1USD = 100 JPY. Tuy nhiên dự đoán trong đầu năm 2009, việc các gói cứu trợ được chính phủ các nước tung ra nhằm giải cứu thị trường, và NHTƯ các nước bơm thêm tiền vào nền kinh tế có thể sẽ đẩy các đồng tiền như USD, EUR tiếp tục đà trượt giá trong quý I trước khi có sự phục hồi và tăng giá trở lại vào cuối quý II, quý III, và quý IV năm 2009.
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
1. Giải pháp từ phía Nhà nước
1.1. Giải pháp đối phó với biến động giá cả hàng hóa quốc tế
Trong điều kiện nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến thị trường xuất nhập khẩu. Với sự biến động giá cả hàng hóa quốc tế khó dự đoán hiện nay, Nhà nước cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, cần theo dõi chặt chẽ và nâng cao chất lượng của các dự báo thường xuyên về sự biến động giá cả mặt hàng có độ nhạy cảm cao với giá cả hàng hóa quốc tế để có sự điều chỉnh hợp lý.
Trong bối cảnh hiện nay, công tác dự báo những biến động về giá cả quốc tế các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu và tác động tiêu cực cũng như tích cực của nó tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, công tác dự báo của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế và phụ thuộc nhiều vào dự báo của quốc tế, lấy dữ liệu của Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, IMF, ADB nên việc dự báo còn nhiều bị động và thiếu tính kịp thời. Do đó, trong thời gian tới, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực tự dự báo của các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc dự báo tốt sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao hiệu quả điều
hành thực tiễn. Bên cạnh đó sẽ giúp doanh nghiệp có những bước điều chỉnh kịp thời trong việc sử dụng nguyên liệu thay thế hoặc thực thi những giải pháp khác nhằm hạn chế và đối phó với những hạn chế khi có biến động bất lợi xảy ra và nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng những thuận lợi để kiến tạo lợi nhuận. Còn việc bám sát thực tiễn điều hành của Nhà nước sẽ giúp công tác dự báo thêm cơ sở tin cậy và mềm dẻo, chính xác hơn.
Nhà nước cần chú trọng đến việc theo dõi những biến động về giá các mặt hàng trên thị trường thế giới, nguyên nhân của những biến động, dự báo về mức tăng giá hay giảm giá kịp thời cho các doanh nghiệp để có những điều chỉnh về giá. Do giá cả các mặt hàng như xăng dầu, vàng, lương thực, thép… biến động từng ngày nên cần thực hiện hoạt động dự báo liên tục và kịp thời thông báo ngay cho các Bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp về các biến động này để Nhà nước và các doanh nghiệp có quyết định xử lý kịp thời về mức giỏ bán.
Thứ hai, Nhà nước cần có một chính sách thuế phù hợp và linh hoạt đối với các mặt hàng thường xuyên có dao động lớn về giá cả và phụ thuộc lớn vào giá cả thế giới như xăng dầu, vàng, thép, lương thực…
Có thể bạn quan tâm!
- Diễn Biến Lượng Nhập Khẩu Thép Năm 2007 Và 10 Tháng Đầu Năm 2008
- Sản Lượng Xuất Khẩu Dầu Thô Của Việt Nam Năm 2008
- Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính – Tín Dụng Ở Mỹ Và Châu Âu
- Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam - 11
- Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Chính sách thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước để hướng dẫn và điều tiết cơ cấu sản xuất, phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, thuế hàng hoá xuất nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến sự hình thành và vận động của giá cả thị trường.
Đối với mặt hàng xăng dầu, vàng, thép, cũng như các mặt hàng nhập khẩu chịu sức ép của giá cả thế giới, Nhà nước cần chú ý đề ra mức thuế phải tương đối ổn định để doanh nghiệp chủ động các phương án kinh doanh cũng như có các phương án đối phó thích hợp khi có biến động giá bất lợi. Trong trường hợp cần thiết khi giá cả thế giới tăng lên quá cao hoặc giảm quá thấp thì mới điều chỉnh, song cần phải công khai chính sách thuế tăng giảm thế
nào, mức tăng, giảm bao nhiều %, để doanh nghiệp biết và có biện pháp phản ứng kịp thời.
Trường hợp nếu giá tăng quá mức thì thuế của Nhà nước sẽ giảm xuống bằng 0% và doanh nghiệp phải chịu lỗ mà không được tăng giá quá mức vì nền kinh tế sẽ không chịu được. Còn nếu giá tụt xuống thấp thì sẽ nâng thuế lên để đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước cần ban hành biểu thuế cụ thể, tương ứng với các mức biến động giá. Chỉ như vậy, với khung thuế mới của giá cả các mặt hàng, các doanh nghiệp kinh doanh sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá trong nước cho phù hợp. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro so với trước do khó ước tính được giá nhập khẩu vì không dự báo được mức thuế Nhà nước đưa ra.
Thứ ba, cần có các chính sách về quỹ bình ổn giá cả.
Bên cạnh chính sách về thuế, Nhà nước cần phải có một quỹ bình ổn giá phù hợp với điều kiện hội nhập cũng như tình hình biến động của giá cả các mặt hàng trên thị trường thế giới. Việc bù lỗ cho mặt hàng biến động giá cao (như giá xăng dầu nhập khẩu), mặc dù góp phần ổn định mức giá ở thị trường trong nước, song không thể tiếp tục bù lỗ bằng ngân sách. Điểm cốt lõi của quỹ bình ổn giá trong nước chính là việc cho phép doanh nghiệp trích lập phần lợi nhuận khi giá thế giới xuống thấp nhằm có điều kiện để bù lại phần lỗ khi giá lên cao để ổn định giá trong nước trong một thời gian nhất định.
Về nguyên lý, quỹ càng lớn thì thời gian bình ổn càng dài. Quỹ bình ổn giá sẽ được sử dụng để giảm tần suất và biên độ điều chỉnh giá so với biến động thực tế của giá thế giới diễn ra hàng ngày. Khi điều hành theo nguyên lý này, sẽ không xảy ra việc tích tụ trong thời gian dài rồi điều chỉnh giá đột biến như đã diễn ra. Khi ổn định giá bán trong một quý, người tiêu dùng sẽ phải chịu giá cao hơn so với giá thế giới cùng thời điểm vì phải cộng vào giá bán khoản dự phòng lớn hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ được hưởng đúng mức giá bình quân của thế giới tính trên chu kỳ 1 năm. Suy cho cùng, khi đã
tuân thủ cơ chế thị trường thì giá cả các mặt hàng của Việt Nam phải bám sát giá thế giới, Nhà nước không bù lỗ và doanh nghiệp phải đảm bảo lợi nhuận tích luỹ cho đầu tư phát triển.
Nhưng khó khăn lớn nhất khi phương án lập quỹ bình ổn giá được phê duyệt và áp dụng sẽ là lượng quỹ ban đầu là không có. Bởi vậy, Nhà nước cần cho phép tạo cơ chế cho doanh nghiệp tạm vay quỹ là một hướng rất tốt để doanh nghiệp có thể thực thi phương án này có hiệu quả, nhất là giai đoạn giá cả thế giới còn biến động phức tạp như hiện nay.
Cuối cùng, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc giá cả hàng hóa biến động để đầu cơ, tích trữ hay tình trạng buôn lậu qua biên giới.
Các Bộ ngành, cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các hiện tượng lợi dụng tình hình giá cả để đầu cơ găm hàng trục lợi; giám sát chất luợng bảo đảm cân đo đúng số lượng, bán đúng chủng loại và giá quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý việc buôn lậu qua biên giới. Tình trạng buôn lậu qua biên giới trước đây là do chênh lệch giá quá lớn giữa giá trong nước với các nước trong khu vực, khi giá cả các mặt hàng (đặc biệt là xăng dầu) nước ta luôn thấp hơn nhiều các nước cùng biên giới. Tuy nhiên, khi giá cả được quản lý theo cơ chế thị trường, dần dần mức giá trong nước sẽ có xu hướng tiến gần đến mặt bằng chung của giá thế giới. Khi đó, chênh lệch giá không còn hoặc không đáng kể thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng buôn lậu. Thêm vào đó nhà nước cần tăng cường kiểm soát và ban hành các quy định, có chế tài xử phạt thật nặng các hành vi vi phạm.
1.2. Giải pháp đối phó với biến động trên thị trường tài chính tiền
tệ
Thứ nhất, cần lành mạnh hóa hệ thống tài chính tiền tệ và tăng cường
tính độc lập cho NHNN.
Theo đánh giá của IMF cũng như các chuyên gia kinh tế thì hiện nay NHNN Việt Nam vẫn không đủ thẩm quyền và công cụ chính sách, đồng thời cấu trúc quản lý lại bất cập để có thể vận hành như một NHTƯ thực thụ. Chính phủ quyết định chính sách trên thị trường tài chính tiền tệ (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách. Chính vì vậy, Chính phủ cần có kế hoạch tổ chức lại NHNN theo hướng tăng cường tính độc lập, đặc biệt là độc lập về tính mục tiêu và công cụ và khả năng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế thị trường hiện đại. Chính phủ cần trao cho NHNN quyền được chủ động điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của NHNN trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền tệ, giám sát các hoạt động tín dụng. NHNN phải nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Tăng cường năng lực của NHNN về tổ chức, thể chế, và cán bộ, phát triển ngân hàng hiện đại với trình độ công nghệ cao.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu những tác động trực tiếp từ diễn biến của nền kinh tế thế giới thì yêu cầu nâng cao tính độc lập của NHNN là rất bức thiết, nhằm kiềm chế lạm phát, duy trì và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn.
Thứ hai, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường (không đưa các giải pháp sốc).
Nhà nước cần phối hợp chính sách tiền tệ và ngân sách để giảm tốc độ tăng trưởng của tổng cầu và hạ nhiệt nền kinh tế. NHNN cần có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các NHTM rà soát lại các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, đầu tư đa ngành...). NHNN cần tăng cường hơn nữa kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản, có biện pháp chấn chỉnh, khắc
phục kịp thời, hiệu quả những sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng ngân hàng; thực hiện việc đánh giá, xác định thực trạng nợ xấu, mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng để có phương án chủ động khắc phục, bảo đảm an toàn hệ thống. Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện quy chế mua bán nợ và thiết lập tổ chức mua bán, xử lý nợ khó đòi cho hệ thống ngân hàng thương mại; sớm xây dựng trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản những ngân hàng gặp vấn đề để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trương về cơ cấu lại đối với những ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm lành mạnh, an toàn của hệ thống.
NHNN và các NHTM cần sử dụng hiệu quả các công cụ tiền tệ với việc điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như: tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng… Trước mắt nên hạ lãi suất một cách phù hợp theo tín hiệu thị trường. Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, bảo đảm các khoản nợ này ở mức an toàn. Rà soát và kiểm tra chặt chẽ các khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Bên cạnh đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, cần đổi mới quản trị nội bộ ngân hàng nhằm lành mạnh hóa hệ thống này, tránh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Thứ ba, NHNN cần duy trì một cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước, thi hành một số chính sách có lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Sự điều chỉnh và áp dụng một tỷ giá linh hoạt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong xu thế các đồng tiền ngoại tệ mạnh USD và Euro được dùng làm đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng xuất, nhập khẩu đang có sự biến động lớn trên thị trường thế giới. Một tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều tiết của nhà nước có ưu điểm là tỷ giá gắn liền với quan hệ cung cầu trên thị trường trong khi nhà nước vẫn quản lý được mức độ biến động của tỷ giá. NHNN phải luôn chủ động trong việc theo dõi tỷ giá, can thiệp vào tỷ giá trên thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp khi tình hình biến động tỷ giá bất lợi.
NHNN cần chỉ đạo các NHTM tiếp tục có cơ chế ưu tiên mua ngoại tệ có nguồn gốc xuất khẩu theo tỷ giá quy định cho các doanh nghiệp như hiện nay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có tiền VND để thu mua nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ khi đổi ngoại tệ thu từ xuất khẩu ra tiền VND để trang trải chi phí và tái đầu tư, đồng thời tránh tình trạng doanh nghiệp buộc phải mua ép nguyên liệu gây ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của doanh nghiệp. Sự hậu thuẫn của các ngân hàng sẽ giúp hạn chế hiện tượng doanh nghiệp phải bán giá các đồng ngoại tệ thanh toán theo thỏa thuận thấp hơn biên độ giao dịch, gây thiệt hại cho xuất khẩu.
Thêm vào đó, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các NHTM cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, tránh hiện tượng do khan hiếm đồng VND nên các NHTM đa hạn chế cho vay và nâng cao lãi suất như thời gian qua. Sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nếu như các NHTM nghiên cứu và tăng hạn mức cho vay vốn để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp lâm vào khó khăn và thiếu vốn. Để tránh tình trạng doanh nghiệp ỷ lại vào việc gia hạn nợ, dễ phát sinh nợ quá hạn, làm cho nợ xấu tăng lên, các NHTM cần áp dụng gia hạn nợ đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể, có chọn lọc và chỉ nên áp dụng giải pháp này trong một thời gian ngắn.
Thứ tư, cần phát triển thị trường thứ cấp.
Nhà nước cần hoàn thiện thể chế và tăng cường quản lý để phát triển lành mạnh TTCK; tăng cường việc công khai minh bạch các hoạt động chứng khoán; quy định rõ phạm vi hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài; kiểm soát chặt việc cho vay kinh doanh chứng khoán và lập mới công ty chứng khoán. Chỉ đạo, rà soát để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; kiên quyết không cho thành lập, hoạt động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh. Các doanh nghiệp
niêm yết phải được tổ chức có chuyên môn định giá giá trị doanh nghiệp từ đó sẽ xác định được giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó và phải được thông tin rộng rãi tới các nhà đầu tư.
Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng thích hợp, bao gồm hệ thống ngân hàng và các thể chế tài chính phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và bảo lãnh đầu tư,… nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong xã hội, mở rộng nguồn vốn dài hạn và trung hạn. Phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tê. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này đặc biệt là các công cụ, các giao dịch phòng tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Thứ sáu, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng đô la hóa.
Hiện tượng đồng tiền USD được coi trọng quá mức trong các giao dịch không chính thức ở Việt Nam làm cho giá trị đồng tiền USD không đúng với xu thế biến động giá trị thật của nó. Nguy hiểm hơn là tình trạng „„ngầm hóa‟‟ các giao dịch kinh tế và các loại phí giao nhận vận chuyền quốc tế bị quy đổi sang dùng đồng USD. Các chủ thể tham gia giao dịch trong quan hệ kinh tế bị kéo theo kiểu yết giá và đòi thanh toán bằng đồng USD theo tỷ giá chợ đen, Nhà nước không kiểm soát được tình hình, ngân hàng thiếu USD cung ứng cho doanh nghiệp đều là hậu quả của việc đầu cơ và tạo tâm lý không tốt trên thị trường. Do đó, việc khắc phục tình trạng đôla hóa là điều cần thiết. Muốn vậy, Việt Nam cần phải giảm vai trò của đồng đôla và tăng cường vai trò của đồng nội tệ. Để làm được điều này, Việt Nam cần phải xây dựng một thị trường tài chính lành mạnh và kiểm soát rủi ro tốt để hấp thụ các cú sốc ngoại lai. Ngoài ra, các cam kết về ổn định giá cả của chính phủ cũng hết sức quan trọng. Chính phủ cũng nên thực hiện các biện pháp tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái để khắc phục tình trạng đôla hóa. Bên cạnh đó, việc cải cách thể chế