nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thì tổng doanh thu tăng gần 7 lần từ năm 1995 là 1410 tỷ đồng đến năm 2006 là 9546 tỷ đồng. Lợi nhuận xuất khẩu cũng tăng lên thể hiện qua bảng 14.
Qua bảng số liệu này ta thấy lợi nhuận xuất khẩu than tăng dần qua các năm, trở thành thế mạnh xuất khẩu của đất nước. Nó góp phần tăng thu ngoại tệ và phát huy lợi thế so sánh của đất nước.
Hiệu quả về mặt xã hội khi kim ngạch xuất khẩu than ngày càng tăng thể hiện rất rõ qua việc Tập đoàn đã sử dụng một lực lượng lao động rất lớn, đặc biệt đã giải quyết một số lượng việc làm lớn cho công nhân vùng mỏ. Bên cạnh đó, mức lương trả cho người lao động ngày càng đảm bảo cho cuộc sống của họ. Nếu như năm 1995 mức lương của cán bộ công nhân viên vùng mỏ chỉ là 667.000 đồng/người/ tháng thì đến năm 2006 đã là 3,8 triệu đồng/tháng. Trong những năm qua thông qua hoạt động xuất khẩu than ngày càng được tăng cường đã giúp cho việc phát triển các ngành kinh doanh khác, ngày càng đem lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước.
1.7 Xúc tiến thương mại trong hoạt động bán hàng
Trong hoạt động xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến đóng một vai trò quan trọng, giúp sản phẩm được mở rộng, khuyếch trương để khách hàng biết đến trên các thị trường. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động khuyếch trương sang các thị trường khác nhau, Tập đoàn thường có quan hệ với các cơ quan hợp tác chính phủ các nước mà than Việt Nam được xuất khẩu như: Tổ chức thăm dò than vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình hợp tác với cơ quan phát triển tổng hợp kỹ thuật năng lượng mới (NEDO), nghiên cứu chung về công tác khai thác than với trung tâm năng lượng Nhật Bản (JCOAL). Ngoài ra TKV còn có quan hệ với các tập đoàn kinh tế lớn của các nước như tập đoàn Sumitomo, Nippon Steel, Nihon Cemen, Itochu, Nittetsusoji (Nhật Bản), Đại Hàn Coal, Samsung (Hàn Quốc). TKV thường áp dụng các biện pháp bán hàng trực tiếp, tham gia hội chợ triển lãm, phát hành tạp
chí để quảng bá cho sản phẩm của mình. Đối với hình thức bán hàng trực tiếp, Tập đoàn thường tìm thông tin trên các mạng rồi tìm đến các khách hàng có tiềm năng, có nhu cầu sử dụng than lớn để chào hàng các loại than mà Tập đoàn có khả năng đáp ứng. Hơn nữa, các lãnh đạo của Tập đoàn còn trực tiếp đi cùng các đoàn doanh nghiệp Việt Nam theo các đoàn lãnh đạo của Chính phủ sang thị trường các nước để tìm kiếm và mở rộng cơ hội làm ăn của ngành than trên thị trường đó. Chính nhờ các chuyến đi này mà Tập đoàn có thể ký được các hợp đồng quan trọng với khách hàng mới. Bên cạnh tham gia các hội chợ trong nước, Tập đoàn còn tham gia các hội chợ thương mại quốc tế bởi đây là những cơ hội tốt cho Tập đoàn trong việc quảng bá sản phẩm của mình tới các bạn hàng trên thế giới. Mặc dù hoạt động này còn chưa nhiều song việc tham gia vào các hội chợ này cũng đem lại những hiệu quả nhất định cho Tập đoàn. Ngoài hình thức bán hàng trực tiếp, tham dự hội chợ triển lãm quốc tế, tập đoàn còn phát hành tạp chí đặc biệt để giới thiệu về Tập đoàn và các công ty của mình, giới thiệu các thành tựu đã đạt được của mình. Đây được coi là hình thức quảng cáo hiệu quả và trong thời gian tới Tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng.
Tất cả những thành tựu mà Tập đoàn đã đạt được ở trên đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than trong thời gian qua. Tập đoàn làm được như vậy là do ngành than đã không ngừng đổi mới công nghệ, nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình khai thác, sàng tuyển, vận chuyển than. Trong những năm qua Tập đoàn đã có nhiều sáng kiến, cải tiến phục vụ cho công việc gia công chế tạo, phục hồi phụ tùng, sửa chữa các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn đầu tư sắm mới các loại máy móc chuyên dùng, đa năng hiện đại phục vụ cho việc khai thác than, phát huy phong trào sáng kiến kỹ thuật, hàng năm giá trị làm lợi của các cải tiến kỹ thuật là gần 1 tỷ đồng.
2. Hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những gì đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế trong quá trình xuất khẩu than. Chúng ta sẽ xem xét những hạn chế đó trên các khía cạnh: giá cả, phương thức xuất khẩu, đảm bảo an toàn cho người lao động:
2.1 Về chất lượng than xuất khẩu
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Ngành Công Nghiệp Than Của Một Số Nước
- Thị Trường Xuất Khẩu Than Qua Các Năm 2000 – 2006
- Sản Lượng Kim Ngạch Xuất Khẩu Trung Bình Từ Năm 2000 – 2006
- Xu Hướng Thị Trường Than Thế Giới Trong Thời Gian Tới
- Một Số Giải Pháp Cụ Thể Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Than Của Tkv Trong Thời Gian Tới
- Bảo Vệ Tốt Môi Trường, Đảm Bảo Hiệu Quả Khai Thác Than
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Tuy than Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và được đánh giá là có chất lượng tốt (độ tro, độ ẩm, chất bốc, lưu huỳnh, cácbon cố định, nhiệt năng cỡ hạt nhân của than đều đáp ứng các tiêu chuẩn của các nước đề ra) nhưng vẫn còn một vấn đề tồn tại đó là chất lượng than chưa được đảm bảo trong những trường hợp giao hàng với khối lượng lớn. Nguyên nhân là chưa có sự tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của quy trình ngay từ đầu, trong quá trình sản xuất, vận chuyển than từ mỏ ra cảng còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố va đập, mưa làm tăng độ ẩm của than, ảnh hưởng đến chất lượng than xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng đến cả giá cả xuất khẩu than của Tập đoàn.
2.2 Về giá than xuất khẩu
Giá than xuất khẩu của Tập đoàn chủ yếu là theo giá FOB, điều này thực sự chưa đem lại hiệu quả cho Tập đoàn, chưa tận dụng được ưu thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giá than xuất khẩu cao. Hiện nay so với giá xuất khẩu các loại than cùng loại của các nước khác trên thế giới thì giá than của Việt Nam tương đối cao, gây khó khăn cho xuất khẩu than của Tập đoàn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mặt khác, giá xuất khẩu cao hơn nhiều so với giá thành và giá than nội địa gây tiêu cực trong buôn bán và xuất khẩu than, đồng thời góp phần làm cho việc sử dụng than lãng phí, gây suy thoái môi trường, gây thiệt hại cho các ngành kinh tế.
2.3 Về phương thức xuất khẩu
Đây cũng là một nhân tố khiến cho giá than xuất khẩu cao. Trong điều kiện mà Tập đoàn chưa mở được các chi nhánh, văn phòng đại diện của mình tại thị
trường nên phần lớn việc xuất khẩu than đều phải qua trung gian. Điều này khiến cho ngành than phải dựa vào đối tác nước ngoài, dẫn đến tình trạng thụ động trong kinh doanh. Tập đoàn không thể liên lạc trực tiếp với khách hàng của mình khiến thông tin giữa hai bên không được điều chỉnh thường xuyên để cập nhật kịp thời.
2.4 Về mặt đảm bảo an toàn cho người lao động
Yếu tố con người trong khai thác, sản xuất và xuất khẩu than cũng quan trọng không kém máy móc thiết bị hiện đại. Trong những năm gần đây, Tập đoàn đã có những bước phát triển mạnh cả về sản lượng khai thác, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu than. Tuy nhiên, song hành với tăng sản lượng than thì số vụ tai nạn lao động trong các đơn vị khai thác than thuộc Tập đoàn cũng không ngừng tăng lên. Chỉ tính riêng năm 2006, các đơn vị thuộc Tập đoàn đã để xảy ra 22 vụ tai nạn lao động làm chết gần 50 người. Nhìn chung các đơn vị đã thực hiện tương đối đủ các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong khai thác than nhưng chất lượng thực hiện chưa cao thể hiện:
- Việc biên soạn quy trình của hầu hết các đơn vị còn sơ sài, chưa sát với công nghệ và thiết bị của đơn vị, chưa phân định rõ ràng từng quy trình.
- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp từ lò trưởng, quản đốc phân xưởng, giám sát viên an toàn còn yếu, chưa đáp ứng được công tác điều hành sản xuất và giám sát an toàn.
- Công tác huấn luyện chưa hiệu quả, người lao động chưa hiểu rõ để thực hiện đúng quy trình, quy phạm, thiếu nhiều lao động có kinh nghiệm trong khai thác hầm lò.
- Công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp còn nhiều thiếu sót, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định chiếu mẫu về nổ mìn.
* * *
Như vậy, chương 2 này đã phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu than
của Tập đoàn được nghiên cứu trong bối cảnh thị trường than thế giới đang có nhu cầu lớn đối với than Việt Nam và mặt hàng than lại ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, những số liệu và phân tích cụ thể về kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, giá cả xuất khẩu và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu than cùng với những thành công và hạn chế trong xuất khẩu than của Tập đoàn đã thể hiện một cách sinh động hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn thời gian gần đây.
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV
1. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam
Chúng ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhứng thay đổi to lớn về cả chính trị và kinh tế. Hoà bình, ổn định và hợp tác để cùng phát triển là đòi hỏi của mọi quốc gia, mọi dân tộc trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu, nó như một dòng chảy mạnh dần lên mà người ta chỉ có cách lựa chọn là hoà nhập vào nó.
Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng khách quan đó. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước mà một trong những hướng quan trọng là mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quan điểm này đã được khẳng định trong tất cả các văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X của Trung Ương Đảng: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2020. Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp địng thương mại tự do song phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ
hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)3”. Quan điểm mở rộng quan hệ kinh tế thương mại là quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với tất cả các nước có trình độ phát triển và thể chế chính trị khác nhau trên thế giới. Kể từ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, thiết lập quan hệ buôn bán với hơn 150 nước trong khu vực và trên thế giới, có gần 10.000 doanh nghiệp của nước ta tham gia xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có trên 45 tổ chức tài trợ chính thức đã thực hiện viện trợ cho Việt Nam. Việt Nam đã bình thường hoá và phát triển quan hệ với các thể chế tài chính tiền tệ quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức phát triển kinh tế khác trong hệ thống Liên hiệp quốc. Trong thời gian qua, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập thông qua việc tham gia vào các tổ chức và thể chế hợp tác kinh tế - thương mại khu vực và thế giới như ASEAN, AFEC, ASEM và WTO vào cuối năm 2006. Và việc ký kết được Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vào 13/7/2000, chính thức có hiệu lực vào 11/12/2001 được đánh giá là bước đi lịch sử trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia, không những tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn mở cửa nền kinh tế Việt Nam với thế giới và giúp Việt Nam hội nhập hơn vào cộng đồng quốc tế.
Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nhưng đồng thời phải đối mặt đối mặt với những thách thức. Những cơ hội mà Việt Nam có được khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là:
- Việt Nam có được những cơ hội trong việc tiếp nhận vốn, công nghệ. Nhưng nếu nước ta không tạo ra được một môi trường đầu tư có khả năng sinh lời
3 Văn kiện Đại hội đại bểu toàn quốc lần thứ X, Đảng CS Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, trang 114
hấp dẫn và bền vững thì các dòng vốn và công nghệ mới sẽ không vào ra hoặc nếu có thì sau một thời gian khó khăn sẽ tự động với rút. Cùng việc thu hút đầu tư nước ngoài là việc tiếp nhận công nghệ mới, điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế.
- Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường của mình ra thế giới. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì sau khoảng 5 – 10 năm tới, thị trường hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam sẽ được khai thông với hơn 150 nước thành viên WTO. Khi Việt Nam hội nhập thì Việt Nam sẽ khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử, tạo được thế và lực trong thương mại quốc tế, được hưởng những ưu đãi thương mại, mở đường cho thương mại phát triển.
- Hội nhập kinh tế thương mại còn giúp Việt Nam cơ cấu lại sản xuất trong nước theo hướng có hiệu quả hơn. Hội nhập đồng nghĩa với việc tham gia sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường nội địa, buộc các ngành sản xuất phải cơ cấu lại theo hướng phù hợp nhất với xu hướng của thị trường thế giới, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sản xuất những sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận. Tự do thương mại cũng tạo điều kiện cho các ngành sản xuất có cơ hội lựa chọn nhiều loại nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phù hợp với quá trình sản xuất của mình. Và cuối cùng đó là người tiêu dùng trong nước sẽ có lợi hơn do có nhiều sự lựa chọn đối với hàng hoá trên thị trường nội địa.
Đứng trước tiến trình hội nhập tất yếu này Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có nhiều thuận lợi, cơ hội phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Thuận lợi là cùng với hội nhập, thuế xuất khẩu than của Việt Nam sang các thị trường thế giới cũng sẽ giảm, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu than của Việt Nam sang nhiều thị trường trên thế giới. Nhưng đồng thời với việc hàng hoá Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường khác thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường của mình cho các nước khác thâm nhập. Như vậy có thể tận dụng được những thuận lợi và vượt qua khó khăn do quá trình
.....