Dự toán tổng biến
phí bán hàng
Dự toán tổng biến
phí bán hàng
Dự toán số lượng sản
= x
phẩm tiêu thụ
Dự toán doanh thu
= x
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Dưới Góc Độ Kế Toán Tài Chính
- Kế Toán Chi Phí Bán Hàng Và Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
- Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Xác Định Kêt Quả Kinh Doanh Tại Doanh Nghiệp Thương Mại Trên Góc Độ Kế Toán Quản Trị
- Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Giai Đoạn Năm 2017-2019
- Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính
- Trình Tự Ghi Sổ Chi Phí Bán Hàng, Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
bán hàng
Đơn giá biến phí tiêu thụ
Dự toán tỷ suất biến
phí bán hàng
Đối với định phí bán hàng cǜng được dự toán tương tự như biến phí, lấy tổng định phí bán hàng chia đều cho 4 quý hoặc có thể tính đến một số yếu tố thay đổi khác như giá phí, tính thời vụ và văn minh bán hàng hoá.
Bước 3: Lập dự toán kết quả kinh doanh
Cùng với việc phân loại kết quả kinh doanh, kế toán quản trị phải dự toán được các kết quả này căn cứ vào vào các dự toán tiêu thụ và dự toán giá vốn hàng bán (gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh tốt sẽ cung cấp số liệu phục vụ cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trên cơ sở so sánh giữa thực tế với dự toán, từ đó doanh nghiệp phát hiện ra những tồn tại, những khả năng tiềm tàng chưa được khai thác trong quá trình kinh doanh để có những biện pháp tích cực phát huy những mặt mạnh và tìm những nguyên nhân khắc phục những tồn tại.
1.3.3. Thông tin phục vụ yêu cầu quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Thu thập thông tin về doanh thu phục vụ cho kế toán quản trị:
+ Để nhà quản trị ra được các quyết định ngắn hạn hay dài hạn thì thông tin về doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị phải được xem xét trong những hoạt động cả ở quá khứ và có những sự kiện trong tương lai.
+ Để thu thập được những thông tin ở quá khứ (Đã thực hiện ở kǶ vừa qua), kế toán phải dựa vào số liệu sổ kế toán chi tiết doanh thu theo từng bộ phận kinh doanh hoặc từng mặt hàng để thu thập thông tin. Thực hiện tính toán, phân tích các số liệu chi tiết hơn về các khoản mục doanh thu, đánh giá những ảnh hưởng của thông tin quá khứ đến việc kinh doanh hiện tại và mối quan hệ tuyến tính chi phối chúng để tạo ra những nguồn lợi nhuận tối đa.
+ Để thu thập những thông tin tương lai (dự đoán) và các thông tin khác, căn cứ vào nhu cầu về thông tin cần phân tích, nếu cần thông tin nào phục vụ cho việc phân tích tình huống thì yêu cầu các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp tính toán, dự toán, dự tính và cung cấp.
Trong quá trình thu thập thông tin về doanh thu, cần phải chú ý xác định thông tin về doanh thu một cách thích hợp, và loại bỏ thông tin không thích hợp. Cuối cùng là lập bảng phân tích chênh lệch lợi nhuận giữa các phương án sau khi đã thu thập đủ thông tin để tư vấn cho nhà quản trị ra quyết định.
Qua đó cho thấy, việc thu thập thông tin kế toán quản trị doanh thu trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại rất linh hoạt, tuǶ thuộc vào tình huống quyết định, khi có tình huống cần quyết định theo yêu cầu của nhà quản trị, kế toán quản trị phải có nhiệm vụ thu thập các thông tin cần thiết thông qua các bộ phận liên quan để phục vụ cho việc tính toán và phân tích tình huống. Tuy nhiên, có thể thông tin không có đầy đủ về doanh thu chi tiết do bộ phận kế toán tài chính cung cấp, kế toán quản trị vẫn phải dựa vào thông tin kế toán chi tiết về doanh thu để tiếp tục phân tích số liệu, tính toán chi tiết hơn nữa theo mục đích sử dụng của kế toán quản trị, đồng thời phải thu thập thêm các thông tin bổ sung khác liên quan ở các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp như thông qua hợp đồng lao động, giá cả thị trường, nhu cầu thị trường...
Thu thập thông tin về chi phí phát sinh trong kǶ, giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành
Các thông tin chi phí phục vụ kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh được thu thập từ hệ thống sổ kế toán bao gồm Sổ kế toán tổng hợp (Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ kế toán tổng hợp khác); Sổ kế toán chi tiết (Bao gồm các sổ thẻ chi tiết: Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa – Chi tiết cho từng loại vật tư; Sổ chi tiết công nợ với nhà cung cấp, với khách hàng – Mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng…). Bên cạnh sổ kế toán thì hệ thống báo cáo quản trị cǜng là một nguồn cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra quyết định của doanh nghiệp.
Thu thập thông tin kết quả kinh doanh phục vụ kế toán quản trị
Để dự toán được kết quả kinh doanh kế toán phải có các chỉ tiêu dự toán trong báo cáo, và các thông tin về những chỉ tiêu này phải được thu thập căn cứ vào những chỉ tiêu sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ căn cứ vào dự toán tiêu thụ
- Các khoản giảm trừ căn cứ vào dự toán các khoản thuế gián thu, không dự tính các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại
- Doanh thu thuần được xác định bằng cách lấy doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ
- Trị giá vốn hàng bán, căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ, của số hàng hoá đã bán
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi trị giá vốn hàng bán
- Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính, căn cứ vào dự toán hoạt động tài chính
- Chi phí bán hàng, căn cứ vào số liệu của dự toán chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu của dự toán chi phí quản lý DN
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, được xác định bằng cách lấy lợi nhuận gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
- Thu nhập khác, chi phí khác, và lợi nhuận khác căn cứ vào dự toán các khoản thu, chi khác.
- Tổng lợi nhuận trước thuế được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận thuần trước thuế = Lợi nhuận từ HĐKD + Lợi nhuận khác
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp căn cứ vào tổng lợi nhuận trước thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lợi nhuận thuần trong kǶ được xác định bằng cách lấy tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các thông tin thu thập phục vụ cho kế toán quản trị kết quả kinh doanh, ngoài thông tin thu thập từ các dự toán doanh thu, dự toán chi phí, thông tin thu thập còn là cả những thông tin đã thực hiện ở kǶ vừa qua (thông tin quá khứ), kế toán dựa vào số liệu sổ kế toán chi tiết liên quan để thu thập thông tin. Các thông tin bên trong, thông tin bên ngoài doanh nghiệp và các thông tin khác, các thông tin này đều là những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kế toán quản trị kết quả kinh doanh mà kế toán cần thu thập linh hoạt bằng nhiều cách khác nhau tuǶ thuộc vào tình huống quyết định cụ thể.
1.3.4. Phân tích thông tin kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phục vụ việc ra quyết định
Kế toán quản trị kết quả kinh doanh lập các báo cáo kết quả kinh doanh phục vụ cho quản trị doanh nghiệp, báo cáo so sánh giữa chi phí, doanh thu thực tế với chi phí, doanh thu dự toán và trình bày các biến động qua báo cáo kinh doanh, từ đó cho thấy ảnh hưởng kết hợp của biến động chi phí với biến động doanh thu đến lợi nhuận, chỉ ra vì sao xảy ra khoản chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự toán. Từ đó có những phân tích và lựa chọn những quyết định đúng đắn cho sự phát triển doanh nghiệp không chỉ trong thời gian hiện tại mà cả về tương lai lâu dài.
Chi phí doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cǜng có mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ – lợi nhuận (C-V-P). Mối quan hệ giữa ba nhân tố này được thể hiện ở phương trình kinh tế cơ bản sau[4]:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Trong đó:
Doanh thu = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá bán
Để phân tích mối quan hệ C-V-P, kế toán sử dụng một số chỉ tiêu sau: Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí biến đổi
Tỷ lệ số dư đảm phí: là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên
doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán.
Tỷ lệ số dư đảm phí =
Số dư đảm phí đơn vị SP Đơn giá bán
X 100%
Qua nội dung các phương pháp trong phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận cho thấy, phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định trong sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận như: Lựa chọn sản phẩm và sản lượng sản xuất như thế nào, giá bán, định mức chi phí là bao nhiêu..., để từ đó có được những quyết định của nhà quản trị mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rò những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh trong các DN thương mại dưới góc độ KTTC và KTQT.
Qua việc tổng quan lại những vấn đề lý luận cơ bản của công tác kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh trong các DN thương mại, luận văn đã làm rò được tầm quan trọng của công tác kế toán CP, kế toán doanh thu, kế toán kết quả kinh doanh trong các DN nói chung và DN thương mại nói riêng.
Những vấn đề lý luận cơ bản đã trình bày ở chương 1 là nền tảng quan trọng để đối chiếu, đánh giá những quy định pháp lý về công tác kế toán CP, kế toán doanh thu, kế toán kết quả kinh doanh của các DN thương mại trong hệ thống kế toán DN Việt Nam hiện nay. Đồng thời, cǜng là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kế toán CP, kế toán doanh thu, kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai, qua đó, cung cấp các luận cứ cần thiết đề xuất các nội dung, giải pháp, điều kiện hoàn thiện công tác kế toán CP, kế toán doanh thu, kế toán kết quả kinh doanh tại công ty.
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HOÀNG MAI
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai được thành lập ngày 1 tháng 3 năm 2004, trụ sở chính tại số nhà 246, đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Kể từ năm 2012, Công ty đặt Văn phòng giao dịch tại số 358 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Hoạt động chính của Công ty khi thành lập là buôn bán vật liệu xây dựng và xây lắp công trình nhà ở và cụm công nghiệp, phân phối các thiết bị đi liền trong thi công thiết kế như thiết bị vệ sinh, thiết bị nhà tắm, thiết bị nhà bếp... Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngǜ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, thân tiện cùng chí hướng phấn đấu xây dựng, chia sẻ và phát triển công ty để tạo ra các sản phẩm độc đáo, cung ứng và xây dựng các công trình mang lại sự bền vững, chất lượng cùng tiến độ hoàn hảo trên con đường chinh phục đỉnh cao.
Trong suốt thời gian qua, Tân Hoàng Mai luôn là người bạn tin cậy của hầu hết là các tập đoàn, các tổng công ty trong các lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng cầu đường và xây dựng dân dụng với các công trình thuỷ điện có uy tín trên toàn quốc như: EVN, PCC1, VIET A, VINACONEX, SONG DA, LICOGI, COMA, HUD, Kabuta, Takisha Hà Đô, Alphanam… Chúng tôi đã và luôn tự hào là đối tác tiêu biểu, tin cậy và uy tín với các bạn hàng cùng phương châm “Hợp tác bền vững và phát triển”.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trải qua 10 năm hoạt động và phát triển, công ty chúng tôi đã trở thành đơn vị tiêu biểu, uy tín, thân thiện cùng phát triển bền vững với mọi đối tác
trong các lĩnh vực trọng yếu như: cung cấp các loại vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, cát đá, thiết bị vệ sinh, phòng tắm, gạch men... Đa dạng về chủng loại, cạnh tranh về giá cả, phục vụ nhanh chóng, thanh toán linh hoạt. Trong đó, các mặt hàng được phân thành ba loại chính như sau:
- Hàng hóa sắt thép, bao gồm các loại như: Thép cuộn D8 gai HP, thép cuộn phi 6.8HP, thép cây D18HP, D12HP, D10HP …
- Hàng hóa xi măng, gồm có các loại: Xi măng Vissai, xi măng Trung Sơn, xi Sài Sơn, Bỉm Sơn…
- Các hàng hóa khác bao gồm: thiết bị vệ sinh như bồn tắm, vòi sen, gương kính…, các loại gạch men như gạch đá hoa, gạch ốp chân tường...
Cǜng như bao công ty khác phải trải qua thời kǶ đầu bước vào kinh doanh còn nhiều khó khăn gian khổ, phải đối mặt với những thách thức của cơ chế thị trường Công ty đã từng bước đi lên và ngày càng phát triển. Do sự nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của thị trường và với đặc điểm là DN thương mại có chức năng lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường nên Công ty sớm có chỗ đứng cho riêng mình và được nhiều khách hàng biết đến.
Địa bàn hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng từ khu vực trong huyện Ba Vì đến các khu vực lân cận như Sơn Tây, Phú Thọ, Đan Phượng... rồi Hà Nội và toàn miền Bắc với các đối tượng phục vụ đa dạng.