Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong - 2

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát về tài trợ và xử lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Yên Phong 72

Bảng 2.17: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay KHCN Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018-2020 74

Bảng 2.18: Tình hình nợ xấu trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong giai đoạn 2018 – 2020 76

Bảng 2.19: Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Yên Phong 77


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank Chi nhánh Yên Phong 41

Hình 2.2. Quy trình cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh Yên Phong 49


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

MỞ ĐẦU


Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong - 2

1. Tính cấp thiết của đề tài


Hiện nay thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng từ 70% - 80% trong tổng thu nhập, có tính quyết định đối với sự phát triển và ổn định của các ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thông qua việc không ngừng đưa ra, hoàn thiện chính sách về kiểm soát tín dụng. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín dụng cũng thay đổi khi các khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh của Việt Nam ngày càng bị sức ép của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, làm thế nào để hoạt động hiệu quả trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải cho các ngân hàng thương mại.

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Với sự phát triển về thị trường khách hàng cá nhân trong tín dụng ngân hàng, các ngân hàng đang hướng tới khách hàng cá nhân như một khách hàng trung thành đầy tiềm năng. Hoạt động tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân đã và đang đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề, lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn mà phía khách hàng cá nhân, cũng như phía chủ quan của ngân hàng đem lại. Với đặc tính là các khoản vay nhỏ lẻ, số lượng nhiều, tính cách khách hàng mỗi người một vẻ nên đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho dân cư thì khâu nhận diện, đánh giá, kiểm tra và giám sát vô cùng quan trọng. Điều này khiến mỗi ngân hàng phải xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro cá nhân riêng cho mình.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong một trong 5 chi nhánh Ngân hàng lớn nhất tại Bắc Ninh, với quy mô cho vay KHCN lớn và tăng trưởng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Yên Phong cũng gặp không ít khó khăn, rủi ro. Bởi khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với Agribank Yên Phong có số lượng lớn với các đặc điểm nhân khẩu học khác nhau, tiềm lực tài chính khác nhau,... Đây là đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro cao, hơn nữa các


khoản vay của các khách hàng cá nhân thường có giá trị nhỏ, nhưng số lượng khoản vay nhiều, vì vậy khi xảy ra rủi ro sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ trước mắt mà ảnh hưởng lâu dài đến sự hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng cho vay KHCN, quản trị hiệu quả rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN là điều mà các nhà hoạch địch chính sách, nhà nghiên cứu quan tâm và các quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng và tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết và quan trọng. Do vậy, tác giả chọn để tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong” để nghiên cứu.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước


Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những công việc quan trọng trong bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Do đó, lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước. Có thể kể tới một số nghiên cứu trên thế giới như:

Credit risk assessment for the Banking Sector of Northern Cyprus – Okan Veli Safakli (2007) đi sâu nghiên cứu chủ đề rủi ro tín dụng thông qua việc đánh giá các hệ số tài chính cơ bản từ thời kỳ khủng hoảng, các phương pháp về quản trị điều hành, pháp lý và tài chính đã được áp dụng để quản lý rủi ro tín dụng tại Northern Cyprus.

Credit risk measurement: The case study of Mongolian Small and Medium sized firms – Faculty of Social Science Insitute of Economic Studies, Charles University in Prague (2012) trình bày các biện pháp đo lường rủi ro tín dụng và một số kết quả nghiên cứu dự đoán khả năng thất bại của các doanh nghiệp bằng việc sử dụng các chỉ số tài chính.

The impact of Credit Risk Management on Profitability of Commercial Banks: A study of Europe – Fan Li and Yijun Zou (2014) đánh giá mối quan hệ giữa việc quản lý rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại châu Âu.


Credit risk management practices in the banking sector in Ethiopia – Dr. Sk. Shahida Saheb and Dr. CH. Venkata Krishna Reddy (2018) với mục tiêu tìm ra giải pháp cho việc quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Ethiopia.

Một số nghiên cứu tại Việt Nam như:

Trần Anh Tú (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương Mại. Đề tài nghiên cứu các lý luận cơ sở về rủi ro tín dụng và vấn đền quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Hà Tây, đánh giá những mặt mạnh và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Hà Tây bao gồm: Nhóm giải pháp về tổ chức, nhân sự; Nhóm giải pháp về thực hiện chiến lược và các chính sách tín dụng; Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Trịnh Hoàng Vũ (2018), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tứ Kỳ, Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương Mại. Đề tài đã hoàn thành và đạt được một số kết quả như sau: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại, đề tài đã làm rõ nội dung quản trị rủi ro tín dụng cá nhân, các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. Đề tài đã nêu tổng quan hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của chi nhánh Vietinbank Tứ Kỳ, tập trung phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của các biện pháp mà chi nhánh đang áp dụng trong việc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. Sau khi nêu lên được định hướng hoạt động và định hướng quản trị rủi ro tín dụng, các giải pháp được đề xuất có tính logic, sát thực tế và có tính khả thi bởi được xuất phát từ việc khắc phục những hạn chế, nguyên nhân chủ quan của chi nhánh Vietinbank Tứ Kỳ...

Hoàng Minh Tiến (2018) với đề tài Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận văn đã chỉ ra được công tác quản lý rủi ro


tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông còn nhiều hạn chế như: chính sách, quy trình, quy định nhằm kiểm soát và quản trị rủi ro còn bất cập, thợ xấu đối với hoạt động tín dụng ngày càng tăng. Tác giả đã đưa ra những số liệu phân tích đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng từ đó tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn đọng. Một số giải pháp tác giả đã trình bày gồm: Hoàn thiện chính sách tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, hoản thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, và nâng cao ông tác kiểm soát các khoản vay cũng như chính sách bù đắp về rủi ro tín dụng.

Nguyễn Thị Hương (2019) với đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính đã đề cập một cách tổng quan lý thuyết về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay kết hợp phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hưng Yên, đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng này.

Phạm Ngọc Ánh (2019) với đề tài Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài phân tích được thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long.

Phạm Văn Thuỳ (2020), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng cho các khách hàng cá nhân tại ngân hàng, luận văn cũng đã phân tích về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây. Từ đó, tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh và sửa đổi các vấn đề đó. Dựa trên tình hình thực tế, các mục tiêu mở rộng và phát triển trong thời gian tới, tác giả đã đưa ra các biện pháp cụ thể cho chi nhánh và đưa ra các kiến


nghị với Chính phủ, NHNN và ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong tương lai.

Nguyễn Quốc Khánh (2020), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Ba Vì, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống hoá có chọn lọc một số lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Ba Vì giai đoạn từ năm 2017-2019. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Ba Vì.

Hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây đều chỉ nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN thông qua quy trình quản trị rủi ro tín dụng mà chưa quan tâm đến mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN và tổ chức thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN trong phạm vi chi nhánh NHTM. Đây là khoảng trống nghiên cứu để đề tài tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Đề tài Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong sẽ kế thừa thành tựu của các nghiên cứu trước như các khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu, quy trình và các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân,…Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu đều hướng tới đối tượng, mục tiêu, thời gian nghiên cứu khác nhau nên không thể áp dụng những giải pháp trên cho Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong. Chính vì vậy, kết hợp với thực tiễn hoạt động tại Chi nhánh Yên Phong, cùng với việc phân tích số liệu trong giai đoạn 2018 – 2020, luận văn sẽ đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng các nhân có tính ứng dụng thực tiễn và phù hợp áp dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân bao gồm: (1) xác định mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN; (2) tổ chức thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân bao gồm những bước sau: (1) Nhận diện rủi ro tín dụng; (2) Đo lường rủi ro tín dụng; (3) Phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng; (4) Xử lý và tài trợ tổn thất rủi ro tín dụng.

+ Không gian và thời gian: Khảo sát tình hình và số liệu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong trong thời gian 3 năm từ năm 2018-2020

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí