Biểu Đồ Thành Phần Chất Thải Công Nghiệp Nguy Hại Tại Đồng Nai


nhiều khó khăn do không được sự ủng hộ của người dân địa phương. Công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện. Các công trình xử lý chất thải chưa đuợc chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện. Các công trình xử lý chất thải rắn hiện còn manh mún, phân tán, khép kín theo địa giới hành chính nên việc đầu tư, quản lý kém hiệu quả, lãng phí đất đai. Công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn ở các cấp còn thiếu và yếu.

Hiện nay việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng.

a. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị

Thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị:

Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn, sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 55% (2002) đến 65% (2003) và 72% (2004).

Do mạng lưới thu gom chưa phủ kín được do địa bạn quản lý và ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị còn chưa cao nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn đang phổ biến. Rác thải sinh hoạt đổ xuống mương rãnh hở gây ô nhiễm nguồn nước và úng ngập khi mưa.

Hình 10 Biểu đồ thành phần chất thải công nghiệp nguy hại tại Đồng Nai 1

Hình 10 Biểu đồ thành phần chất thải công nghiệp nguy hại tại Đồng Nai

Hiện trạng xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn đô thị:

Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi nặng nề và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí. Theo thống kê, hiện nay trên cả nước


có 82 bãi chôn lấp chất thải đang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh. Ở các bãi còn lại, chất thải rắn mới chỉ được chôn lấp sơ sài.

Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại:

Công tác phân loại rác y tế tại các bệnh viện ngày càng được hoàn thiện. Ở nhiều nơi, như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng các phương tiện chuyên dùng có thùng chứa kín, kể cả hệ thống làm lạnh bên trong. Các thùng nhựa kín đã được sử dụng để lưu chứa và cận chuyển chất thải y tế để hạn chế sự phát tán và gây nguy hiểm cho nhân viên trực tiếp thực hiện thu gom.

Theo thống kê của Bộ Y tế (2004) có 95% số bệnh viện thực hiện phân loại rác tại nguồn. Tính đến tháng 3 năm 2005, toàn quốc có 35 tỉnh, thành phố được trang bị lò đốt để xử lý tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại, trong đó có 2 lò đốt công suất lớn (lớn hơn 1000kg/giờ) đặt tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Còn lại hầu hết là các lò đốt có công suất nhỏ (từ 100 - dưới 400kg/giờ) và rất nhỏ (công suất nhỏ hơn 100kg/giờ).

Bảng 8 Tỷ lệ phát sinh chất thải từ các cơ sở y tế

B Thu gom vận chuyển và tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại Thu gom và 2

b. Thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại:

Thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại:

Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vấn đề thu gom, lưu chứa chất thải nguy hại hầu như không được quan tâm. Còn lại các nhà máy có quy mô lớn, vấn đề này mới bắt đầu và chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chỉ có những công ty


liên doanh hoặc công ty do nước ngoài đầu tư 100% vốn thì công tác này mới thực sự được chú trọng.

Xử lý và tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại

Ở phía Bắc, hiện có hai lò đốt chất thải nguy hại công nghiệp công suất 50kg/giờ và 10kg/giờ lắp đặt tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại Nam Sơn, Sóc Sơn. Tại đây, trong năm 2004, đã được đầu tư lắp đặt thêm 3 dây chuyền xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ xử lý tận thu bùn cặn của công nghiệp điện tử Hanel để tái chế thành gạch màu không nung. Đây là một bước tiến bộ lớn trong hoạt động đưa các công nghệ xử lý ô nhiễm vào thực tiễn.


Bảng 9 Tình hình xử lý và tiêu thụ CTR tại 1 số đô thị Việt Nam năm 2001

Ở các tỉnh phía Nam những năm gần đây đã hình thành khá nhiều các cơ sở 3

Ở các tỉnh phía Nam, những năm gần đây đã hình thành khá nhiều các cơ sở tư nhân tham gia vào các hoạt động xử lý chất thải nguy hại. Theo báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh thì hiện có tới 11 cơ sở tham gia vào hoạt động xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở tư nhân đều chưa có đầy đủ cơ sở vật chất để tiêu huỷ hay xử lý chất thải nguy hại an toàn.

c. Hoạt động tái chế và tái sử dụng chất thải rắn

Tái sử dụng và tái chế là phương thức khá phổ biến được thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ góp phần giảm khoảng 10-12% khối lượng rác thải.


Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. Do chưa có những khảo sát chi tiết về khả năng chấp thuận của cộng đồng đối với sản phẩm phân vi sinh, đồng thời do kỹ năng phân loại trong quá trình sản xuất của nhà máy này còn thấp, nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy này chưa cao.

Các nhà máy chế biến phân vi sinh được triển khai ở một số đô thị trong năm 2002 và đầu năm 2003 là Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về chất lượng (đặc biệt về thành phần các kim loại nặng) của phân hữu cơ đã chế biến. Nhiều địa phương cũng đang triển khai xây dựng các nhà máy loại này như Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận... Vấn đề hiện nay là cần thẩm định, đánh giá các công nghệ này để phổ biến rộng rãi.

2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn:

Tình trạng phổ biến hiện nay là khả năng phát sinh chất thải rắn đã và đang vượt quá năng lực thu gom, xử lý và tiêu huỷ tại địa phương. Điều này là nguyên nhân chủ yếu gây nên các tác động xấu tới môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ cộng đồng.

Chất thải bệnh viện cũng đang là một trong những nguồn ô nhiễm và lây truyền trường sống của cộng đồng dân cư. Hệ thống lò thiêu rác thải y tế ở nhiều bệnh viện hoạt động chưa đạt hiệu quả.

Đối với môi trường không khí: mùi hôi từ các điểm trung chuyển rác thải trong khu vực dân cư đã gây ô nhiễm môi trường không khí và gây mùi khó chịu.

Đối với môi trường nước mặt: rác thải và các chất ô nhiễm đã biến đổi màu của nước mặt thành màu đen, từ không mùi đến có mùi khó chịu. Tải lượng của các chất bẩn hữu cơ đã làm cho thuỷ sinh vật trong nguồn nước mặt bị xáo trộn.

Đối với môi trường nước dưới đất: vấn đề nhiễm bẩn Nitơ trong nước ngầm tầng nông cũng là hậu quả của nước rỉ rác và việc xả bừa bãi rác thải trên đất lộ thiên không có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.

B. Một số mô hìnhquản lý và kinh doanh rác thải tại Việt Nam

Trong phần nghiên cứu trọng tâm khóa luận xin đi sâu hơn vào tìm hiểu hoạt động của các mô hình quản lý và kinh doanh rác thải ở Việt Nam dưới 5 cấp độ:


Nhà nước, Công ty, Cộng đồng quản lý, Cá thể - tập thể hoạt động tự phát, và Dự án có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs).‌

I. Hệ thống quản lý Nhà nước về rác thải:

Nhà nước là một chủ thể vô cùng đặc biệt, không giống như các chủ thể khác trong nền kinh tế. Mục tiêu mà nhà nước hướng đến không phải là lợi nhuận hay lợi ích kinh tế mà là lợi ích xã hội. Để thực hiện việc quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên rác thải, Nhà nước sử dụng các công cụ của mình là hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn và các cơ quan quản lý môi trường.

1. Hệ thống pháp luật, chính sách và các cơ quan quản lý chất thải rắn:

1.1. Hệ thống pháp luật liên quan:

a. Hệ thống pháp luật, chính sách về quản lý chất thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung:

Ở Việt Nam, liên quan đến việc quản lý rác thải có thể kể đến các văn bản pháp luật sau:

Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 (thay cho Luật năm 1993) Nghị định "Về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn" số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007

Nghị định "về quản lý chất thải rắn" số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007, trong đó qui định danh mục các chất thải nguy hại (Danh mục A) vŕ chất thải không nguy hại (Danh mục B).

Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định 2575/1999/QĐ - BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Thông tư số 13/2007/TT-BXD về việc quản lý chất thải rắn do Bộ xây dựng ban hành để hướng dẫn một số điều của nghị định số 59/2007/NĐ-CP.

Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg kí ngày 10 tháng 7 năm 1999 về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt nam đến 2020

Quyết đinh 3093/QD-UB “Về việc Ban hành quy định quản lý rác thải của thành phố Hà Nội” ngày 21 tháng 9 năm 1996


Quy định 106/2007/ND-CP

Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và KCN

Ngoài ra, các biện pháp mà trước đây Nhà nước có sử dụng gồm:

- Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và KCN

- Quy chế quản lý CTR nguy hại – tháng 7/1999, quyết định 155 của TTCP

- Quy chế quản lý CTR y tế - 1999

- Quy trình công nghệ tiêu hủy thuốc trừ sâu, lân hữu cơ tồn đọng – 2000

- Quy trình công nghệ tiêu hủy chất hữu cơ tồn đọng Cs – 2000

b. Một số các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường:

TCVN 6696 – 2000 về bãi chôn lấp hợp vệ sinh

TCVN 6705 – 2000 về chất thải rắn không nguy hại – phân loại TCVN 6706 – 2000 về chất thải rắn nguy hại – phân loại TCVN 6707 – 2000 về chất thải nguy hại

Hệ thống tiêu chuẩn này hết sức cần thiết để “chuẩn hóa” các sản phẩm dịch vụ liên quan đến rác thải, là các văn bản hướng dẫn kỹ thuật cơ bản góp phần không nhỏ hỗ trợ cho hệ thống quản lý và kinh doanh rác thải ở Việt Nam.

Các văn bản pháp luật kể trên, cả về mặt kĩ thuật lẫn quản lý, đều đóng góp một phần không nhỏ vào việc tạo dựng một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động liên quan đến rác thải ở Việt Nam.

2. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường

Hiện nay, ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý môi trường nói chung và rác thải nỏi riêng vẫn được thực hiện theo các cấp từ trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý cấp trung ương là Bộ tài nguyên Môi trường (MONRE) (trước đây là Bộ Khoa học công nghệ, Tài Nguyên và Môi trường), ở cấp Tỉnh, thành phố là các sở tài nguyên môi trường (DOSTE). Ngoài ra còn có Cục Bảo vệ môi trường (VEPA) và về mặt hỗ trợ tài chính có quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF). Ở các cấp thấp hơn không có cơ quan chuyên trách mà thường do một tổ chức trực thuộc Hội phụ nữ hoặc Hội cựu chiến binh chịu trách nhiệm.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể thấy trong hình vẽ sau:


Hình 11 Sơ đồ tổ chức bộ Tài nguyên Môi trường (2008)

Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến rác thải tuy đã ban hành kịp 4

Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến rác thải tuy đã ban hành kịp thời những vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ như: về cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quy hoạch, thiếu địa điểm chôn lấp, chi phí xử lý chất thải rắn và công nghệ xử lý, tiêu chuẩn xử lý… Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường tuy đã tăng cường nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được như cầu thực tế phát triển. Việc quản lý rác thải chưa có sự quan tâm đúng mức của các Sở, ban, ngành.

Việc xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Các doanh nghiệp (đơn vị chủ nguồn thải) chưa thực hiện đầy đủ hoạt động bảo vệ môi trường; kiếm soát chưa triệt để các phương án ứng cứu sự cố khi hoạt động phát sinh chất thải gây ô nhiễm. Tình trạng mua bán chất thải rắn nguy hại diễn ra còn phổ biến. Chủ thu gom, xử lý rác thải còn hạn chế đầu tư công nghệ


xử lý, nên nhiều công nghệ mang tính đối phó, không đạt hiệu quả và không đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

Có thể nói, nhìn vào hệ thống quản lý cấp Nhà nước về rác thải nói riêng và môi trường nói chung ở Việt Nam, ta có thể thấy một hệ thống cứng, với các quy chế và tính pháp lý mềm, một bộ máy cồng kềnh, hoạt động thiếu hiệu quả, chức năng chồng chéo và chưa thực sự tạo được tính pháp chế cao.

II. Mô hình công ty – URENCO

Ở Việt Nam, số lượng các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến rác thải hay kinh doanh các sản phẩm có liên quan đến rác thải không nhiều. Trước đây cũng có một số công ty như: Công ty Môi trường xanh, bãi rác Thủy Phương (Huế)... nhưng hoạt động nhỏ lẻ, không hiệu quả. Ngày nay, nhắc đến công ty hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác thải, người ta nghĩ đến công ty Môi trường Đô thị (URENCO). Để tập trung tìm hiểu sâu, khóa luận sẽ chỉ xem xét hoạt động và hiệu quả của công ty này dưới 4 góc nhìn: cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động, dịch vụ cung cấp và hiệu quả hoạt động.

1. Cơ cấu tổ chức :

1.1. Giới thiệu về công ty Môi trường Đô thị (URENCO)

Công ty Môi trường Đô thị (tên giao dịch là Urban Environment Limited Company, viết tắt là URENCO) là công ty TNHH Nhà nước Một thành viên, được thành lập khá lâu, có trụ sở tại 18 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội; điện thoại: 04.8232565 hoặc 04.7473302, số fax: 04.7473301. Website: www.urenco.com.vn và địa chỉ liên hệ urencohn@netnam.org.vn. Công ty có tài khoản số 102010000001234 tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. Giấy phép kinh doanh số 109381 cấp ngày 12/10/1993.

1.2 Các thành viên trực thuộc :

Hiện nay, Urenco bao gồm các đơn vị thành viên sau:


STT

Tên thành viên

1

Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 1

2

Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 2

3

Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí