Nâng Cao Chất Lượng Thông Tin Tại Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng


hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Vietinbank – CN Đông Hải Dương cần đưa ra những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và tố chất của mỗi vị trí cán bộ quản lý để nhân viên tại ngân hàng có thể chủ động định hướng về kế hoạch phát triển nghề nghiệp.

+ Phân bổ công việc hợp lý: Cần bố trí cán bộ đúng người đúng việc, tránh tình trạng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ dẫn đến quá tải, giảm chất lượng công việc. Nếu cán bộ không thích hợp để đảm nhận công việc thì ngân hàng cần luân chuyển cán bộ đến khi tìm được vị trí phù hợp. Định kỳ phải luân chuyển cán bộ tín dụng quản lý khách hàng SMEs để tránh tình trạng mối quan hệ được tạo lập quá dài cũng như rèn luyện cho cán bộ khả năng thích ứng và quản lý mọi đối tượng khách hàng.

3.2.5.2. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ

Vietinbank – CN Đông Hải Dương cần có kế hoạch hiện đại hóa công nghệ thông tin để phục vụ cho việc phân tích quản lý thông tin với số lượng lớn và phức tạp, thành lập các kho dữ liệu trực tuyến, điều chỉnh và tái sử dụng thông tin.

Việc đầu tư công nghệ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs nên được tư vấn bởi một đơn vị cung cấp chuyên nghiệp: ứng dụng công nghệ thu thập, truyền đạt thông tin, phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, xác định đúng trạng thái của khoản cho vay khách hàng SMEs, danh mục tín dụng SMEs để ngân hàng có những biện pháp ứng xử kịp thời.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng CIC là một trong những kênh cung cấp thông tin chính thống đáng tin cậy để các ngân hàng thu thập thông tin liên quan đến quan hệ tín dụng của khách hàng. Chính vì vậy các ngân hàng rất cần sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp của CIC. Để làm được điều này, NHNN có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Yêu cầu các NHTM cung cấp số liệu về mức cấp tín dụng, dư nợ và chất lượng dư nợ của SMEs tại thời điểm cuối các tháng, từ đó làm căn cứ xây dựng biểu đồ diễn biến dư nợ của SMEs tại các tổ chức tín dụng và chất lượng của khoản nợ.


Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương - 13

- Định kỳ, yêu cầu các NHTM cung cấp BCTC của khách hàng để CIC có thể cập nhật tình hình tài chính của khách hàng cũng như thống kê, đánh giá các số liệu tín dụng đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

- Xây dựng thông tin liên quan đến tình hình ban lãnh đạo, khách hàng liên quan của từng SMEs để có thể thông tin cảnh báo một cách kịp thời.

- Tăng cường học hỏi các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài, trong công tác quản lý và khai thác nguồn thông tin tín dụng.

- Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đặc biệt là quy mô tăng trưởng tín dụng đã vượt quá năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin tín dụng của CIC. Việc ra đời của các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân có thể bổ sung cho các trung tâm tín dụng bằng cách mở rộng diện thu thập và lưu trữ thông tin tín dụng mà trung tâm tín dụng hiện nay không đảm nhận hết được. Trong giai đoạn trước mắt, NHNN cần hỗ trợ hoạt động các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin có chất lượng cao trong nền kinh tế.

3.3.1.2 Sửa đổi chính sách quản trị rủi ro tín dụng cho phù hợp với thực tiễn

Phân loại nợ theo phương pháp định lượng được xác định theo chất lượng của từng khoản nợ. Nhưng đối với phân loại nợ theo phương pháp định tính, do chưa có đầy đủ thông tin để phân loại theo hệ thống XHTSMEsB nếu không phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu thì các khoản nợ sẽ được phân loại vào nợ nhóm 1. Hoặc trong quá trình quan hệ tín dụng, khách hàng phát sinh một hoặc một số khoản nợ quá hạn, nhưng tại thời điểm phân loại nợ, các khoản nợ này đã tất toán, các khoản nợ còn lại đều trong hạn thì các khoản nợ còn lại của khách hàng được phân loại vào nhóm 1. Thực tế, rủi ro trong quan hệ tín dụng với các khách hàng này có khả năng xảy ra cao. Theo quy định, ngân hàng có thể chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu có đủ cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm. Nếu NHTM thực hiện phân loại nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì chi phí trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng lên, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, cũng như danh tiếng của ngân hàng giảm xuống. Vì vậy, các ngân hàng thường ít thực hiện nội dung này. NHNN có thể cụ thể hóa nội dung khả năng trả nợ bị suy giảm bằng các dấu hiệu về


chỉ tiêu tài chính, thông tin tài chính để NHTM có căn cứ xác định nhóm nợ một cách hợp lý.

Phân loại nợ theo phương pháp định tính thường làm tăng tỷ trọng nợ nhóm 2 của ngân hàng nhưng ngân hàng thường không muốn tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng nên nhiều trường hợp nâng điểm phi tài chính của khách hàng lên để tránh tình trạng khoản vay bị phân loại vào nợ xấu. Đó là do việc phân loại theo định tính phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người chấm điểm. Vì vậy, NHNN cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về phương pháp phân loại nợ định tính và yêu cầu NHTM định kỳ gửi bản chi tiết kết quả phân loại nợ theo phương pháp này có kèm theo thuyết minh về NHNN đối với những khách hàng có dư nợ lớn để rà soát.

3.3.1.3 Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra

Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng của NHNN tại các NHTM sẽ góp phần hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Về bản chất, hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM có những điểm khác biệt so với hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lí nhà nước khác bởi lẽ, NHNN thực hiện hoạt động giám sát không chỉ với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước mà còn có tư cách là Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của NHTM.

Hiện nay, hoạt động giám sát của NHNN chủ yếu do Thanh tra NHNN thực hiện với mục đích góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các NHTM, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy chế an toàn trong hoạt động của các NHTM bằng phương pháp giám sát từ xa theo quy định của Thống đốc NHNN. Trong thời gian tới, thanh tra NHNN cần xây dựng các chương trình kiểm tra theo các chuyên đề khác nhau đảm bảo bao quát các lĩnh vực cho vay, các nhóm khách hàng trong nền kinh tế; tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các NHTM theo chương trình đã xây dựng. Với việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ của NHNN, các NHTM sẽ có ý thức cao hơn trong việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình.

Ngoài việc kiểm tra, phát hiện rủi ro yêu cầu NHTM khắc phục, thanh tra NHNN cần tổng hợp sai sót, dấu hiệu rủi ro tại tất cả các ngân hàng để đưa ra cảnh


bảo sớm cho các NHTM chứ không phải để sai sót, rủi ro xảy ra mới cảnh báo và yêu cầu khắc phục.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

3.3.2.1. Kiến nghị NHCT Việt Nam xây dựng chính sách tín dụng SMEs linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm và được phổ biến tới toàn hệ thống NHCT

+ Ban hành chính sách tín dụng SMEs linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ. NHCT cần xây dựng chính sách khách hàng theo các nhóm khách hàng SMEs như sau: Khách hàng SMEs chiến lược, khách hàng SMEs truyền thống, khách hàng SMEs tiềm năng… và thực hiện đúng các chính sách khách hàng SMEs phù hợp với từng nhóm khách hàng gồm: chính sách tiếp thị SMEs, chính sách về cấp tín dụng SMEs, chính sách lãi suất, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ và phí dịch vụ.

+ Tăng cường phổ biến và truyền đạt chính sách tín dụng trong toàn ngân hàng: NHCT Việt Nam đã có kho tài liệu lưu trữ trực tuyến cho mọi nhân viên được cấp mã có thể truy cập, tuy nhiên tài liệu này chỉ cho phép đọc không cho phép in và lưu vào máy tính điều này ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu công văn của cán bộ. NHCT Việt Nam nên có chính sách mở hơn về việc truy cập in ấn và sử dụng tài liệu của ngân hàng. Ngoài ra, khi ban hành một chính sách tín dụng SMEs thì NHCT nên tổ chức các buổi họp chuyên đề để phổ biến chính sách đó; đồng thời cũng có sự tương tác giữa lãnh đạo và nhân viên về chính sách đó vì đôi khi chính sách đó chỉ hay trên lý thuyết còn khó có thể áp dụng vào thực tế từ đó có thể góp ý cho những người làm chính sách có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, NHCT nên tổ chức các cuộc thi nội bộ hoặc kiểm tra định kỳ về các quy định, chính sách của ngân hàng thường xuyên hơn, năm 2018 NHCT đã tổ chức thành công cuộc thi Trí Tuệ Vietinbank cho tất cả các phòng nghiệp vụ và có những phần thưởng lớn nhằm tôn vinh những cán bộ xuất sắc trong toàn bộ hệ thống, điều đó mang lại động lực cho toàn thể nhân viên cố gắng hơn nữa trong việc trau dồi kiến thức chuyên môn. Do đó NHCT nên đặt ra những phần thưởng như cộng điểm KPI hay khen thưởng cuối năm cho nhân viên làm bài tốt; cũng như yêu cầu cán bộ không đạt yêu cầu phải học tập bổ sung kiến thức để tránh sai sót trong nghiệp vụ.


3.3.2.2. Kiến nghị NHCT Việt Nam ban hành và hệ thống hóa các quy định bảo đảm an toàn trong quá trình cấp tín dụng

• Ban hành quy trình tín dụng dành riêng cho phân khúc SMEs

Ban hành quy trình tín dụng dành riêng cho SMEs với những hướng dẫn cụ thể sát với đặc thù cho vay khách hàng SMEs nhằm:

+ Hướng dẫn tăng cường công tác khai thác, thẩm định thông tin khách hàng SMEs: Phần lớn cán bộ tín dụng khai thác thông tin SMEs còn lệ thuộc vào các số liệu trên báo cáo do SMEs cung cấp, thiếu tính kiểm chứng thực tế. Để đạt được hiệu quả cao trong việc tìm kiếm, so sánh kiểm tra thông tin cán bộ tín dụng cần tận dụng khai thác tối đa các thông tin từ: Hồ sơ vay vốn của SMEs, thông tin lưu trữ nội bộ ngân hàng, trung tâm thông tin tín dụng, xác minh thực tế khách hàng, thông tin từ các ngân hàng khác hay thông tin từ cơ quan hữu quan, cơ quan truyền thông…. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tiếp nhận các luồng thông tin cán bộ tín dụng cần kiểm chứng lại tính chính xác, khách quan của thông tin.

+ Hướng dẫn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng: Phải luôn đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, thẩm định chính xác tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh, thu thập đủ chứng từ chứng minh nguồn thu trả nợ của SMEs, phát hiện những trường hợp vay hộ, vay ké để hạn chế những rủi ro và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cho vay khách hàng SMEs.

• Ban hành và hệ thống hóa các quy định về bảo đảm tín dụng để bảo đảm bao quát tất cả các rủi ro liên quan đến việc nhận tài sản bảo đảm

NHCT cần đưa ra các quy định cụ thể về việc quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm, danh mục tài sản bảo đảm. Đối với những tài sản rủi ro cao như động sản và máy móc thiết bị cần quy định chặt chẽ việc định giá, trông giữ tài sản, mua bảo hiểm vật chất, bảo hiểm cháy nổ và tai nạn... Cần quy định chặt chẽ về việc đa dạng hóa cơ cấu danh mục tài sản bảo đảm phù hợp với định hướng cho vay khách hàng SMEs. Cơ cấu danh mục tài sản bảo đảm nên hướng tới tăng tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng SMEs có bảo đảm bằng TSBĐ có tính thanh khoản cao, TSBĐ có khả năng chuyển nhượng dễ dàng, thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong quản lý, giám sát. Việc lựa chọn biện pháp bảo đảm cần xem xét kết hợp nhiều mặt liên quan đến khách hàng SMEs như xếp hạng


tín dụng, năng lực tài chính, tính khả thi và hiệu quả của phương án/dự án. Bên cạnh đó, Vietinbank – CN Đông Hải Dương cần quy định chặt chẽ hơn việc nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba để tránh những rủi ro đáng tiếc đang xảy ra trong thời gian qua khi tài sản của bên thứ ba không có quan hệ gì với SMEs dẫn đến thời gian kiện tụng, thu hồi nợ bị kéo dài.

3.3.2.3. Kiến nghị NHCT Việt Nam kiện toàn tổ chức và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs

Để tăng cường chức năng của từng bộ phận trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs cần kiện toàn các vấn đề sau:

(i) Xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên sâu, mỗi cán bộ phải là một chuyên gia trong lĩnh vực mình phụ trách;

(ii) Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại đủ để xử lý tập trung mọi nghiệp vụ;

(iii) Quy định chức năng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs đến từng cấp quản lý tránh mâu thuẫn trong quá trình thực hiện:

+ Khối kinh doanh: Nhận biết rủi ro tín dụng thường xuyên trước, trong và sau khi quyết định cho vay khách hàng SMEs; đánh giá để các rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs nằm trong phạm vi chiến lược, chính sách và khẩu vị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ hơn nữa.

+ Ban điều hành và các khối chính sách và quản lý rủi ro: Xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs; xây dựng khẩu vị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs cho toàn hệ thống; kiểm soát sự tuân thủ các hạn mức rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs của khối kinh doanh.

+ HĐQT, ban kiểm soát và các Ủy ban thuộc HĐQT và khối kiểm toán nội bộ: Phê duyệt và ban hành chiến lược, chính sách, quy trình rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs; kiểm soát sự tuân thủ thông qua kiểm toán nội bộ đối với ban điều hành và khối kinh doanh.


3.3.2.4. Kiến nghị NHCT Việt Nam xây dựng báo cáo quản trị rủi ro dành riêng cho phân khúc SMEs và tăng tính độc lập trong việc thu thập thông tin phục vụ báo cáo

Xây dựng hệ thống báo cáo dành riêng cho phân khúc khách hàng SMEs bám sát những điểm đặc thù trong cho vay khách hàng SMEs. Xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến để chi nhánh báo cáo ngay các trường hợp bất thường thay vì báo cáo giấy. Cần tổ chức thêm bộ phận độc lập theo khu vực để thu thập thông tin hữu ích có tính cảnh báo để phòng quản lý rủi ro tổng hợp thành các bản tin rủi ro xuất phát từ thực tế hoạt động của các chi nhánh thay vì tổng hợp từ các tờ báo kinh tế trong và ngoài nước như hiện nay.

3.3.2.5. Kiến nghị NHCT Việt Nam hoàn thiện đo lường rủi ro

• Tăng cường hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng SMEs theo chuẩn mực Basel

+ Tăng cường xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao theo tiêu chuẩn Basel 2. Mục đích sau cùng của hiệp ước Basel 2 khi sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là thông qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để định lượng mức rủi ro tương ứng với từng khách hàng SMEs trước, trong và sau cho vay qua các tiêu chí PD (Probability of Default)- xác suất không trả được nợ của khách hàng, LGD (Loss Given Default)- tỷ lệ mất vốn dự kiến, EAD (Exposure at Default)- dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ, từ đó ước tính khoản lỗ dự kiến của SMEs tại thời điểm vỡ nợ để thu hồi nợ EL (Expected Loss)- tổn thất có thể ước tính.

+ Bộ chỉ tiêu chấm điểm: Tăng cường thêm các chỉ tiêu tài chính đi kèm với yêu cầu báo cáo tài chính SMEs phải được bên thứ ba xác nhận như kiểm toán hoặc xác nhận của cơ quan thuế.

+ Cần tách bạch công tác cho vay và xếp hạng tín dụng SMEs để tránh ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng và từng bước chuyên môn hóa công tác xếp hạng SMEs.

+ Định kỳ hoặc đột xuất phải có những kỳ kiểm tra công tác xếp hạng tín dụng SMEs để đánh giá chất lượng thông tin đầu vào nhằm tránh tình trạng sai lầm do vô ý hoặc cố ý làm sai lệch hạng SMEs. Cần tạo cho cán bộ tín dụng ý thức được rằng việc xếp hạng tín dụng là vô cùng quan trọng, là cơ sở để ra các quyết định cho vay khách hàng SMEs, đánh giá rủi ro và đưa ra hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp.


• Nghiên cứu xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục tín dụng SMEs

Từ hạn chế trong hệ thống xếp hạng tín dụng là chưa đánh giá được rủi ro danh mục tổng thể, NHCT cần xem xét xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục tín dụng SMEs. Việc xây dựng mô hình đo lường rủi ro tín dụng SMEs đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, cụ thể:

+ Tạo cơ sở cho việc thiết lập dự trữ nhằm bù đắp tổn thất kỳ vọng ước tính. Theo quan điểm quản trị rủi ro hiện đại, tổn thất kỳ vọng ước tính được tính vào chi phí của ngân hàng. Ngân hàng thường tính toán giá trị rủi ro cho từng khách hàng riêng biệt, căn cứ vào xác xuất vỡ nợ và tỷ lệ tổn thất không thu hồi được khi xảy ra vỡ nợ. Kết quả tính toán sau đó sẽ được đưa vào trong lãi suất từng khoản vay cụ thể khi ký hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, đứng ở góc độ danh mục cho vay các ngân hàng còn phải trích lập dự phòng cụ thể để lập quỹ dự trữ tương xứng với tổn thất kỳ vọng, phần dự phòng tổn thất này được tính vào vốn tự có của ngân hàng.

+ Tính vốn kinh tế bù đắp cho tổn thất không kỳ vọng/không dự kiến được. Vốn kinh tế ngân hàng là nguồn bù đắp cho những tổn thất không dự tính được do các khoản vay mang lại, loại tổn thất này được trang trải bằng vốn tự có của ngân hàng.

+ Xác định giá trị thị trường của từng khoản vay và của toàn danh mục: Đây là xu hướng mới của các ngân hàng khi hướng tới quản trị danh mục đầu tư. Ngân hàng không còn nắm giữ các danh mục thụ động mà có thể thay đổi danh mục tín dụng trong suốt quá trình nắm giữ thông qua chuyển nhượng trên thị trường bằng các giao dịch phái sinh, chứng khoán hóa nợ, mua bán khoản vay…, giúp ngân hàng có thể tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.

Thông qua đó, NHCT có thể nghiên cứu ứng dụng mô hình ma trận tín nhiệm

- đo lường rủi ro tín dụng theo khung giá trị VAR (Value at risk) - để đo lường giá trị chịu rủi ro tối thiểu của từng khoản vay cũng như toàn danh mục, đây còn được xem là mô hình đo lường giá trị thị trường của khoản vay. Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu chủ yếu từ hệ thống xếp hạng nội bộ, NHCT có thể tính được giá thị trường cũng như biến động của các khoản cho vay khách hàng SMEs, từ đó xác định được giá trị chịu rủi ro của từng khoản vay SMEs và của danh mục cho vay khách hàng SMEs.

3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí