Tổng Quan Về Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Có Liên Quan


quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ (KTKSNB) với mục tiêu đảm bao RRTD không vượt quá khả năng chấp nhận của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có chức năng đánh giá lại tín dụng độc lập và chức năng kinh doanh để đánh giá chất lượng của từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng, nhận diện và phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, tín dụng có vấn đề. Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về phương pháp và tổ chức quản lý các khoản nợ có vấn đề. Bộ phận đánh giá lại các khoản tín dụng phải báo cáo trực tiếp đến HĐQT, Ban điều hành và Ủy ban Kiểm toán của Ngân hàng. Chức năng kiểm toán nội bộ (KToNB) định kỳ sẽ đánh giá sự tuân thủ các chính sách, quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động tín dụng đã được thiết lập. Phát hiện những yếu kém trong chính sách, quy trình, thủ tục tín dụng và báo cái lên lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng.

Thứ 5: Đảm bảo vai trò của cơ quan giám sát (nguyên tắc 17). Cơ quan giám sát yêu cầu các NHTM phải có hệ thống nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát hiệu quả.. Cơ quan giám sát phải thực hiện đánh giá độc lập sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản trị RRTD bao gồm chiến lược, chính sách, quy trình và các vấn đề liên quan đến quá trình cấp tín dụng và quản lý RRTD.

3.4 Tổng quan về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan

3.4.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015.Thách thức với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II.Tạp chí Ngân hàng. Số 18, trang 22 – 23. Triển khai Basel II sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn.

Trần Thị Việt Thạch, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ.Trường Học viện Tài chính.Luận văn đã tập trung đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tại Agribank và đưa ra các giải pháp để tập trung xử lý các vấn đề tồn động


trọng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng để hướng đến việc áp dụng chuẩn mực Basel II.

Trần Việt Dung, 2011. Áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ.Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.Luận văn đã nghiên cứu và rút những bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia và đề xuất giải pháp đối với việc áp dụng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.

Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), nghiên cứu các yếu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng xu hướng gia tăng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam thường là chủ đề trung tâm của nhiều diễn đàn và hội thảo kinh tế trong nước thời gian qua. Mức độ rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu và mức trích lập dự phòng nợ khó đòi.

Nguyễn Đức Trung (2012), luận án Tiến sĩ “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel”. Luân văn đã lý giải một cách có hệ thống các vấn đề về đảm bảo an toàn ngân hàng trên góc độ vĩ mô và vi mô với các nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel. Luận văn đã khảo sát và đánh giá việc đảm bảo an toản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 và đề xuất các giải pháp theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực Basel II giai đoạn 2012 – 2021.

3.4.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Rajan và Dhal (2003) phân tích thực nghiệm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng bao gồm các yếu tố kinh tế và tài chính: tín dụng, quy mô ngân hàng gây rủi ro và các cú sốc kinh tế vĩ mộ. Các kết quả thực nghiệm từ các mô hình hồi quy dữ liệu bảng gợi ý rằng các biến tín dụng và cú sốc kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đáng kể đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Sự thay đổi về quy mô của ngân hàng có thể tác động một phần đối với bợ xấu của ngân hàng. Về biến tín dụng, những thay đổi trong chi phí tín dụng về kỳ vọng lãi suất cao gây ra tăng NPAS. Mặt khác, các yếu tố như hạn mức tín dụng, điều kiện kinh tế vĩ mô


và kinh doanh thuận lợi làm giảm NPAS. Chu kỳ kinh doanh có thể có ý nghĩa khác biệt đối với phản ứng của khách hàng vay và ngân hàng.

Boss (2002) sử dụng mô hình rủi ro tín dụng vĩ mô để phân tích tình hình biến động xấu của thị trường gây áp lực lên khả năng vỡ nợ của ngân hàng Áo và tác giả đã nhận thấy sức sản xuất công nghiệp, tỷ lệ lạm phát, chỉ số chứng khoán, lãi suất ngắn hạn danh nghĩa và giá dầu là các nhân tố quết định khả năng vỡ nợ

Kharboush và Abadi (2004) trong đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của các danh mục cho vay là cơ sở tín dụng cho các ngân hàng của Jordan và nghiên cứu đã kết luận một mối quan hệ tích cực giữa hiệu suất của danh mục cho vay và đầu tư bao gồm: kích thước của các ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, việc sử dụng các khoản tiền gửi cho vay, lợi nhuận trung bình trên danh mục cho vay, tỷ lệ chi tiêu cho quảng cáo.

Zribi và Boujelbène (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát RRTD của 10 TCTD Tunisia (1995-2008) sử dụng mô hình dữ liệu bảng với các hiệu ứng cố định (FE), hiệu ứng ngẫu nhiên (RE). Biến phụ thuộc là biến nợ xấu của TCTD (NPL) đo lường rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng và biến độc lập là cơ cấu sở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận, GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho rằng cơ cấu sở hữu, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô: tăng trưởng nhanh chóng của GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống TCTD. Trong đó nhấn mạnh đến yếu tố cấu trúc sở hữu, lợi nhuận, lãi suất và lạm phát có vai trò đáng kể đối với kiểm soát rủi ro của các TCTD Tunisia.

Tehulu và cộng sự (2014) kiểm tra các yếu tố quyết định dành riêng cho rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại Ethiopia. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng cho nghiên cứu. Dữ liệu bảng bao gồm dữ liệu của 10 ngân hàng thương mại nhà nước lẫn tư nhân trong giai đoạn 2007 – 2011 được phân tích bằng cách sử dụng mô hình GLS để khắc phục các nhược điểm và phân tích nghiên cứu.


BẢNG THỐNG KÊ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC



STT


TÊN CÔNG TRÌNH


TÊN TÁC GIẢ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC


I. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1

Thách thức với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II

Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh ( 2015)

Kết quả cho thấy việc triển khai Basel II sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quả trị rủi ro tín dụng được nâng cao. Các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả hơn đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - 8


STT

TÊN CÔNG TRÌNH

TÊN TÁC GIẢ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

2

Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN

Trần Thị Việt Thạch (2016)

Luận án đã hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II tại NHTM, từ đó phân tích để làm rõ lợi ích của các NHTM khi quản tri rủi ro theo chuẩn mực Basel II và những điều kiện mà NHTM phải có để triển khai quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II

3

Áp dụng chuẩn mực Basel II: Kinh nghiệm quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam

Trần Việt Dung (2011)

Luận văn đã nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II trong hệ thống ngân ở một số quốc gia và đề xuất giải pháp đối với việc triển khai Basel II ở Việt Nam.


STT

TÊN CÔNG TRÌNH

TÊN TÁC GIẢ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

4

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD hệ thống NHTM Việt Nam

Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014)

Phản ánh bức tranh nợ xấu của các NHTM Việt Nam đồng thời khẳng định RRTD ngân hàng trong quá khứ với độ trễ 1 năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm tác động như thế nào đến RRTD NHTM Việt Nam.


STT

TÊN CÔNG TRÌNH

TÊN TÁC GIẢ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

5

Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel II

Nguyễn Đức Trung (2012)

Luận án đã luận giải một cách có thống các vấn đề về đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trên góc độ vĩ mô và vi mô với các nội dung cơ bản của các Hiệp ước vốn Basel trong giai đoạn 2005 – 2011 và đề xuất giải pháp theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho các ngân hàng Việt Nam.

II. NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1

Phân tích thực nghiệm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của Ngân hàng

Rajan và Dhal (2003)

Kết quả cho thấy: các biến tín dụng và cú sốc kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM

2

Sử dụng mô hình vĩ mô để phân tích tình hình biến động xấu của thị trường gây áp lực lên khả năng vỡ nô

Boss (2002)

Kết quả: sức sản xuất công nghiệp, tỷ lệ lạm phát, chỉ số chứng khoán, lãi suất ngắn hạn danh nghĩa và giá dầu là các nhân tố quyết

định khả năng vỡ nợ


STT

TÊN CÔNG TRÌNH

TÊN TÁC GIẢ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

3

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của danh mục cho vay và cơ sở tín dụng cho ngân hàng của Jordan

Kharboush và Abadi (2004)

Khẳng định mối quan hệ giữa hiệu suất của danh mục cho vay của các NHTM và Đầu tư, kích thước của các ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, lợi nhuận trung bình trên danh mục

cho vay.

4

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát RRTD của 10 TCTD

Tunisia (1995 – 2008)

Zribi và Boujebene (2011)

Kết quả cho rằng cơ cấu sở hữu, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô: tăng trưởng nhanh chóng của GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống TCTD. Trong đó nhấn mạnh đến yếu tố cấu trúc sở hữu, lợi nhuận, lãi suất và lạm phát có vai trò đáng kể đối với kiểm soát rủi ro của các TCTD Tunisia.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 25/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí