát tuân thủ


Phó tổng GĐ thường trực


Pháp chế - trợ lý



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - 11


Cung ứng

Hành chính – nhân sự

Kế toán

– tài chính

Kinh doanh

Sản xuất

Kế hoạch

– điều độ

- kho vận


Sơ đồ 2.4. Sơ đồ bộ máy quản trị tại TTF


Trong mô hình quản trị tại TTF cho thấy được sự phân tách giữa Ban Quản Trị và Ban kiểm soát. Ban kiểm soát tuân thủ bao gồm 32 thành viên, có


trách nhiệm tư vấn những rủi ro tiềm ẩn trước – trong và sau quá trình thực hiện giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời thông qua bộ phận Pháp chế - trợ lý, thực hiện quá trình đối chiếu và soát xét các giao dịch ngoại thương giữa TTF và đối tác cũng như cập nhật các quy định về pháp luật, cơ chế, chính sách xuất khẩu tại thị trường xuất khẩu; từ đó đưa ra các kết quả dự báo, phân tích và đo lường mức độ rủi ro tới các cấp quản trị trung gian và quản trị cấp cao; nhằm mục đích chủ động né tránh và tối thiểu hóa các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình xuất khẩu của TTF.

Kết hợp quản trị rủi ro xuất khẩu vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp.

- Có thể thấy, trong giai đoạn 2013-2016, hoạt động kinh doanh xuất khẩu vẫn là hoạt động chủ lực tại TTF, mặc dù công ty đã có định hướng chuyển đổi phát triển mảng thị trường nội địa với phân khúc sản phẩm giá rẻ hơn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu, việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát trong quản trị xuất khẩu đã trở thành tiêu chuẩn cho các hoạt động quản trị khác tại TTF như sản xuất, chế biến…

- Công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực cho các cán bộ xuất khẩu tại TTF được phổ biến ở tất cả các cấp quản trị từ quản trị cơ sở đến quản trị cấp cao. Mỗi năm TTF có 20 buổi đào tạo huấn luyện cán bộ xuất khẩu tại công ty, ngoài ra đối với quản trị cấp trung và cấp cao, TTF còn thường xuyên cử các cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài với mong muốn quản trị rủi ro xuất khẩu tại TTF có hiệu quả, đồng bộ hơn với môi trường kinh doanh quốc tế.

- Các giải pháp và chiến lược quản trị rủi ro xuất khẩu tại TTF đều được nhất quán, với việc ứng dụng các tiêu chuẩn CoC, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, FSC®-C011411 và BRC vào vận hành sản phẩm xuất khẩu cho thấy được sự đồng bộ trong quy trình quản lý tại TTF.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí