Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 8

Tại Điều 277 BLHS, nhà làm luật đã đưa ra các dấu hiệu, đặc điểm để xác định người có chức vụ (quyền hạn), đó là "người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ".

Vấn đề xác định tư cách chủ thể của tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, ngoài chức vụ mà họ có được do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, tuyển dụng, hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, thì điều quan trọng là những người này có được giao thực hiện công vụ hay không. Đây là dấu hiệu rất quan trọng. Nhưng trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thường xem nhẹ dấu hiệu này mà chỉ chú ý đến chức vụ, quyền hạn mà người phạm tội có, nên không ít trường hợp người phạm tội (có chức vụ, quyền hạn) lợi dụng nhiệm vụ chuyên môn được giao làm sai lệch hồ sơ quản lý nhà nước về đất đai hoặc lợi dụng sự ảnh hưởng của bản thân để tác động đến người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về đất đai ban hành các quyết định trái pháp luật liên quan đến đất đai… nhưng đã vội xác định họ phạm tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, mà không xác định xem người đó có được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý về đất đai hay không, phạm tội với động cơ, mục đích gì (?).

Tóm lại, người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai, bao gồm: người có chức vụ, quyền hạn được Nhà nước giao trong lĩnh vực quản lý về đất đai. Nếu họ không phải là người được giao quản lý nhà nước về đất đai thì không thể là chủ thể của tội phạm này. Đây là điều kiện để một người có thể trở thành chủ thể của tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một số tội phạm khác về trật tự quản lý kinh tế cũng như tội phạm về chức vụ. Người được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn trong các cơ quan Tài nguyên & môi trường và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp.

Đối với người bình thường khác có thể trở thành chủ thể của tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai trong các vụ án có đồng phạm mà họ tham gia với vai trò là người xúi giục, người giúp sức, hoặc thậm chí là người chủ mưu việc thực hiện tội phạm, nhưng không thể là người thực hành của tội phạm này. Người thực hành của tội phạm bao giờ cũng là chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về đất đai.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai nếu tội phạm mà họ thực hiện thuộc khoản 3 Điều 174 BLHS, vì trường hợp vi phạm tại khoản này là tội phạm rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, những đối tượng này chỉ có thể là đồng phạm phạm tội với vai trò người giúp sức, vì họ chưa thể trở thành cán bộ, công chức nhà nước được. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội thuộc khoản 1, khoản 2 Điều 174 BLHS, chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu TNHS về hành vi tại các khoản này, vì tội phạm quy định tại khoản 1 là tội phạm ít nghiêm trọng, tại khoản 2 là tội phạm nghiêm trọng.

d) Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là những trạng thái diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội được thể hiện dưới dạng lỗi (cố ý hoặc vô ý) và các yếu tố phản ánh trạng thái tâm lý của người đó như: động cơ phạm tội, mục đích phạm tội. Như TSKH. PGS. Lê Văn Cảm đưa ra khái niệm về mặt chủ quan của tội phạm, đó là:

Đặc điểm tâm lý bên trong của cách xử sự có tính chất tội phạm xâm hại đến khách thể được bảo vệ bằng PLHS, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi) [5, tr. 376].

Đối với tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, tội phạm chỉ có thể được thực hiện bởi lỗi cố ý (với hai hình thức lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp). Dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ

hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn cố tình thực hiện. Còn trong hình thức lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội cũng nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Hơn ai hết, bản thân người thực hiện tội phạm, ngay từ khi ý định phạm tội nảy sinh, đã nhận thức được rõ những thiệt hại về kinh tế của Nhà nước, tổ chức và công dân chắc chắn sẽ xảy ra. Đồng thời, ở cương vị của mình, họ hoàn toàn có đủ khả năng để nhận thức được rằng bản thân đang trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai. Tuy nhiên, người phạm tội vẫn cố tình thực hiện hành vi vi phạm.

Động cơ, mục đích của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Nói cách khác, hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, nhưng thuộc một trong các trường hợp: "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm", "đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn" hoặc "gây hậu quả nghiêm trọng" thì mới có thể bị truy cứu TNHS về tội phạm quy định tại Điều 174 BLHS. Còn nếu vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác để vi phạm, thì tùy từng thời điểm, từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu TNHS về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 BLHS hoặc tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 282 BLHS.

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 8

2.1.2. Hình phạt

Khái niệm hình phạt được quy định tại Điều 26 BLHS: "là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội". Như quan điểm của TSKH. PGS. Lê Văn Cảm thì "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định của PLHS" [5, tr. 675].

Hình phạt và việc áp dụng hình phạt nói chung đối với người phạm tội, không chỉ nhằm trừng trị họ mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội mới. Mặt khác, thông qua việc xét xử và áp dụng hình phạt đúng người, đúng tội, để nhằm giáo dục người khác có ý thức tôn trọng pháp luật và đấu tranh phòng ngừa chung. Đối với tội phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, việc áp dụng hình phạt đúng còn góp phần làm "trong sạch" bộ máy Nhà nước, khôi phục lại uy tín chính trị và niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

a) Về hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS

Trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS là cấu thành cơ bản của tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. So sánh về tội phạm giữa BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi tắt là BLHS 2009) với BLHS khi mới ban hành năm 1999 (gọi tắt là BLHS 1999), nếu chỉ căn cứ vào khung hình phạt thì hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2009 tương đương khoản 1 Điều 174 BLHS 1999 (đều có hình phạt "cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm"); nhưng căn cứ vào dấu hiệu định tội của CTTP cơ bản thì hình phạt tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2009 không có lợi cho người phạm tội, vì khoản 1 điều luật này chỉ quy định có một dấu hiệu định tội là "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm", trong khi đó khoản 1 Điều 174 BLHS 2009 bổ sung thêm hai dấu hiệu định tội nữa là "đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn" và "gây hậu quả nghiêm trọng". Có nghĩa là, khoản 1 Điều 174 BLHS 2009 mở rộng thêm điều kiện về hành vi bị coi là tội phạm, hay nói cách khác, điều luật đã hình sự hóa thêm hai trường hợp bị truy cứu TNHS.

Tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng vì đều có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù. Do đó, đối với người thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp này, nếu chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu TNHS, từ đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu TNHS.

b) Về hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 174 BLHS

Xét về khung hình phạt, cũng tương tự như khoản 1, tội phạm ở khoản 2 Điều 174 BLHS 1999 và LHS 2009 đều quy định khung là "tù từ hai năm đến bảy năm"; nhưng nếu đánh giá về đặc điểm, tính chất của các tình tiết định khung tăng nặng TNHS thì:

+ Ở các tình tiết thuộc về hậu quả của tội phạm, khoản 2 Điều 174 BLHS 1999 quy định hai trường hợp: "đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn" và "gây hậu quả nghiêm trọng", trong khi đó, chúng chỉ được xem xét là dấu hiệu định tội quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2009, còn tình tiết ở khoản 2 Điều 174 BLHS 2009 đó là: "đất có diện tích rất lớn hoặc có giá trị rất lớn" và "gây hậu quả rất nghiêm trọng". Có nghĩa là, tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 174 BLHS 1999 mang lại hậu quả pháp lý cho người phạm tội theo chiều hướng bất lợi hơn tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 174 BLHS 2009.

Cũng giống như dấu hiệu "đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn" và "gây hậu quả nghiêm trọng", hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể: đất có diện tích bao nhiêu được coi là có diện tích rất lớn; trị giá bằng bao nhiêu được coi là có giá trị rất lớn và, người phạm tội gây thiệt hại với tính chất, mức độ như thế nào thì được coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng (?)…(Mặc dù chúng ta có thể vận dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP để áp dụng đối với tình tiết này, tuy nhiên như thế sẽ không chính xác, cụ thể và mang tính gượng ép). Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai, đảm bảo xử lý tội phạm chính xác, khách quan, công bằng, đúng tính chất và mức độ hành vi vi phạm.

+ Về tình tiết tăng nặng định khung khác: khoản 2 Điều 174 BLHS 2009 quy định thêm trường hợp phạm tội "có tổ chức". Đây là điểm mới mà nhà làm luật đã đưa vào khi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2009.

Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu (Điều 20 BLHS). Theo quan điểm của TSKH.PGS. Lê Văn

Cảm cho rằng, phạm tội có tổ chức là "hình thức phạm tội đặc biệt có sự câu kết chặt chẽ của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc của các thành viên cùng một tổ chức tội phạm" [5, tr. 460].

Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của vụ án phạm tội có tổ chức mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đối với tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai có tổ chức thì người thực hành trong vụ án bao giờ cũng phải là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về đất đai như: cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Tài nguyên & môi trường, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp. Những người đồng phạm khác có thể là bất cứ người nào có đủ các đặc điểm, điều kiện của chủ thể thường.

Những năm gần đây, tình trạng phạm tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai có tổ chức, quy mô lớn, với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt, thường được tổ chức rất chặt chẽ, thậm chí có sự cấu kết, móc nối với những người có địa vị, chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước. Kèm theo hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai là các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ; đưa và nhận hối lộ. Có thể chỉ ra một số vụ án có liên quan đến đất đai đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế và bức xúc trong dư luận xã hội xảy ra trong thời gian qua như: Vụ án thứ nhất, sai phạm nghiêm trọng trong việc xét cấp giao đất ở trái pháp luật hàng trăm nghìn m2 đất có nguồn gốc là đất rừng xảy ra vào năm 2005 tại huyện đảo Phú Quốc (nghiêm trọng hơn có cả trường hợp cấp cho một học sinh phổ thông - là con trai Phó Chủ tịch huyện), đã bị cơ quan pháp luật tỉnh Kiên Giang truy tố, xét xử với hàng

chục quan chức trên địa bàn huyện, trong đó có cả Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện và nhiều cán bộ khác của thị trấn Dương Đông và huyện Phú Quốc. Vụ án thứ hai, sai phạm trong việc xét cấp 435 lô đất ở (với tổng diện tích gần 60.000m2) tại xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc vào năm 2006; cá biệt, có cả trường hợp xét cấp đất cho người mới 10 tuổi và 14 tuổi

(là con Bí thư và Chủ tịch UBND xã). Hậu quả, có 5 cán bộ xã và huyện bị truy tố, xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ án thứ ba, sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh với sự tiếp tay của một số cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn, khiến hàng trăm ha đất đã bị các "đầu nậu", công ty tư nhân phá vỡ quy hoạch; kéo theo đó là đời sống của hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng và hàng chục tỷ đồng của Nhà nước bị mất trắng. Kết thúc vụ án với 10 đối tượng phải ra "hầu" Tòa vào năm 2010 về các tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, đưa và nhận hối lộ… trong đó có cả Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND xã và nhiều cán bộ xã, huyện khác. Đặc biệt, vụ án "tham nhũng" về đất đai liên quan đến tiêu cực trong việc xét cấp gần 130 suất đất tái định cư với hàng

nghìn m2 tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, đã gây nhiều bức xúc trong

dư luận xã hội có liên quan đến 08 vị "quan" thành phố, trong đó có cả Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Bí thư, Chủ tịch UBND thị xã và nhiều cán bộ, lãnh đạo khác của thành phố Hải Phòng, thị xã Đồ Sơn và các phường Vạn Hương, Vạn Sơn; đã bị TAND thành phố đưa ra xét xử vào năm 2007. Các vụ án trên phản ánh rất rõ tính chất, đặc điểm của tình trạng tội phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai có tổ chức trong thời gian qua.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 174 BLHS thì bị phạt "tù từ hai năm đến bảy năm". Điều này khẳng định, các tội phạm ở đây là tội phạm nghiêm trọng. Do đó, đối với người thực hiện hành vi phạm tội thuộc các trường hợp này, chỉ từ đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu TNHS.

c) Về hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 174 BLHS

Đây là khung tăng nặng TNHS chỉ có ở khoản 3 Điều 174 LHS 2009 mà BLHS năm 1999 chưa đặt ra với hai tình tiết mới là: "đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn" và "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng".

Những tình tiết này được nhà làm luật hình sự hóa thành khoản 3 của điều luật khi tiến hành sửa đổi, bổ sung vào năm 2009.

Cũng giống như các tình tiết về hậu quả của tội phạm tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 BLHS, hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tình tiết: "đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn" và "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" trong tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai (mặc dù chúng ta có thể vận dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP như đã nêu ở trên để áp dụng đối với tình tiết này, song như thế sẽ không chính xác). Quy định (hoặc hướng dẫn) cụ thể tình tiết này đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần giải quyết các vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai được đúng đắn, đảm bảo việc xử lý tội phạm được chính xác, khách quan, công bằng, đúng tính chất và mức độ tội phạm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 174 BLHS thì bị phạt "tù từ năm năm đến mười hai năm". Điều này khẳng định, tội phạm trong các trường hợp này là tội phạm rất nghiêm trọng. Do đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực TNHS, nếu vi phạm các quy định về quản lý đất đai mà đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị truy cứu TNHS.

d) Về hình phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 174 BLHS

Khoản 4 Điều 174 BLHS được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể "bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm". Đây là quy phạm tùy nghi, không phải là quy phạm bắt buộc. Nghĩa là, khi xét xử, Tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ của tội phạm và nhân thân của người phạm tội để quyết định xem có cần thiết áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ hay không. So với tội phạm quy định tại điều luật tương ứng ở thời điểm khi mới ban hành năm 1999 thì hình phạt bổ sung đã được nhà làm luật sửa đổi theo

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí