Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Ngầm Tại Làng Nghề Cblttp Cát Quế

Ô nhiễm môi trường là vấn để nan giải mà địa phương chưa tìm ra cách giải quyết. Nhất là những tháng giáp Tết, số hộ làm tinh bột và làm miến tăng nên lượng bã thải ra cao hơn rất nhiều lần. Môi trường ô nhiễm như hiện nay chủ yếu vẫn là do một số hộ chế biến tinh bột, làm miến đổ thẳng nguồn nước thải ra cống rãnh, chưa được xử lý. Hệ thống thoát nước không được nạo vét thường xuyên nên hiện tượng rác thải ứ đọng rất nhiều. Bên cạnh đó thì trách nhiệm và ý thức BVMT của người dân cũng chưa thật sự cao.

Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại làng nghề CBLTTP Cát Quế

S T T

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN09: 2008

/BTNMT

1

pH

-

7,4

5,5 – 8,5

2

Ca2+

mg/l

3,4

-

3

Mg2+

mg/l

9,27

-

4

NH4

mg/l

0,2

0,1

5

Σfe

mg/l

2,14

5

6

HCO3-

mg/l

163

-

7

NO3-

mg/l

93,92

15

8

NO2-

mg/l

0,02

1,0

9

SO42-

mg/l

3,06

400

10

Cl-

mg/l

9,14

250

11

Dầu mỡ

mg/l

0,02

-

12

Cr

mg/l

0,01

0,05

13

Zn

mg/l

0,02

3,0

14

As

mg/l

KPHT

0,05

15

Cd

mg/l

0,003

0,005

16

Pd

mg/l

0,001

0,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 5

Ghi chú:

Ký hiệu mẫu : Nước ngầm NNHN4

Địa điểm lấy mẫu: Làng nghề làm miến, xay bột, Cát Quế, Hoài Đức (Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Qua khảo sát tại làng nghề và chọn một hộ điển hình lấy mẫu nước ngầm phân tích cho thấy môi trường nước ngầm ở đây tương đối ổn định, các chỉ tiêu đều nằm ở giới hạn cho phép, trừ hàm lượng NH4 và NO3 vượt TCCP (bảng 2.9).

3.1.2.11. Làng nghề làm miến Minh Khai, xã Minh Khai, Hoài Đức

Xã Minh Khai thuộc huyện Hoài Đức, là địa phương nằm trong vùng chế biến lương thực có tiếng của Hà Tây cũ. Với vị trí rất thuận lợi, chỉ cách trung tâm Hà Nội 20 km, người dân Minh Khai sớm tiếp cận với thị trường để thích ứng với nền sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của thành phố. Từ những năm 1960, Minh Khai đã xuất hiện một số nghề như: chế biến tinh bột và sản xuất miến dong, lúc đầu còn làm thủ công chưa áp dụng máy móc, những năm gần đây, người dân Minh Khai áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mua sắm máy móc phương tiện sản xuất, cải tiến cách làm ăn nên đã tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, mở rộng thêm nhiều mặt hàng mới như: bún, phở khô, đậu xanh tách vỏ… đưa thu nhập hộ làm nghề ngày càng cao.

Qua khảo sát hiện trạng nước ngầm thấy nhìn chung chất lượng nước ngầm có các chỉ tiêu phân tích nhỏ hơn TCCP duy chỉ có NH4 lớn hơn TCCP 2 lần (bảng 2.10).

Bảng 2.10. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại làng nghề Minh Khai


S T T

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

NNHN2

QCVN09:

2008/BTNMT

1

pH

-

8,0

5,5 – 8,5

2

Ca2+

mg/l

69

-

3

Mg2+

mg/l

19,6

-

4

NH4

mg/l

0,2

0,1

5

Σfe

mg/l

2,10

5

6

HCO3-

mg/l

169

-

7

NO3-

mg/l

0,493

15

8

NO2-

mg/l

0,12

1,0

9

SO42-

mg/l

3,11

400

10

Cl-

mg/l

18,6

250

11

Dầu mỡ

mg/l

0,01

-


S T T

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

NNHN2

QCVN09:

2008/BTNMT

12

Cr

mg/l

0,001

0,05

13

Zn

mg/l

0,01

3,0

14

As

mg/l

0,01

0,05

15

Cd

mg/l

0,004

0,005

16

Pd

mg/l

KPHT

0,01

Ghi chú:

Ký hiệu mẫu: nước ngầm NNHN2

Địa điểm lấy mẫu: Làng nghề làm miến Minh Khai, xã Minh Khai, Hoài Đức (Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Qua khảo sát chúng tôi lấy một mẫu nước ngầm và một mẫu nước thải phân tích cho thấy các chỉ tiêu đều nằm ở giới hạn cho phép. Duy chỉ mẫu nước thải có nồng độ TSS vượt TCCP 2,47 lần (bảng 2.10).

3.1.2.12. Làng nghề làm miến Dương Liễu, xã Dương Liễu, Hoài Đức

Là xã nằm trong vùng trọng điểm chế biến nông sản của Hà Nội, Dương Liễu. Đến nay ở Dương Liễu đã có hơn 40% số hộ chuyên nghề chế biến nông sản, dải trên khắp 14 xóm toàn xã, tổng các hộ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ liên quan đến nghề CBNS chiếm hơn 70%. Sản phẩm của làng nghề ngày một đa dạng, phong phú: tinh bột sắn và tinh bột dong… cung cấp cho các công ty dược, các nhà máy bánh kẹo; làm mạch nha, miến, bún khô… không chỉ cung cấp cho các thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nga, Ba Lan… Ngoài ra mấy năm gần đây, xuất hiện một số ngành nghề mới như: dệt, làm bánh kẹo, sản xuất giường ghế đan, màng mỏng, thêu…

Nhìn chung, làng nghề Dương Liễu trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (7,7%/năm), mang lại cho xã một nguồn thu nhập lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế rò rệt (giảm tỷ trọng nông nghiệp từ hơn 20% năm 2000 xuống còn 16% năm 2008, dự tính đến năm 2015 sẽ còn khoảng 12%); nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Song với thực trạng sản xuất còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, chưa chú trọng đúng mức tới các yếu tố môi trường và sức khỏe cộng đồng… nên Dương Liễu hiện

nay đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu không giải quyết kịp thời, sự phát triển của làng nghề sẽ gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Qua khảo sát và quan trắc môi trường nước thải làng nghề này cho thấy, môi trường nước thải có chỉ tiêu TSS vượt TCCP 3,0 lần, BOD5, COD đều vượt TCCP từ 1

- 2 lần (bảng 2.11).

Bảng 2.11. Kết quả phân tích nước thải tại làng nghề Dương Liễu


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Mẫu NTHN4

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

1

Mầu

Pt-Co

201

70

2

Nhiệt độ

oC

25,5

40

3

Mùi

Cảm quan

Đen

Không khó chịu

4

pH

-

8,7

5,5 – 9,0

5

TSS

mg/l

301

100

6

BOD5

mg/l

86

50

7

COD

mg/l

103

100

8

Tổng N

mg/l

20,7

30

9

Tổng P

mg/l

4,12

6,0

10

Tổng Fe

mg/l

0,59

5,0

11

Zn

mg/l

0,01

3,0

12

Mn

mg/l

0,01

1,0

13

Cr

mg/l

<0,1


14

Dầu mỡ

mg/l

,01

20

15

As

mg/l

0,01

0,1

16

Cd

mg/l

0,01

0,1

17

Pb

mg/l

0,01

0,5

18

Hg

mg/l

0,001

0,01

19

Coliform

MPN/

100ml

1310

5000

20

DO

mg/l

2,11

2

Ghi chú:

Ký hiệu mẫu: Nước thải NTHN4.

Địa điểm lấy mẫu: Làng nghề làm miến Dương Liễu, xã Dương Liễu, Hoài Đức (Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

3.1.2.13. Làng nghề gỗ Vân Hà, Đông Anh

Đây là một làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có từ lâu đời. Sản phẩm hàng hóa ở đây được xuất khẩu đi các nước. Những năm gần đây, nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ phát triển mạnh và trở thành nghề chủ yếu của địa phương. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8.400.000 đồng đến 14.400.000 đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất gỗ mỹ nghệ ước đạt hơn 20 tỷ đồng/năm. Gần đây, làng nghề áp dụng công nghệ, thiết bị mới vào sản xuất giúp giảm 30% đến 50% sức lao động thủ công, kinh tế làng nghề phát triển đảm bảo việc làm cho lao động trong làng, xã và lao động phổ thông cho các vùng lân cận. Hiện nay cả thôn có khoảng 85% các hộ gia đình theo nghề, sản phẩm của làng có nhiều thay đổi, không chỉ dừng lại ở việc chế tác các mẫu tượng mà đang phát triển dòng sản phẩm gỗ tiêu dùng như giường tủ, bàn ghế nội thất phục vụ trong nước và xuất khẩu. Làng đã có 9 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Qua khảo sát tại 03 hộ tại làng nghề, chúng tôi thấy môi trường không khí đã bị ô nhiễm bụi từ các hộ sản xuất. Bụi PM10 vượt TCCP từ 2,6 - 19 lần, bụi TSP vượt TCCP từ 1,8 - 18,5 lần (bảng 2.12).

Bảng 2.12. Kết quả phân tích mẫu khí làng nghề Vân Hà


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05 :

2009/BTNMT

VH1

VH2

VH3

1

Áp suất

mbar

986,3

986,3

986,3

-

2

Nhiệt độ

oC

19,2

19,2

19,2

-

3

Độ ẩm

%

62

62

64,8

-

4

Tốc độ

gió

m/s

0,1

0,2

0,1

-


5

Bụi


µg/m3





PM1

10,2

10,4

16,2

-

PM2.5

20,1

46,8

47

-



PM7


29,2

165,7

448,2

-

PM10

133,0

409,5

961,4

50

TSP

253,6

599,1

2600,7

140

6

Tiếng ồn

dBA

75,1

79,4

80

70 (QCVN 26 :

2010/BTNMT)

Ghi chú:

VH1: Tại hộ Vịnh Thảo VH2: Tại hộ Ảnh Đông VH3: Tại hộ Chung Hai

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

3.1.2.14. Làng nghề tái chế nhựa Trung Văn.

Nghề thu gom phế liệu, phân loại và tái chế nhựa có nguồn gốc từ Polyme ở thôn Trung Văn, xã Trung Văn (Từ Liêm - Hà Nội) đã làm thay đổi diện mạo và cuộc sống của người dân nơi đây. Đằng sau sự phát triển đó đang là ẩn chứa nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe người dân...

Túi ni-lon, vỏ chai nhựa, bao dứa tràn ngập khắp đường làng ngò xóm. Những đống nhựa phế thải, túi ni-lon xếp cao như núi. Ngâm ủ lâu ngày, rác nhựa phát ra mùi đặc trưng rất khó chịu. Ban đầu chỉ có vài hộ thu mua túi ni-lon, chai nhựa... phân loại rồi băm nhỏ bán cho các đại lí trên địa bàn Hà Nội. Về sau nghề phát triển như "nấm sau mưa", có tới hơn 70% số hộ trong thôn, trong đó có gần 20 hộ mua máy móc chuyên làm tái chế. Một máy ép nhựa công suất 5 - 7 tạ/ngày, sau khi tái chế được xả thẳng ra kênh mà không hề qua xử lí.

Túi ni-lon có nguồn gốc khác nhau, có thể từ bệnh viện, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, nhóm chất liệu gây hại... rất khó kiểm soát mức độ độc hại, tất cả đều tập kết tại Trung Văn. Quá trình tẩy rửa hóa chất trong túi ni-lon, vỏ chai nhựa thải ra kênh mương quanh làng khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bột nhựa từ các cơ sở sản xuất, thải ra mương đặc quánh, gây tắc nghẽn cống rãnh và bốc mùi nồng nặc. Nhiều cơ sở sản xuất, thu gom gần khu dân cư vẫn đang là mối lo ngại lớn gây bức xúc trong nhân dân địa phương. Đặc biệt, nhựa sau khi tách lọc được đem ra phơi khắp sân nhà, ngò xóm càng làm cho bầu không khí thêm ngột ngạt.

Theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ môi trường, mẫu nước thải tại các cơ sở tái chế nhựa có các chỉ tiêu BOD5, COD, các chất lơ lửng, Caliform, dầu thực vật... đều vượt TCCP. Các phế thải trong quá trình sản xuất bao gồm H2S, NO2, CO... đều là khí độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Nghiêm trọng hơn, người dân nơi đây hằng ngày phải gánh chịu nhiều bệnh tật. Đặc biệt, căn bệnh hiểm nghèo ung thư đang là vấn đề nóng bỏng gây hoang mang người dân. Kết quả lấy và phân tích chất lượng nước thải và khí thải được thể hiện trên các bảng 2.13.

Bảng 2.13. Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề nhựa Trung Văn


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

NTHN10

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

1

Mầu

Pt-Co

172

70

2

Nhiệt độ

oC

25

40

3

Mùi

Cảm quan

Thối

Không khó chịu

4

PH

-

8,1

5,5 – 9,0

5

TSS

mg/l

253

100

6

BOD5

mg/l

60

50

7

COD

mg/l

104

100

8

Tổng N

mg/l

15,8

30

9

Tổng P

mg/l

2,01

6,0

10

Tổng Fe

mg/l

0,14

5,0

11

Zn

mg/l

0,01

3,0

12

Mn

mg/l

<0,1

1,0

13

Cr

mg/l

<0,01


14

Dầu mỡ

mg/l

2,985

20

15

As

mg/l

0,01

0,1

16

Cd

mg/l

0,02

0,01

17

Pb

mg/l

0,04

0,5

18

Hg

mg/l

0,001

0,01

19

Coliform

MPN/100ml

-

5000

20

DO

mg/l

3,0

2

Ghi chú: Ký hiệu mẫu : Nước thải NTHN10

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy môi trường không khí tại làng nghề đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Kết quả phân tích mẫu khí cho thấy, nồng độ bụi vượt TCCP từ 2,6 - 5,56 lần; nồng độ NO2 vượt TCCP từ 3,9 - 4,6 lần, nồng độ SO2 vượt TCCP từ 4,1 - 7,3 lần.

CTR của làng nghề này cũng rất nhiều loại, từ túi ni-lon, vỏ chai nhựa, bao dứa đến bột nhựa thải trực tiếp ra mương đặc quánh. Những đống rác, phế thải xếp cao như núi. Theo ước tính, CTR nguy hại khoảng 62 tấn/tháng.

3.1.3. Đánh giá chung

Thực hiện quyết định của Chính phủ, cùng với các Bộ, ngành, các tỉnh thành phố trên toàn quốc, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều công trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, thúc đẩy thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Do vậy, Hà Nội trở thành nơi hội tụ nhiều làng nghề nhất cả nước, đặc biệt là những nghề, làng nghề truyền thống với bề dày phát triển hàng trăm năm.

Đối với công tác bảo vệ môi trường, việc xây dựng và triển khai Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề của UBND thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ đảm bảo phát triển làng nghề bền vững, an toàn về môi trường sinh thái gắn kết với du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tại các làng nghề.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nghề và làng nghề, có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng đối với cả nguồn nước, không khí, tiếng ồn do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hàng ngày và ý thức BVMT của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, các Sở, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng môi trường nói chung, trong đó có chất lượng môi trường làng nghề. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực làng nghề vốn tồn tại từ nhiều năm nay nên chưa thể giải quyết được trong một sớm, một chiều; do nhiều nguyên nhân khách quan, có thể chỉ ra một số nguyên nhân sau:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí