Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Yên Phong


Thứ tư, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, lưu trữ hồ sơ giữa Chi nhánh và hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ kí giấy.

Thứ năm, xây dựng danh mục cho vay hợp lý là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu hoạch định. Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có độ rủi ro cao. Phát triển đa dạng, phân tán rủi ro trong danh mục.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH YÊN PHONG

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi gắn với sứ mệnh khác nhau, xuyên suốt 32 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Yên Phong được thành lập theo quyết định số 168/QĐ/HĐQTTCCB ngày 01/10/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, là đơn vị trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 01/10/2013.

Hiện nay, Agribank Chi nhánh Yên Phong đóng trụ sở tại Đường 295, Thị trấn Chờ, Huyện Yên Phong, Bắc Ninh, nơi có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho ngân hàng đầu tư các sản phẩm của mình như cho vay, huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ.... Tuy nhiên đây cũng là địa bàn của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cùng cạnh tranh gay gắt.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động


Agribank Chi nhánh Yên Phong là một Chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.

Với 50 cán bộ, sau khi thực hiện tổ chức sắp xếp cán bộ theo mô hình hiện đại hóa (IPCAS), Agribank Chi nhánh Yên Phong đã có những bước phát triển rõ rệt, không ngừng hoàn thiện về kỷ cương, nề nếp hoạt động, phong cách làm việc... Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành Agribank Chi nhánh Yên Phong bao gồm:


Ban Giám đốc

Phòng tín

dụng

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng

tổng hợp

Phòng Kế toán – ngân quỹ

Phòng giao dịch trực thuộc


Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank Chi nhánh Yên Phong


Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank Chi nhánh Yên Phong


2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020


2.1.3.1. Tình hình huy động vốn


Agribank Chi nhánh Yên Phong luôn chú trọng công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn chi nhánh, trong các năm qua, với nhiều biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm huy động vốn trong các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và mọi tầng lớp dân cư để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình cũng như góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết quả là nguồn vốn huy động của đơn vị đã có sự tăng dần qua các năm.


Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018 - 2020


ĐVT: Triệu đồng



STT

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Tổng nguồn vốn huy động

6.545.71

3

100

7.577.36

6

100

8.369.91

3

100

1.031.65

3

15,

8

792.54

7

10,

5

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn

771.869

11,

8

875.023

11,

5

1.012.92

8

12,

1

103.154

13,

4

137.90

5

15,

8

Có kỳ hạn,

gồm:

5.773.84

4

88,

2

6.702.34

3

88,

5

7.356.98

5

87,

9

928.499

16,

1

654.64

2

9,8


< 12 tháng

2.955.47

9

45,

2

2.869.61

6

37,

9

2.730.77

3

32,

6


- 85.863


-2,9

- 138.84

3


-4,8

>= 12 tháng

2.818.36

5

43,

0

3.832.72

7

50,

6

4.626.21

2

55,

3

1.014.36

2

36,

0

793.48

5

20,

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong - 7


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)


Trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Yên Phong tăng trưởng khá nhanh qua các năm: năm 2018 tổng nguồn vốn huy động 6.545.713 triệu đồng, năm 2019 đạt 7.577.366 triệu đồng tăng 15,8%, đến năm 2020 tổng nguồn vốn huy động đạt 8.369.913 triệu đồng tăng 792.547 triệu đồng so với năm 2019 (10,5%), tuy nguồn vốn tăng trưởng khá ổn định nhưng tỷ trọng tăng trưởng không đều, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp. Nhóm tiền gửi có kỳ hạn tăng nhanh cụ thể năm 2018 đạt 5.773.844 triệu đồng đến năm 2020 đã đạt đến 7.356.985 triệu đồng tăng 27,4%. Cơ cấu huy động vốn qua các năm có tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn trên 12 tháng khá cao trên 40% tổng nguồn vốn huy động và nó có xu hướng tiếp tục tăng mạnh đến năm 2020. Với hình thức gửi có kỳ hạn khách hàng luôn được mức lãi suất cao hơn so với không kỳ hạn nên hình thức này luôn được người dân ưu tiên lựa chọn, cụ thể là trên 80% tiền gửi thuộc nhóm tiền gửi có kỳ hạn.

2.1.3.2. Tình hình cho vay

Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, tuy nhiên bên cạnh việc mang lại


lợi nhuận thì hoạt động này cũng mang lại cho Ngân hàng nhiều rủi ro nhất. Agribank Chi nhánh Yên Phong là một ngân hàng hoạt động trên quy mô lớn nên quy mô cho vay cũng khá lớn. Năm 2018, doanh số cho vay là 7.175.295 triệu đồng, năm 2019 đạt 8.073.200 triệu đồng tăng 12,5% so với năm 2018. Năm 2020, doanh số cho vay tiếp tục tăng thêm 10,7% so với năm 2019. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tận dụng tốt nguồn vốn huy động được, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trải qua các năm số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vẫn đang không ngừng tăng lên. Đối với khách hàng cá nhân vay ngắn hạn đạt 2.321.955 triệu đồng và trung hạn 2.013.638 triệu đồng vào năm 2018 thì đến cuối năm 2020 doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân vay ngắn hạn đạt 3.409.433 triệu đồng và trung hạn đạt 2.771.489 triệu đồng, mức tăng chênh lệch lần lượt là

1.087.478 triệu đồng và 757.851 triệu đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với trung hạn và có xu hướng tăng dần chứng tỏ Agribank Chi nhánh Yên Phong đã tập trung cho vay các đối trượng vay vốn với mục đích SXKD. Đây cũng là chủ trương cho vay của hệ thống NH trong thời kỳ lạm phát cao, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn.

Còn một hoạt động quan trọng khác mà NH tập trung chú trọng nữa đó là hoạt động thu nợ. Hoạt động thu nợ thể hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. Nhìn vào bảng dưới trong suốt 3 năm doanh số thu nợ của NH luôn tăng đều và ổn định, điều đó đã chứng tỏ được rằng NH đã làm rất tốt trong công tác thu hồi vốn vay. Cụ thể vào năm 2018 đạt 6.242.022 triệu đồng, thì đến vào năm 2019 đã đạt được 7.291.847 tăng 1.049.825 triệu đồng tương ứng tăng 16,8% so với năm 2018 và đến năm 2020 tăng 9,8% tương đương với tăng 685.893 triệu đồng so với năm 2019 và đạt giá trị 7.977.740 triệu đồng.

Tổng dư nợ phản ánh lượng vốn Ngân hàng đã giải ngân mà khách hàng chưa trả nợ trong một khoảng thời gian lựa chọn. Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối. Dư nợ tăng, mà trong đó tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng lập kế hoạch tăng trưởng dư nợ còn phải căn cứ vào nguồn vốn huy động của mình. Thông thường khi nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy dư nợ của Agribank Chi nhánh Yên Phong đã tăng đều qua 3 năm. Năm 2018 dư nợ đạt 5.833.998 triệu đồng, đến năm 2019 đạt 6.599.767 triệu đồng tăng 13,1% so với năm 2018 và năm 2020 đạt


7.536.275 triệu đồng tăng 936.508 triệu đồng tương ứng tăng 14,2% so với năm 2019. Để đạt được những con số này không thể phủ nhận được việc nỗ lực mở rộng thị trường của Agribank Chi nhánh Yên Phong trong suốt những năm hoạt động vừa qua.

Agribank Chi nhánh Yên Phong luôn chú trọng đến tất cả các đối tượng cho vay, nhưng nhìn vào 3 năm này có thể thấy được doanh số cho vay, doanh số thu nợ cá nhân cũng như dư nợ cho vay KHCN luôn cao hơn so với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và có xu hướng tăng. Lý giải cho điều này có thể hiểu rằng ngân hàng Agribank đã rất chú trọng đến lượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, sản xuất kinh doanh, cũng như có thể do phụ thuộc vào thời hạn tín dụng.

Bảng 2.2: Tình hình tín dụng của Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018-2020


Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

1. Tổng doanh số cho vay

7.175.29

5

100

8.073.20

0

100

8.937.84

2

100

897.905

12,5

864.64

2

10,7

Cho vay cá

nhân

4.335.59

3

60,

4

5.327.02

5

66.

0

6.180.92

2

69.2

991.432

22,9

853.89

7

16,0

Cho vay doanh nghiệp

2.839.70

2

39,

6

2.746.17

5

34.

0

2.756.92

0

30.8

-93.527

-3,3

10.745

0,4

2.Tổng doanh số thu nợ

6.242.02

2

100

7.291.84

7

100

7.977.74

0

100

1.049.82

5

16,8

685.89

3

9,4

Thu nợ cá nhân

3.591.73

2

57,

5

4.460.46

7

61.

2

5.384.38

9

67.5

868.735

24,2

923.92

2

20.7

Thu nợ doanh nghiệp

2.650.29

0

425

2.831.38

0

38.

8

2.593.35

1

32.5

181.090

6,8

- 238.02

9

-8,4

3. Tổng dư nợ

5.833.99

8

100

6.599.76

7

100

7.536.27

5

100

765.769

13,1

936.50

8

14,2

Dư nợ cho vay KHCN

3.862.34

1

66,

2

4.813.95

3

72.

9

5.606.22

5

74.4

951.612

24,6

792.27

2

16,5

Dư nợ doanh nghiệp

1.971.65

7

33,

8

1.785.81

4

27,

1

1.930.04

0

25,6

-185.843

-9,4

144.22

6

8,1


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)


2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh


Giai đoạn 2018 – 2020, Agribank Chi nhánh Yên Phong đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc cả về nguồn vốn, tín dụng, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động cũng như cơ sở khách hàng. Về cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra vào giai đoạn này đều đã hoàn thành vượt mức. Nhờ vậy, Agribank Chi nhánh Yên Phong đã đạt được mục tiêu trở thành một trong những NHTM hàng đầu tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và là ngân hàng giữ vị thế chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, có đóng góp quan trọng trong thúc đẩy tăng tưởng và ổn định nền kinh tế xã hội.

Bảng 2.3: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Agribank Chi nhánh Yên Phong 2018 – 2020


ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá

trị

%

Giá

trị

%

1. Doanh thu

864

100

990

100

1074

100

126

14,58

84

8,48

Thu nhập từ hoạt

động tín dụng

717,18

83,01

822,78

83,11

902,22

84,01

105,6

14,72

79,44

9,66

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

107,34

12,42

122,52

12,38

128,16

11,93

15,18

14,14

5,64

4,60

Thu nhập từ kinh

doanh ngoại hối

23,88

2,76

26,76

2,70

26,1

2,43

2,88

12,06

-0,66

-2,47

Thu nhập từ hoạt động khác

15,6

1,81

17,94

1,81

17,52

1,63

2,34

15,00

-0,42

-2,34

2. Chi phí

678

100

756

100

810

100

78

11,50

54

7,14

Chi phí hoạt động

tín dụng

510,72

75,33

571,38

75,58

632,7

78,11

60,66

11,88

61,32

10,73

Chi phí từ hoạt động

dịch vụ

88,98

13,12

100,92

13,35

103,56

12,79

11,94

13,42

2,64

2,62

Chi phí hoạt động

kinh doanh ngoại hối

17,34

2,56

19,92

2,63

19,38

2,39

2,58

14,88

-0,54

-2,71

Các khoản chi phí

khác

60,96

8,99

63,78

8,44

54,36

6,71

2,82

4,63

-9,42

-

14,77

3. Lợi nhuận sau

thuế

148,8

-

187,2

-

211,2

-

38,4

25,81

24

12,82


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Agribank Chi nhánh Yên Phong)


Năm 2018, tổng thu từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh là 864 tỷ đồng, tổng chi đạt 678 tỷ đồng, trong đó chi phí cho hoạt động tín dụng là 510,72 tỷ đồng chiếm phần lớn trong tổng chi phí mà Ngân hàng đã chi ra. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 148,8 tỷ đồng.

Năm 2019, mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh các ngân hàng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh ngày càng gây gắt nhưng Agribank Chi nhánh Yên Phong đã chứng tỏ được tên tuổi, quy mô của mình, nỗ lực rất lớn để nâng cao hoạt động tín dụng khi mà đây là hoạt động mang lại cho Ngân hàng một nguồn thu nhập lớn chứng minh là vào năm 2019 thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 822,78 tỷ đồng. Tổng thu từ hoạt động kinh doanh đạt 990 tỷ đồng, tăng 14,58% so với năm 2018, chi phí hoạt động của Ngân hàng là 756 tỷ đồng, tăng 78 tỷ so với năm trước đó tương ứng vơi 11,5% và lợi nhuận sau thuế đạt 187,2% vs mức tăng 25,81% so với năm 2019. Trong năm 2019, mặc dù tình hình kinh tế trong và ngoài nước vào năm này gặp nhiều biến động song với việc Ngân hàng đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh một cách hợp lý, có hiệu quả phù hợp và theo sát với những diễn biến biến động của nền kinh tế đó đã giúp ngân hàng có được một năm có tốc độ tăng trưởng kinh doanh có hiệu quả, tình hình kinh doanh đã trở nên khởi sắc hơn rất nhiều so với năm trước đó.

Đến năm 2020, tổng thu của Ngân hàng là 1074 tỷ đồng, vượt gần 84 tỷ đồng so với năm trước đó. Song tổng chi mà Ngân hàng đã phải chi ra vào năm này là 810 tỷ đồng, so với năm 2019 tăng 54 tỷ đồng, mức chi vào năm này đã có chiều hướng giảm rất nhiều so với 2 năm trước đó, chứng tỏ Agribank Chi nhánh Yên Phong đã thắt chặt những khoản chi, giảm thiểu tối đa để đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Vì vậy có thể nhận ra được khi thu nhập cao mà chi phí đưa ra giảm thì lợi nhuận sau thuế vào năm 2020 đã tăng lên nhiều khi đạt 211,2 tỷ đồng tăng 12,82% tương đương 24 tỷ đồng so với năm 2019 và tăng đến 62,4 tỷ đồng so với năm 2018. Ta thấy, lợi nhuận sau thuế đều đã tăng qua các năm khi tình hình kinh tế trên địa bàn khó khăn, những sự biến động liên tục từ thị trường Việt Nam cũng như tình hình kinh tế thế giới, song những chính sách mà Giám đốc Agribank Chi nhánh Yên Phong đã đề ra và thực hiện có hiệu quả đã được phản ánh được phần nào thông qua tình hình kết quả kinh doanh này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/07/2023