Vai Trò Của Gia Công Xuất Khẩu Đối Với Nền Kinh Tế

đúng những tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng mà bên đặt gia công yêu cầu rồi giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng 100% so với các quy định cuả hợp đồng sau khi quá trình gia công hoàn tất. Ngoài ra họ còn sử dụng phương pháp gia công chuyển tiếp, vừa đẩy nhanh được quy trình, vừa rút ngắn được thời gian gia công.

4. Vai trò của gia công xuất khẩu đối với nền kinh tế

4.1 Đối với bên đặt gia công

Lợi ích lớn nhất của bên thuê gia công là giảm được chi phí sản xuất do tận dụng được nguồn nhân lực và một phần nguồn nguyên liệu ở nước nhận gia công. Bên đặt gia công tận dụng được chênh lệch về chi phí gia công và một phần nguyên phụ liệu, hạ chi phí đầu vào cho sản xuất, nhờ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Có thể khẳng định nguồn gốc lợi nhuận chủ yếu của các nhà kinh doanh gia công quốc tế chính là phần lao động thặng dư không được trả công của người lao động nước ngoài. Phần lao động thặng dư này đem lại lợi nhuận cao hơn so với cùng một lượng tư bản đầu tư trong nước.

Thứ hai, bên đặt gia công có thể chủ động được nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi có nhu cầu lớn về một mặt hàng, thông thường doanh nghiệp sẽ phải đầu tư để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể thực hiện được điều này bằng cách thuê nước ngoài gia công nhằm tiết kiệm vốn đầu tư và tăng lợi nhuận. Hơn nữa doanh nghiệp có thể đảm bảo vững chắc lượng đầu ra sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ.

Thứ ba, bên đặt gia công có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của mình tại nước nhận gia công. Khi có quan hệ với nước nhận gia công trong hoạt động gia công có nghĩa là doanh nghiệp đặt gia công có điều kiện hiểu thêm về thị trường này. Nếu như nhu cầu tiêu dùng ngay tại nước này được đáp ứng bởi chính hàng hóa gia công thì doanh nghiệp sẽ tăng được thị phần tiêu thụ. Đây là một cơ hội tốt để tăng doanh thu và phát triển thương hiệu sản phẩm.

Thứ tư, tranh thủ tận dụng được những thị trường có mối quan hệ ưu đãi với Việt Nam: quá trình toàn cầu hóa đã hình thành và phát triển nhiều tổ chức liên kết kinh tế Nhà nước. Một trong những vai trò của liên kết kinh tế Nhà nước là giúp các nước tham gia loại bỏ bớt trở ngại ngăn sự phát triển của quá trình buôn bán quốc tế như: thuế quan, thủ tục nhập khẩu và các biện pháp hạn chế mậu dịch khác. Bên cạnh đó, các nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế như MFN (Most favoured

nation hay còn gọi là “Tối huệ quốc”), GSP (The Generalized Systems Preferential còn gọi là “Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập”), NT (National Treatment hay “Đối xử quốc gia”)… mà các nước đối xử với Việt Nam hiện nay dành cho chúng ta rất nhiều ưu đãi về thuế quan, thị trường… Do vậy, khi lấy Việt Nam làm thị trường gia công, các nước đặt gia công sẽ tận dụng được rất nhiều lợi ích để thâm nhập vào các thị trường khác.

4.2 Đối với bên nhận gia công

Thứ nhất, tăng thu nhập quốc dân đặc biệt là tăng nguồn thu ngoại tệ: trong bảng báo cáo “Mười mặt hàng xuất khẩu lớn trong giai đoạn 2006 - 2008” của Viện nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung Ương thì các mặt hàng như dệt may, da giày máy vi tính, sản phẩm điện tử (chứa hoạt động gia công phần mềm) là những mặt hàng có ưu thế trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta.

Bảng 1: Mười mặt hàng xuất khẩu lớn trong năm giai đoạn 2006 – 2008



STT


MẶT HÀNG

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Giá

trị

Tỷ

trọng

Giá

trị

Tỷ

trọng

Giá trị

% tăng giá trị so

với năm 2007

1

Dầu thô

8265

20.8

8488

17.5

10500

23.1

2

Hàng dệt may

5834

14.6

7750

16

9100

17.5

3

Giày dép

3592

9

3994

8.2

4700

17.6

4

Hàng hải sản

3358

8.4

3763

7.7

4600

21.2

5

Gạo

1276

3.2

1490

3.1

2900

94.8


6

Gỗ và các sản

phẩm gỗ


1933


4.9


2404


5


2829


19.6


7

Máy vi tính, các

sản phẩm điện tử


1708


4.3


2154


4.4


2638


21.1

8

Cà phê

1217

3.1

1911

3.9

2111

13.8

9

Cao su

1286

3.2

1393

2.9

1603

14.2

10

Than đá

915

2.3

1000

2.1

1388

36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 3

Nguồn: Tổng cục Hải quan và tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ

Vào năm 2009 mới đây, dệt may và da giày đạt kim ngạch 9,1 tỷ USD và 4,1 tỷ USD tiếp tục là những mặt hàng đi đầu của xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, 3 nhóm hàng này vẫn tồn tại chủ yếu ở dạng gia công (gia công hàng dệt may và da giày chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu phần mềm thì hầu như chỉ tồn tại ở phương thức gia công) do đó có thể thấy hoạt động gia công xuất khẩu đã tạo nên nguồn thu đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam. Qua bảng 1, ta thấy hàng dệt may có sức tăng trưởng mạnh nhất, nổi trội vào năm 2008 với con số 17,5% do đó hàng gia công dệt may nói riêng chiếm tỷ trọng khoảng 13,16% kim ngạch xuất khẩu của năm. Mức tăng của hàng gia dày có chậm hơn nhưng vẫn là một mặt hàng duy trì ở vị trí thứ 3 trong 3 năm liên tục. Riêng với mảng gia công phần mềm, Việt Nam đang được xếp hạng thứ 10 trong biểu đồ các quốc gia xuất khẩu phần mềm trên thế giới và đang cố gắng mục tiêu đạt doanh thu trên 800 triệu USD vào năm 2010 (Thanh Hà, 2007, “Công nghiệp phần mềm và mục tiêu 800 triệu USD”).

Thứ hai, thông qua hoạt động gia công xuất khẩu, hàng triệu việc làm được tạo ra cho người lao động: vào ngày 31/12/2009, Tổng cục Thống kê tổ chức công bố số liệu thống kê kinh tế- xã hội chủ yếu năm 2009 và kết quả điều tra mẫu trong tổng điều tra dân số, kết quả chỉ ra tính đến 0 giờ ngày 1.4.2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người. Việt Nam hiện đang ở trong thời kỳ dân số vàng, nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc chiếm 51,1% dân số, trong đó thành thị có 11,9 triệu người, nông thôn có 31,9 triệu người, lao động nữ chiếm 56,6% tổng lực lượng lao động (“Tốc độ tăng dân số chậm là thành công lớn của công tác dân số trong 10 năm qua”, 2009, www.nguoidaibieu.com.vn). Vì vậy, cần có chính sách tạo nên một lực lượng lao động vàng, có chất lượng đưa đất nước phát triển. Ba ngành trên tạo ra một khối lượng việc làm không nhỏ cho người lao động, trong đó ngành dệt may là nguồn thu hút lao động chính với khoảng 1,6 triệu công nhân, số nhân công nữ chiếm 80% lao động lĩnh vực này. Ngành da giày và phần mềm thì khiêm tốn hơn, với khoảng 0,6 triệu lao động hoạt động ở ngành da giày và 48.000 người trong ngành phần mềm (con số vào tháng 5/2009). Năm

2010, khi mà nền kinh tế thế giới đã có nhiều phục hồi thì Việt Nam đang mong muốn tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa cho người lao động, giảm bớt các vấn đề xã hội mà thất nghiệp gây ra.

Thứ ba, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước nhanh chóng thích ứng với đòi hỏi của thị trường thế giới, góp phần cải tiến các quy trình sản xuất trong nước theo kịp trình độ quốc tế: theo thống kê, phần lớn doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình thế giới 2-3 thế hệ. Có 76% máy móc, dây chuyền nhập khẩu là công nghệ đã lạc hậu; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải, bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức độ trung bình là 38% và mức độ lạc hậu là 52%. Đặc biệt là khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, chỉ chiếm 0,2% - 0,3% doanh thu so với mức 5% của Ấn Độ hay 10% của Hàn Quốc (Nguyễn Đức Thành, 2008). Tham gia vào hoạt động gia công quốc tế, chúng ta cần phải dần dần cải thiện hệ thống máy móc, trang thiết bị, quy trình sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu cuả đối tác, đồng thời lâu dài sẽ tự mình xuất đi những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có uy tín trên trường quốc tế.

Thứ tư, tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước tránh những biện pháp hạn chế nhập khẩu do các nước đề ra: khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình chính sách mậu dịch tự do hoặc chính sách bảo hộ mậu dịch. Sử dụng chính sách mậu dịch tự do đồng nghĩa với việc Nhà nước không can thiệp vào quá trình điều tiết ngoại thương mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa. Thực hiện chính sách mậu dịch tự do làm cho nền kinh tế dễ rơi vào hiện tượng khủng hoảng, phát triển mất ổn định, bị lệ thuộc vào tình hình chính trị bên ngoài; những nhà sản xuất kinh doanh trong nước phát triển chưa đủ mạnh thì dễ dàng bị phá sản trước sự tấn công của hàng hóa nước ngoài (Võ Thanh Thu, 2005). Chính bởi những nhược điểm này mà ngày nay trên thế giới ngay cả những nước có nền kinh tế mạnh nhất như Mỹ, Nhật đều không thực hiện chính sách này với tất cả các ngành hàng mà chỉ thực hiện sự tự do mậu dịch trong một số ngành

13

hàng đủ mạnh cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài và cũng chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định. Chính sách bảo hộ mậu dịch phổ biến với những biện pháp thuế và phi thuế như: thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật để hạn chế hàng nhập khẩu. Lấy ví dụ với thị trường Mỹ là quốc gia có hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý hàng nhập khẩu rất phức tạp, đặc biệt là cơ chế quản lý hàng dệt may, hàng nông sản thực phẩm. Hàng rào bảo hộ thị trường Mỹ hết sức tinh vi: Mỹ sử dụng luật chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên vật liệu để sản xuất nguồn hàng, các biện pháp khiến đối tác phải tự hạn chế xuất khẩu vào Mỹ, áp dụng đạo luật chống bán phá giá. Song, nếu chúng ta chỉ là bên gia công thì không cần phải chú ý nhiều tới những rào cản mà các quốc gia áp đặt tới nước xuất khẩu trực tiếp.

Thứ năm, khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài: mặc dù dệt may và da giày là những ngành mang lại nguồn thu lớn cho Việt Nam nhưng chúng ta mới chỉ xuất khẩu sản phẩm đi với tư cách gia công. Lý do chính nằm ở vấn đề thiếu nguyên liệu và các điều kiện sản xuất cơ sở hạ tầng non kém. Theo giới kinh doanh da giày, 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da giày là chất liệu da và giả da, đế, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhãn hiệu, gót... thì đến 70-80% là nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... Riêng đế giày, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung. Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị da giày xuất khẩu nói chung, cũng sử dụng đến 80% nguyên liệu nhập ngoại. Ngành công nghiệp da giày ở Việt Nam đang dựa chủ yếu vào các hợp đồng thầu phụ với các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Nike, Adidas, Reebok (Phan Anh, 2008, “Da giày vẫn vướng ở khâu nguyên phụ liệu”)… Việt Nam đang được các hãng này cung cấp mẫu mã, nguyên vật liệu và có khi cả máy móc. Trong lĩnh vực dệt may, tình trạng nhập khẩu nguyên vật liệu bông, sợi, vải, tơ tằm vào khoảng 70%. Việt Nam đang phải nhập khẩu nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc,

14

Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Hàng dệt may đa phần được làm theo các hợp đồng thầu phụ cho các hãng nước ngoài, trong đó các hãng này thường cung cấp nguyên liệu, mẫu mã trong khi Việt Nam đảm nhận các khâu cắt, ghép, đăng ten. Đôi khi các hãng này cung cấp cho chúng ta cả trang thiết bị. Bởi vậy, tuy giá trị gia tăng tạo ra cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng lao động và hàm lượng nhập khẩu trong sản phẩm cuối cùng lên tới 80% nhưng nhờ quá trình gia công xuất khẩu (GCXK), chúng ta phần nào học hỏi được kinh nghiệm sản xuất và tham gia vào quá trình thương mại quốc tế trong khi điều kiện trong nước chưa cho phép việc tự mình sản xuất các sản phẩm thương hiệu Việt Nam.

II. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ

Hiện nay, hoạt động gia công mang lại một nguồn thu đáng kể trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian về lâu về dài, chúng ta cần thu hẹp lại phạm vi của hoạt động gia công, tự mình khẳng định tên tuổi và thương hiệu riêng trên thị trường thế giới. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những nước vừa thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư chọn làm thị trường gia công lại vừa tự xuất khẩu được khối lượng lớn những mặt hàng của chính quốc gia mình là một điều quan trọng. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia như thế. Khóa luận sẽ tập trung trên 3 mặt hàng chính cũng là những mặt hàng gia công có thế mạnh của Việt Nam, gồm có: dệt may, da giày và phần mềm.

1. Hàng dệt may

1.1 Dệt may Trung Quốc

Trung Quốc hiện là cường quốc dệt may lớn nhất trên thế giới, xuất khẩu luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ ngoại thương Trung Quốc, năm 2009 trong tổng 1201,7 tỷ USD xuất khẩu, xuất khẩu dệt may chiếm 163 tỷ USD, tương đương 13,6%. Xuất khẩu hàng dệt và may của Trung Quốc tăng vọt từ 2,3 tỷ USD từ năm 1978 lên 61,86 tỷ USD năm 2002, đặc biệt từ 2002 sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì sự phát triển của dệt may nước này không thể cản nổi. Sau khi hiệp định về hàng dệt may ATC (Agreement on Textile and Clothing) chấm dứt từ 1/1/2005 xuất khẩu Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh hơn bao giờ hết (Nguyễn Hoàng, 2009).

15

Công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất của Trung Quốc, chiếm vị trí chi phối trên thị trường hàng dệt may toàn cầu. Với khoảng 100.000 doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng dệt may, Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước có quy mô dệt may lớn nhất thế giới, có mạng lưới sản xuất nguyên liệu thô, có mạng lưới sản xuất nguyên liệu cho ngành may cũng như mạng lưới marketing lớn và rộng khắp thế giới.

Thế mạnh nổi bật của Trung Quốc là chủ động về nguồn nguyên liệu, Trung Quốc có thể sản xuất khối lượng bông lớn và khối lượng sợi được sản xuất trung bình hàng năm là 24 triệu tấn, chiếm 1/3 sản lượng thế giới, các nhà máy của Trung Quốc có thể đáp ứng những đơn hàng với khối lượng lớn và trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Với nguồn nguyên liệu dồi dào Trung Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu phần lớn nguyên liệu dệt may trong nước mà còn trở thành quốc gia cung ứng nguyên liệu lớn cho công nghiệp dệt may thế giới.

Lực lượng lao động Trung Quốc rất dồi dào trong ngành dệt may, đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi, lực lượng lao động chính quy và có khả năng tận dụng trang thiết bị, máy móc tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao. Vì vậy Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh vượt trội về chi phí sản xuất.

Một số bài học của Trung Quốc để phát triển ngành dệt may:

- Lựa chọn đúng chiến lược phát triển cho thị trường: bài học thành công của Trung Quốc và Ấn Độ đều cho thấy họ xác định xuất khẩu hàng dệt may là một trong những định hướng tập trung của chiến lược xuất khẩu hàng hóa vì phù hợp với trình độ phát triển của một nước đang phát triển. Do định hướng chiến lược đúng đắn, Trung Quốc ngày càng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng dệt may. Trong marketing và phân phối sản phẩm, các nhà kinh doanh Trung Quốc nổi tiếng là những nhà phân phối tốt có khả năng đáp ứng bất cứ yêu cầu nào của khách hàng từ những lô hàng lớn đến những lô hàng nhỏ với yêu cầu cá biệt trong thời gian ngắn do họ nắm bắt và biết được khách hàng muốn gì ở sản phẩm của mình.

- Hỗ trợ của Chính phủ: tận dụng những ưu thế sẵn có, nắm bắt những cơ hội sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc đã và đang xây dựng những nhà

16

máy dệt có quy mô lớn để tăng cường năng lực sản xuất cho ngành dệt may nước này. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng tiến hành nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước này như: khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và có nhãn hiệu riêng, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua các biện pháp xúc tiến thương mại và tăng tính cạnh tranh; các cơ quan của chính phủ Trung Quốc thường xuyên thông báo các tin tức về việc phát triển đầu tư trong ngành công nghiệp dệt may, đưa ra những cảnh báo về mức độ rủi ro đối với các doanh nghiệp, tránh đầu tư quá mức và lặp lại nhiều lần trong lĩnh vực này.

- Đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã: Trung Quốc có đội ngũ các nhà thiết kế thời trang khá chuyên nghiệp, đồng thời cũng có những trung tâm thời trang phát triển như ở Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc Kinh luôn cung cấp những mẫu thời trang mới nhất cho các nhà thiết kế nhằm biến những ý tưởng, những thị hiếu của khách hàng thành hiện thực.

1.2 Dệt may Ấn Độ

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, Ấn Độ là nước hưởng lợi thứ hai sau Trung Quốc khi hạn ngạch được xóa bỏ theo ATC. Tuy nhiên bước đột phá diễn ra sau khi chính phủ Ấn Độ đẩy mạnh quá trình cải cách và các nhà sản xuất trong nước tăng cường nâng cao sức cạnh tranh cho mình. Thời điểm WTO gỡ bỏ hạn ngạch mở ra nhiều vận hội mới cho ngành dệt may Ấn Độ, Ấn Độ đã đưa ra nhiều chiến lược như kết hợp nông nghiệp với dệt may, đảm bảo nguồn cung bông cho sản xuất chỉ và công nghiệp dệt đầy đủ, tránh tình trạng bông dao động mà ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm dệt may. Trong giai đoạn 2000-2009, Ấn Độ đầu tư gần 1,2 tỷ USD hiện đại hóa những nhà máy do bị xuống cấp, 2 tỷ khác cũng được rót vào mua máy móc hiện đại, phục vụ cho dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng, nhằm đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay 70% nhà xưởng của Ấn Độ hiện đại hơn các cơ sở sản xuất của Trung Quốc hay Parkistan. Các doanh nghiệp may mặc Ấn Độ hiện đang có nhiều lợi thế trong cuộc chiến cạnh tranh dành thị phần: chi phí lao động thấp, giàu nguồn nguyên liệu thô… Ấn Độ là nước sản xuất bông lớn thứ ba thế giới, ngành dệt trong nước có sức cạnh tranh, đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp (Nguyễn Hoàng, 2009).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022