Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Lưu Trú Du Lịch


Theo quy định của pháp luật du lịch hiện hành thì kinh doanh du lịch là “Kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề sau: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác”.23 Như vậy, có thể hiểu kinh doanh lưu trú du lịch là một loại hình của kinh doanh dịch vụ du lịch, tiến hành các hoạt động kinh doanh liên quan đến tổ chức dịch vụ cung cấp tiện nghi cho việc đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan và hướng dẫn cho khách du lịch nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ du lịch khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.

Trước đây kinh doanh lưu trú chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ

nhằm bảo đảm chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền, nhưng với những đòi hỏi thỏa mãn nhiều nhu cầu ở mức cao hơn của khách du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch dần tổ chức kinh doanh thêm những dịch vụ ăn uống nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách. Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch cũng phát triển mạnh mẽ dẫn đến việc cạnh tranh giữa các

cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và

nhất là những khách có khả năng chi trả cao đã làm tăng tính đa dạng trong hoạt động của ngành. Ngoài hai dịch vụ lưu trú và ăn uống là những nhu cầu thiết yếu, kinh doanh lưu trú du lịch còn bổ sung thêm dịch vụ như giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, giặt ủi, tổ chức tiệc, cho thuê phương tiện…

Hiện nay có thể nói, kinh doanh lưu trú du lịch là tổng hợp của kinh doanh các cơ sở lưu trú và các dịch vụ kèm theo. Trong đó các dịch vụ được thực hiện tại các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: Khách sạn, Làng du lịch, Biệt thự du lịch, Căn hộ du lịch, Bãi cắm trại du lịch, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác nhằm

phục vụ cho khách du lịch. Kinh doanh lưu trú du lịch là một hoạt động


23 Điều 38 Luật Du lịch 2005.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


kinh doanh trong kinh doanh du lịch và kinh doanh lưu trú du lịch chỉ tập

Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch - 4

trung kinh doanh các cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các dịch vụ khác cho khách lưu trú.

Ở góc độ

này có thể

đánh giá, kinh doanh lưu trú du lịch có những

điểm khác biệt nếu so sánh các dịch vụ khác như kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Cụ thể là:

­ Đối với kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội

địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trong đó: Kinh doanh lữ

hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc

toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. Còn kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.

­ Đối với kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch

vụ vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch và tại các khu du

lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

­ Đối với kinh doanh phát triển khu du lịch, địa điểm du lịch là đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Tóm lại, kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.

1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch

Kinh doanh lưu trú du lịch là một hoạt động kinh doanh trong kinh doanh du lịch, vì thế bên cạnh những đặc điểm đặc thù của hoạt động kinh


doanh lưu trú du lịch thì nó còn bao hàm những đặc điểm chung của kinh doanh du lịch, có thể thấy như sau:

Một là: Kinh doanh lưu trú du lịch là một hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch.

Khái niệm về dịch vụ có rất nhiều quan điểm khác nhau. Một khái

niệm dịch vụ

khái quát được sử

dụng rộng rãi đó là khái niệm theo tiêu

chuẩn Việt Nam ISO 9000:2000 “Dịch vụ là kết quả của ít nhất một hoạt đồng cần được tiến hành tại nơi tương giao giữa người cung cấp và khách hàng và thường không hữu hình”.24 Một khái niệm khác của lý luận Marketing thì dịch vụ được coi là một hoạt động của chủ thể này cung cấp

cho chủ

thể

kia, chúng có tính vô hình và không làm thay đổi quyền sở

hữu.25 Như vậy, dịch vụ là kết quả của hoạt động tương tác giữa nhà cung cấp và khách hàng không thể hiện bằng sản phẩm vật chất, không làm thay

đổi quyền sở

hữu và không thể

lưu kho bãi. Dịch vụ

thể

hiện bằng tính

hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế.

Kinh doanh lưu trú du lịch được xem là một hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch bởi lẽ hoạt động này ngoài việc cung cấp nơi lưu trú cho khách du lịch còn cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Hoạt động này luôn gắn liền với các dịch vụ du lịch khác, xét cho cùng đây là một hoạt động kinh doanh dịch vụ, người kinh doanh nhắm đến lợi nhuận trong khi khách du lịch thì hướng đến thỏa mãn nhu cầu.

Hai là: Để thực hiện được hoạt động kinh doanh này đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật du lịch. Kinh doanh lưu trú du lịch là một ngành nghề đặc thù, tác động đến nhiều lợi ích chung của cộng đồng cũng như tác động đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cũng như hài hòa các quyền lợi khác như kinh tế, an ninh, trật tự xã hội,

24 Mục 3.4.2 TCVN ISO 9000:2000.‌

25 Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội, tr. 217.


môi trường, danh lam thắng cảnh ..., việc đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch cần phải đảm bảo điều kiện cần thiết do pháp luật quy định. chính vì thế mà tại khoản 1 Điều 64 Luật Du lịch đã quy định các điều kiện chung về kinh doanh lưu trú du lịch là phải có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch và có

biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng

cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch; tại khoản 2 Điều 64 Luật Du lịch quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh

đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây

dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ

chuyên môn, ngoại ngữ

của người

quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng. Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Ba là, kinh doanh lưu trú du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch.

Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến việc kinh doanh lưu trú du lịch. bởi lẽ, phần lớn dịch vụ du lịch mang tính chất cố định, không thể di chuyển vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất vừa là nơi cung ứng dịch vụ như là địa điểm du lịch, nhà hàng khách sạn ... 26còn khách du lịch lại phân tán khắp nơi. Các tài nguyên thiên nhiên, các nhà kinh doanh cơ sở lưu trú đều không thể đem những giá trị của mình đến tận nơi cho khách hàng sử dụng mà ngược lại, muốn được tiêu dùng và hưởng thụ, khách du lịch phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến nơi có tài nguyên, các cơ sở kinh doanh du lịch. Mặt khác, các nhà kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch muốn tồn tại được phải bằng mọi cách thu hút khách du lịch đến với cơ sở kinh doanh lưu trú của mình.


26 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr. 220.


Như vậy, tài nguyên du lịch sẽ thu hút khách du lịch tới và kinh doanh lưu trú du lịch ở đó mới thành công. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ quyết định hiệu quả của kinh doanh lưu trú du lịch. Chính vì vậy,

khi đầu tư

vào kinh doanh khách sạn, đòi hỏi chủ

thể

kinh doanh phải

nghiên cứu kỹ

các thông số

của tài nguyên du lịch cũng như

nhóm khách

hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Khi các điều kiện khách quan tác

động đến giá trị

và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thì chủ

thể

kinh

doanh lưu trú du lịch cũng cần phải điều chỉnh cơ pháp kinh doanh cho phù hợp.

sở vật chất, phương

Bốn là, kinh doanh lưu trú du lịch đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng đi lên, thu nhập của mọi người ngày càng tăng làm nhu cầu về du lịch tăng theo cũng như đòi hỏi về chất lượng dịch vụ hơn nữa. Khi tham gia du lịch, khách du lịch sẽ

có yêu cầu được phục vụ tốt hơn, tiện nghi đầy đủ, lịch sự, vệ sinh, an

toàn hơn. Điều đó, cần các nhà kinh doanh du lịch phải chuyên môn hóa cao, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của các sản phẩm du lịch.

Cũng xuất phát từ yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm lưu trú, Các cơ sở lưu trú đòi hỏi phải được đầu tư thỏa đáng. Kinh doanh lưu trú du lịch quan trọng cần đảm bảo chất lượng của dịch vụ, vì vậy đòi hỏi cơ sở vật chất phải được đầu tư kỹ lưỡng. Chất lượng của dịch vụ phụ

thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, sự sang trọng và hiện đại của cơ sở

vật chất là nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch lên cao.

Năm là, kinh doanh lưu trú du lịch đòi hỏi lượng lao động trực tiếp

lớn.


Kinh doanh lưu trú du lịch chủ


yếu mang tính chất phục vụ


và sự

phục vụ này trong điều kiện

ở Việt Nam hiện nay thì không thể cơ

giới

hóa được mà chỉ được thực hiện bởi các nhân viên phục vụ. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với các loại hình kinh doanh du lịch khác. Nếu như đối

với các loại hình kinh doanh du lịch khác như

kinh doanh lữ

hành, kinh


doanh vận chuyển khách du lịch thì lượng lao động trực tiếp không đòi hỏi lớn như kinh doanh lưu trú du lịch. Mặt khác lao động trong lĩnh vực này đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao, thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách du lịch, thường là kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy, cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp. Với đặc điểm này, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch luôn luôn phải đối mặt với những chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí này mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng dịch vụ lưu trú. Mặt khác, khó khăn trong công tác tuyển dụng, lựa chọn, phân công và bố trí nguồn nhân lực, đặc biệt trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ các cơ sở kinh doanh muốn giảm thiểu chi phí lao động một cách hợp lý là một thách thức đối với họ.

Sáu là, Kinh doanh lưu trú du lịch chịu sự tác động của các quy luật của nền kinh tế thị trường

Kinh doanh lưu trú du lịch chịu sự chi phối của các quy luật như quy

luật tự

nhiên, quy luật kinh tế

xã hội, quy luật tâm lý của khách hàng…

vấn đề đặt ra đối với cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến kinh doanh lưu trú du lịch, từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

­ Yếu tố điều chỉnh của pháp luật

Các quy định của pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng. Các yếu tố

luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh

doanh cũng như thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các quy phạm pháp luật ổn định, phù hợp là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Thay đổi về pháp luật có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp


khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Mức độ ổn định về luật pháp của một quốc gia cho phép chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch có thể đánh giá được mức độ rủi ro của

môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như

thế nào, vì vậy yếu tố luật pháp ổn định là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.

­ Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong kinh doanh lưu trú du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố

vật chất quan trọng, nó quyết định phần lớn đến mức độ thỏa mãn của

khách trong các khâu hoạt động và nhu cầu thiết yếu. Nó quyết định một phần đến chất lượng, đến lượng khách và thời gian khách lưu lại các cơ sở lưu trú.

Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản

lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các

mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.

Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn

chủ

sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể

huy động vào kinh

doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp…

Tiềm lực vô hình: Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự

lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định sử

dụng dịch vụ

của khách hàng.

Trong mối quan hệ thương mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện

thuận lợi cho việc sử dụng dịch vụ, tạo nguồn cũng như

khả

năng cạnh

tranh thu hút khách hàng, mở

rộng thị

trường kinh doanh… Tiềm lực vô

hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị


trường hay mức độ nổi tiếng của thương hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội…

Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiện cho cung cấp dịch vụ. Cơ sở

vật chất kỹ

thuật của doanh nghiệp thể

hiện nguồn tài sản cố

định mà

doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng, các thiết bị chuyên dùng… Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh…

Để được coi là căn nhà thứ hai của khách du lịch thì đòi hỏi trang

thiết bị cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách du lịch phải đầy đủ, tiện lợi, phù hợp. Ngoài ra hình thức kiến trúc và trang trí nội, ngoại thất là một trong những yếu tố gây sự chú ý của du khách và chính nó tạo ra sự hấp dẫn của cơ sở lưu trữ đối với du khách. Như vậy, việc thỏa mãn nhu

cầu của khách hàng chịu tác động rất lớn bởi tiêu chuẩn về phòng ngủ,

món ăn, đồ

uống, tiện nghi... của các đơn vị

kinh doanh du lịch. Điều đó

chứng minh rằng, yếu tố cơ

sở vật chất kỹ

thuật đóng vai trò rất quan

trọng trong sự phát triển của ngành du lịch.

­ Chất lượng của đội ngũ lao động,

Kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng

thì nhân tố

con người được coi là vấn đề

hàng đầu. Tiềm năng về

con

người: Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh …

Một nụ

cười và lời mời của nữ

nhân viên phục vụ

bao giờ

cũng

chiếm được nhiều cảm tình của khách. Việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chịu tác động chủ yếu bởi thái độ phục vụ nhã nhặn, ứng xử lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ khách, phẩm chất trình độ nghiệp vụ của nhân viên, điều đó chothấy nhân lực du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023