Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tràng An


2.2.3Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An

2.2.3.1 Quy mô và cơ cấu tín dụng


Chỉ tiêu quy mô tín dụng theo thời gian tại BIDV Tràng An

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng theo thời gian tại BIDV Tràng An từ 2016 -2020



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020


Giá trị

Tỷ trọng (%)


Giá trị

Tỷ trọng (%)


Giá trị

Tỷ trọng (%)


Giá trị

Tỷ trọng (%)


Giá trị

Tỷ trọng (%)

Dư nợ tín dụng


453


100


551


100


689


100


834


100


949

100

Dư nợ ngắn hạn


360


79,47


452


82,03


560


81,27


686


82,25


779

82,07

Dư nợ trung hạn và dài

hạn


93


20,53


99


17,97


129


18,73


148


17,75


170


17,93

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An - 9


(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)


Qua bảng số liệu nhận thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Dư nợ ngắn hạn vượt quá 80% trong cơ cấu dư nợ. Bên cạnh đó, dự nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm. Năm 2016 là 360 tỷ đồng, đến năm 2017 là 452 tỷ đồng tăng 25,56% so với năm 2016 tương ứng tăng 92 tỷ đồng. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2018 là 560 tỷ đồng tăng 108 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng 23,89%. Năm 2019, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 686 tỷ đồng, tăng 126 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với mức tăng 22,5%.

Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2020 tăng 93 tỷ đồng so với năm 2019, đạt 779 tỷ đồng, tương ứng mới mức tăng 13,56%. Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Có sự gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2016-2020 nhưng mức tăng còn thấp và chưa đáng kể. Đây có thể do chính sách


phát triển của chi nhánh trong nhưng năm qua, việc phát triển cho vay dài hạn sẽ tốn nhiều chi phí và ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì thế, chi nhánh có xu hướng cho vay ngắn hạn, nhằm hạn chế các rủi ro gặp phải. Tuy nhiên cũng dẫn đến việc doanh thu từ hoạt động cho vay thấp. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần điều chỉnh lại cơ cấu cho vay nhằm góp phần làm ổn định cơ cấu cho vay, đem lại thu nhập ổn định cho chi nhánh, đồng thời giúp chi nhánh nâng cao được uy tín cũng như thương hiệu của mình.

Chỉ tiêu quy mô tín dụng theo ngành kinh tế

Bảng 2.5: Bảng dư nợ theo ngành kinh tế từ 2016-2020 tại BIDV Tràng An


ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Ngành công nghiệp

108

23,84

138

25,05

166

24,09

191

22,90

222

23,39

Ngành thương mại và dịch vụ

115

25,39

150

27,22

200

29,03

258

30,94

295

31,08

Ngành nông nghiệp

205

45,25

250

45,37

313

45,43

373

44,72

418

44,05

Ngành nghề khác

25

5,52

13

2,26

10

1,45

12

1,44

14

1,46

Dư nợ tín dụng

453

100

551

100

689

100

834

100

949

100


(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)


Nhìn vào bảng số liệu dư nợ theo ngành kinh tế của BIDV Tràng An giai đoạn 2016- 2020, ta thấy dư nợ cho vay theo ngành kinh tế có sự biến động qua các năm, cụ thể như sau: ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong quy mô cho vay của chi nhánh, luôn đạt ở mức 45% qua các năm, cụ thể năm 2016 dư nợ cho vay ngành nông nghiệp đạt 205 tỷ đồng, chiếm 45,25% tổng dư nợ cho vay,


sau 5 năm, chỉ tiêu này vẫn đạt ở mức 44,05% cho thấy chính sách cho vay của chi nhánh vẫn tập trung vào khách hàng nông nghiệp, đầu tư cho vay để phát triển nông nghiệp là chính, phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương.

Tiếp đến là dư nợ cho vay ngành thương mại và dịch vụ. Dư nợ cho vay ngành thương mại và dịch vụ có sự gia tăng qua các năm. Năm 2016, dư nợ cho vay ngành này đạt 115 tỷ đồng, chiếm 25,39%. Sang đến năm 2016, 2017, 2018,

2019, 2020, chỉ tiêu này lần lượt đạt mức 27,22%, 29,03% và 30,94%. Năm 2020, dư nợ cho vay ngành thương mại và dịch vụ đạt 330 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,34% so với năm 2019 và chiếm 31,08% tổng dư nợ cho vay.

Trong những năm gần đây, địa phương đã tích cực tận dụng các cơ hội đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng của huyện để thu hút các dự án, đặc biệt là tiềm năng du lịch hồ Thác Bà, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến khảo sát, tham quan. Tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất. Nắm bắt được cơ hội này, BIDV Tràng An đã có những chính sách để mở rộng quy mô cho vay đối với ngành thương mại và du lịch để phát triển kinh tế địa phương.

Còn lại là dư nợ cho vay ngành công nghiệp và ngành nghề khác. Từ bảng số liệu trên, chi nhánh đang chú trọng phát triển dư nợ cho vay đối với các ngành nghề trọng tâm trên địa bàn như nông nghiệp và thương mại và dịch vụ. Tập trụng vào các lĩnh vực có xu hướng phát triển nhanh chóng và có xu hướng tạo ta lợi nhuận cao, phòng tránh rủi ro cho vay, đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triện kinh tế địa phương.

Chỉ tiêu quy mô tín dụng theo thành phần kinh tế



700

636

562

600

465

500


400

300

357

300


200 92

114

105

133

145

104

125

70

95

100

52

9

36

19

15

40

0

2016

2017

2018

2019

2020

DNNN DNNQD Cá nhân Tổ chức KT khác


Hình 2.5: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Tràng An từ 2016 -2020


Qua bảng số liệu trên, dư nợ cho vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Từ năm 2016-2020, tỷ trọng dư nợ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng. Năm 2016, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 300 tỷ đồng, chiếm 66,23% so với tổng dư nợ. Năm 2017, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 57 tỷ đồng so với năm 2016 đạt mức 357 tỷ đồng và chiếm 64,79% so với tổng dư nợ. Năm 2018, 2019 và 2020, cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh lần lượt là 465 tỷ đồng, 562 tỷ đồng, 636 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 67% tổng dư nợ qua 3 năm.

Tiếp đến là tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, dao động từ 15% - 20%. Tỷ trọng cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ, xung quanh mức 12%.

Từ đánh giá trên, có thể nhận thấy, chi nhánh chưa có sự phát triển đều về quy mô tín dụng với các thành phần kinh tế. Còn rất nhiều mảng khách hàng để chi nhánh phát triển như khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhà nước. Việc chi nhánh tập trung phát triển vốn vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi nền kinh tế còn đang khủng hoảng và chưa phát triển, doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp ảnh hưởng lớn về vấn đề sản xuất kinh doanh và tìm kiếm đầu ra. Từ đó, khó có nguồn tiền vào đều để tiến hành trả nợ cho chi nhánh.


2.2.3.2. Rủi ro từ hoạt động tín dụng


Chỉ tiêu nợ theo nhóm, nợ quá hạn

Bảng 2.6: Phân chia nợ theo nhóm từ năm 2016-2020 tại BIDV Tràng An


ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Nợ nhóm 1

431

95,14

522

94,73

650

94,34

792,3

95,00

898

94,63

Nợ nhóm 2

18

3,97

23

4,17

31

4,49

31,7

3,8

41,6

4,38

Nợ nhóm 3

1,5

0,33

2

0,36

2,3

0,33

3,1

0,37

3,8

0,4

Nợ nhóm 4

1,3

0,29

1,8

0,33

2

0,29

2,8

0,34

3,3

0,35

Nợ nhóm 5

1,2

0,27

2,2

0,41

3,7

0,54

4,1

0,49

2,3

0,24

Dư nợ tín dụng

453

100

551

100

689

100

834

100

949

100


(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)


Dựa vào bảng phân chia dư nợ theo nhóm tại chi nhánh BIDV Tràng An, dễ dàng nhận thấy, nợ nhóm 1 tại chi nhánh là nhóm có cơ cấu dư nợ lớn nhất tại chi nhánh.

Nợ nhóm 1 tại chi nhánh qua các năm từ 2016-2020 luôn giữ ở mức xấp xỉ 95%. Nợ quá hạn tại chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh qua 5 năm 2016-2020 chiếm gần 5%.

Trong nhóm nợ quá hạn, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nợ nhóm 2 chiếm xấp xỉ 4% trong cơ cấu dư nợ và chiếm hơn 80% trong cơ cấu nợ quá hạn. Còn lại thuộc về nợ xấu. Có thể nhận xét về nợ quá hạn của chi nhánh là chưa thực sự tốt. Tỷ trọng nợ quá hạn lớn. Có xu hướng gia tăng trong giai đoạn tiếp theo. Nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn


trong cơ cấu nợ quá hạn. Cần tiến hành các biện pháp thay đổi cơ cấu dư nợ theo nhóm. Tăng hơn nữa tỷ lệ nợ nhóm 1 bằng cách gia hạn cho vay, đảo nợ, có biện pháp hỗ trợ khách hàng thanh toán nợ vay.

Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn từ năm 2016-2020 tại BIDV Tràng An


ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

Dư nợ tín dụng

453

551

689

834

949

Nợ xấu

4

6

8

10

9,4

Nợ có khả năng mất vốn

1,2

2,2

3,7

4,1

2,3

Tỷ lệ nợ xấu

0,88%

1,09%

1,16%

1,19%

0,99%

Tỷ lệ nợ có khả năng mất

0,26%

0,39%

0,53%

0,49%

0,24%


(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)


Từ bảng tổng hợp về tình hình nợ xấu tại chi nhánh BIDV Tràng An, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có sự biến động qua 5 năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong năm 2016, nợ xấu tại chi nhánh là 4 tỷ đồng, chiếm 0,88% trong tổng dư nợ. Năm 2017, nợ xấu đạt 6 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng so với năm 2016 và chiếm 1,09% tổng dư nợ. Sang đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã chạm mốc 1,16%, tương ứng với 3,7 tỷ đồng nợ xấu. Năm 2019 là năm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong giai đoạn 2016- 2020, đạt mức 1,19%, tăng 10,81% so với năm 2018. Năm 2020, giá trị nợ xấu có sự giảm xuống. Nợ xấu tại chi nhánh năm 2020 là 9,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu còn 0,99%.

Nợ xấu có sự gia tăng trong giai đoạn 2016-2019 khi tình hình kinh tế bất ổn. Ngân hàng đang thắt chặt cho vay và quản lý nợ chặt chẽ. Doanh nghiệp không có khả năng tìm nguồn tài chính để luân chuyển vốn, giải phóng hàng hóa. Tồn kho lớn, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn, làm gia tăng nợ quá hạn tại chi nhánh.


Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tại chi nhánh chiếm tỷ trọng từ 0,2% đến 0,5% trong giai đoạn 2016-2020 so với tổng dư nợ. Trong năm 2018, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn đạt tỷ lệ cao nhất, đạt 0,53% so với tổng dư nợ. Có thể thấy rằng, trong nhóm nợ xấu của chi nhánh, thì nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng ít, chủ yếu là nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4. Từ đó nhận xét, các doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Chi nhánh cần có những biện pháp để thúc đẩy, cải thiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp, tránh sự gia tăng của khoản nợ có khả năng mất vốn.

Nhìn chung, qua việc phân tích tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi của ngân hàng cho thấy, chất lượng tín dụng của chi nhánh BIDV Tràng An đạt ở mức khá.

So sánh tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn với các chi nhánh BIDV tại Hà Nội

Để so sánh chất lượng tín dụng của BIDV Tràng An với các chi nhánh BIDV khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành so sánh BIDV Tràng An với BIDV Gia Lâm và BIDV Bắc Hà Nội. Hai chi nhánh BIDV Gia Lâmvà BIDV Bắc Hà Nội có số lượng nhân viên, có dư nợ tín dụng, lợi nhuận trước thuế gần như tương đương với BIDV Tràng An.

BIDV Gia Lâm có 01 chi nhánh tại 741 Nguyễn Đức Thuận, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, và 02 phòng giao dịch tại Yên Viên, Trâu Quỳ, Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

BIDV Bắc Hà Nội có 01 chi nhánh tại 147 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, và 02 phòng giao dịch tại Dịch Vọng Hậu, Hoàng Sâm, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn của một số chi nhánh BIDV tại Hà Nội từ năm 2016-2020


Ngân hàng

2016

2017

2018

2019

2020


BIDV

Tràng An

Tỷ lệ nợ xấu

0,88%

1,09%

1,16%

1,19%

0,99%

Tỷ lệ nợ có

khả năng mất vốn


0,26%


0,39%


0,53%


0,49%


0,24%



BIDV Gia

Lâm

Tỷ lệ nợ xấu

0,77%

0,91%

0,89%

1,12%

0,94%

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn


0,15%


0,22%


0,27%


0,42%


0,2%


BIDV

Bắc Hà Nội

Tỷ lệ nợ xấu

0,87%

0,94%

1,02%

0,99%

0,85%

Tỷ lệ nợ có

khả năng mất vốn


0,16%


0,18%


0,19%


0,23%


0,22%


(Nguồn: Tổng hợp tác giả)


So sánh với các chi nhánh BIDV khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của BIDV Tràng An là cao nhất. Đặt biệt, trong năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Tràng An đạt mức 1,19%, trong khi tỷ lệ này của BIDV Bắc Hà Nội và BIDV Gia Lâm lần lượt đạt 0,99% và 1,12%. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Bắc Hà Nội và BIDV Gia Lâm xấp xỉ nhau. Tuy tỷ lệ nợ xấu của BIDV Tràng An là cao nhất nhưng tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo yêu cầu của NHNN.

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của BIDV Tràng An đạt cao nhất, dao động từ 0,2% đến 0,5% trong giai đoạn từ năm 2016- 2020. Tỷ lệ này của BIDV Bắc Hà Nội là thấp nhất, chỉ từ 0,16% đến 0,23%, tiếp đến là BIDV Văn Yên.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của từng chi nhánh Ngân hàng. Các Ngân hàng cần đi sâu phân tích từng món nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn, xác định nguyên nhân phát sinh của hai món nợ này, tìm ra đâu là nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan để tìm ra các biện pháp để hạn chế phát sinh ra các món nợ này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/03/2023