huy động tăng qua các năm điều đó đảm bảo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Trong các hoạt động tín dụng của NHTM thì hoạt động tín dụng cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, BIDV Tràng An luôn quan tâm và chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng cho vay tại chi nhánh. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ tại chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì và củng cố lượng khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cùng kinh doanh có hiệu quả. BIDV Tràng An đã đạt được một số những thành quả đáng khích lệ sau:
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
949
30%
834
25%
25%
22%
689
21%
20%
551
453
14%
15%
10%
5%
0%
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng dư nợ
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Hình 2.3. Tình hình dư nợ của BIDV Tràng An giai đoạn 2016 – 2020
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)
Qua 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020, dư nợ hàng năm của ngân hàng tăng lên từ 453 tỷ đồng lên 949 tỷ đồng. Năm 2017 dư nợ đạt 551 tỷ đồng, tăng 98 tỷ đồng so với năm 2016 với mức tăng là 21,63%. Đến năm 2018, tốc độ tăng
trưởng dư nợ đạt mức 25,04% ứng với mức tăng tương ứng là 138 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng ở mức 689 tỷ đồng. Năm 2019, tổng dư nợ là 834 tỷ đồng, tăng 145 tỷ đồng so với năm 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 21,05% so với năm 2018. Năm 2020, dư nợ tăng thêm 115 tỷ động, tổng dư nợ đạt 949 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 13,79%. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo đối tượng khách hàng như sau:
Bảng 2.2: Cho vay tại BIDV Tràng An giai đoạn 2016-2020
ĐVT: Tỷ đồng
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||||
Giá trị | Tỷ trọng (%) | Giá trị | Tỷ trọng (%) | Giá trị | Tỷ trọng (%) | Giá trị | Tỷ trọng (%) | Giá trị | Tỷ trọng (%) | |
Khách hàng TCKT | 270 | 59,60 | 348 | 63,16 | 405 | 58,78 | 463 | 55,52 | 489 | 51,53 |
Khách hàng cá nhân | 183 | 40,40 | 203 | 26,84 | 284 | 41,22 | 371 | 44,48 | 460 | 48,47 |
Tổng dư nợ | 453 | 100 | 551 | 100 | 689 | 100 | 834 | 100 | 949 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Biểu Hiện Của Một Khoản Nợ Có Vấn Đề Và Một Chính Sách Cho Vay Kém Hiệu Quả
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Bài Học Kinh Nghiệm Tham Khảo Cho Chi Nhánh Bidv Tràng An
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tràng An
- Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tràng An
- Nhóm Nợ Theo Tuổi Nợ, Cơ Cấu Nợ Của Khoản Vay
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)
Cho vay khách hàng tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh, tuy nhiên đang có sự giảm về tỷ trọng qua các năm từ 59,60% xuống 51,53%. Cùng với đó là sự tăng về tỷ trọng cho vay KHCN, điều này là phù hợp với xu hướng phát triển của BIDV và của cả ngành ngân hàng nói chung.
Trong những năm 2016-2020, thực hiện chủ trương ngăn chặn suy thoái kinh tế với nhiều giải pháp của chính phủ, NHNN và của BIDV, chi nhánh đã tập trung vốn cho năm lĩnh vực ưu tiên, tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh.
Chi nhánh cũng đã thực hiện chuyển đổi toàn diện mô hình, cơ cấu tổ chức theo chỉ đạo của BIDV, kiện toàn về tổ chức, nhân sự cho các phòng ban, từ đó thực hiện quản lý theo chiều dọc đối với từng phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm chuyên môn hóa sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng nhân sự đồng thời đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh luôn hướng đến khách hàng, đáp ứng và thỏa mãn tất cả các nhu cầu tài chính của từng phân khúc khách hàng, là cơ sở và tiền đề cho quá trình tăng trưởng.
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận chính là mục tiêu mà họ theo đuổi, nhưng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được phải dựa trên cơ sở an toàn và uy tín. BIDV Tràng An nói riêng và tất cả các ngân hàng nói chung, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên cơ sở tiền tệ, đây là yếu tố nhạy cảm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của nó cũng không nằm ngoài mục đích thu lợi nhuận.
Kết quả kinh doanh của ngân hàng được xem là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong những năm qua, với sự cố gắng và nổ lực trong công tác quản trị, điều hành tác nghiệp nhằm phát huy tối đa những thuận lợi của mình, BIDV Tràng An đã có được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để ngày càng khẳng định vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường.
Nhờ chính sách kinh doanh phù hợp mà hoạt động của chi nhánh trong năm năm gần đây phát triển với tốc độ cao: thị phần được mở rộng, thu nhập được nâng cao. Bảng số liệu sau đây thể hiện kết quả kinh doanh của chi nhánh BIDV Tràng An trong 5 năm gần đây:
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của BIDV Tràng An từ 2016-2020
ĐVT:Tỷ đồng
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Tổng doanh thu | 74 | 130,6 | 216,5 | 277,1 | 348,8 |
Tổng chi phí | 60,2 | 113,5 | 200,7 | 260,6 | 329,1 |
Lợi nhuận trước khi trích lập phòng ngừa rủi ro | 13,8 | 17,1 | 19,7 | 21,9 | 26,5 |
Dự phòng RRTD | 1,1 | 2,8 | 3,9 | 5,4 | 6,8 |
Lợi nhuận trước thuế | 12,7 | 14,3 | 15,8 | 16,5 | 19,7 |
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế | 12,60% | 10,49% | 4,43% | 19,39% |
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Tràng An là khả quan trong 5 năm 2016-2020. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, kết quả đó được thể hiện rõ qua tình hình tổng doanh thu và tổng chi phí.
Về tình hình doanh thu: Nhìn chung doanh thu của chi nhánh tăng lên qua các năm. Năm 2016, tổng doanh thu đạt được là 74 tỷ đồng. Qua 5 năm, con số này đã lên đến 348,8 tỷ đồng vào năm 2020. Khoản thu nhập này tăng cao là do chi nhánh đã tăng cường khuyến khích khách hàng vay vốn, chính vì vậy mà đem lại một khoản thu rất cao từ lãi vay, đẩy thu nhập của chi nhánh lên cao. Ngoài ra có thể thấy nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh với tỷ trọng luôn xấp xỉ 90%. Bên cạnh đó, các dịch vụ thu ngoài lãi như là thu từ dịch vụ, thu kinh doanh ngoại hối và thu khác cũng tăng đều các năm.
Đối với chi phí: cũng như thu nhập số tiền mà ngân hàng phải chi ra nhiều nhất là cho hoạt động huy động tiền gửi, chi trả lãi luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi phí vì để nguồn vốn huy động của ngân hàng đảm bảo được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng nên ngân hàng đã thúc đẩy việc huy động nguồn vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng. Tổng chi phí năm 2016 đạt 60,2
tỷ đồng và đến năm 2020 là 329,1 tỷ đồng. Chi phí của chi nhánh quá lớn làm giảm lợi nhuận của chi nhánh, dẫn đến những khó khăn trong việc phát triển và mở rộng quy mô. Chi nhánh cần phải quản lý tốt hoạt động kinh doanh, thắt chặt kiểm soát nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động.
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có giá trị tăng trong giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có sự biến động mạnh trong 5 năm. Năm 2017, 2018 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ổn định ở mức trên 10%. Tuy nhiên, việc tăng nợ xấu năm 2019 ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của chi nhánh nhiều đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 16,5 tỷ đồng, tăng 4,43% so với năm 2018 tương ứng với 0,7 tỷ đồng.
Qua năm 2020, lợi nhuận trước thuế có sự phục hồi mạnh mẽ, lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 19,7 tỷ đồng, tăng 3,2 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng trưởng 19,39%. Tuy có sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2019, nhưng giá trị lợi nhuận vẫn tăng đều qua hằng năm. Đây được coi là một dấu hiệu tích cực cho chi nhánh BIDV Tràng An. Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tín dụng cho vay, tăng doanh thu. Giám sát chặt chi phí để giảm thiểu các chi phí không cần thiết.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An
2.2.1 Các phương thức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An
BIDV Tràng An cung cấp đầy đủ các phương thức tín dụng chủ yếu bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, Cho vay theo hạn mức thấu chi, Cho vay theo hạn mức tín dụng.
Các loại sản phẩm tín dụng tại BIDV Tràng An:
BIDV Tràng An cung cấp đa dạng các loại sản phẩm tín dụng cho khách hàng. Tại BIDV Tràng An có đầy đủ các sản phẩm hoạt động tín dụng, bao gồm: Cho vay bất động sản; Cho vay tiêu dùng; Cho vay sản xuất kinh doanh; Cho vay nông nghiệp; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá
Tuy nhiên, đối với mỗi sản phẩm hoạt động tín dụng thì BIDV Tràng An lại thiết kế nhiều sản phẩm nhỏ hơn để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Trong cho vay tiêu dùng, BIDV Tràng An đã thiết kế các sản phẩm Cho vay cá nhân, cho vay cán bộ công nhân viên,… Ưu điểm của sản phẩm này là mỗi gói sản phẩm hoạt động tín dụng có những đặc điểm khác biệt, phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm là BIDV Tràng An sẽ phải quản lý nhiều sản phẩm cho vay hơn so với ĐTCT, việc tư vấn giới thiệu cho khách hàng sẽ gặp khó khăn, vì nhân viên giới thiệu quá nhiều sản phẩm khiến khách hàng khó lựa chọn.
Sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá của BIDV Tràng An có ưu điểm là thời gian xét duyệt cho vay rất nhanh. Đối với GTCG do BIDV Tràng An phát hành: thời gian tối đa kể từ lúc nhận đủ hồ sơ của khách hàng cho đến lúc giải ngân là 1 giờ. Đối với GTCG do tổ chức khác phát hành: thời gian tối đa kể từ lúc nhận đủ hồ sơ của khách hàng và có xác nhận phong tỏa của tổ chức phát hành cho đến lúc giải ngân là 2 giờ. Tuy nhiên sản phẩm này chỉ phù hợp với những khách hàng có tài sản đảm bảo.
Sản phẩm cho vay mua nhà ở xã hội/thương mại có giá trị khoản vay lên đến 90% giá trị mua/thuê/thuê mua theo hợp đồng/hóa đơn, thời gian hoàn trả khoản vay dài, lên tới 15 năm, lãi suất ưu đãi nhất thị trường: 5%/năm. Tuy nhiên sản phẩm này chỉ áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hoặc người lao động có mức thu nhập hàng tháng từ 9 triệu đồng/tháng trở xuống.
2.2.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- chi nhánh Tràng An
sau:
Quy trình hoạt động tín dụng của BIDV Tràng An gồm 12 bước, cụ thể như
Hình 2.4. Quy trình hoạt động tín dụng tại BIDV Tràng An
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn nội bộ tại BIDV Tràng An)
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, ki ểm tra hồ sơ vay vốn: Cán bộ phòng khách hàng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của hồ sơ do khách hàng cung cấp, chuyển toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp cho phòng quản lý rủi ro.
Bước 2: Thẩm định, đề xuất cho vay, thẩm định tài sản bảo đảm (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản): Cán bộ phòng khách hàng thu nhập thông tin về khách hàng và về phương án sử dụng vốn vay, thẩm định tư cách khách hàng, phân loại khách hàng, lập báo cáo đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý cho vay trình lãnh đạo phòng khách hàng.
Bước 3: Thẩm định, đề xuất quyết định cho vay: Cán bộ phòng quản lý rủi ro thẩm định lại nội dung đã được phòng khách hàng thẩm định trên cơ sở báo cáo đề xuất.
Bước 4: Phê duyệt cho vay đối với khách hàng: Lãnh đạo Chi nhánh/ Hội sở xem xét báo cáo đề xuất của phòng khách hàng, tờ trình thẩm định của phòng quản lý rủi ro, các tài liệu liên quan. Nếu thông báo đồng ý cho vay thì thông báo đến các bộ phận liên quan để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 5: Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, công chứng chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có): Cán bộ phòng khách hàng phối hợp với bên bảo đảm thực hiện các thủ tục về công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm. Chuyển hợp đồng cho các bộ phận liên quan để thực hiện giải ngân.
Bước 6: Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, tài sản bảo đảm và khoản cho vay, nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm: Cán bộ phòng khách hàng nhập thông tin hồ sơ khách hàng, TSBĐ và khoản vay trên hệ thống.
Bước 7: Giải ngân: Cán bộ phòng khách hàng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tạo tài khoản tiền vay trên hệ thống, chuyển lãnh đạo phê duyệt. Sau đó chuyển chứng từ giải ngân cho bộ phận kế toán để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay: Phòng khách hàng chuẩn bị nội dung thông tin cần kiểm tra đối với từng khách hàng cụ thể. Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi thông tin với khách hàng và lập báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, chuyển cho các bộ phận liên quan thẩm định lại và ký duyệt.
Bước 9: Xử lý các phát sinh (nếu có) Bước 10: Thu nợ gốc, lãi, phí
Bước 11: Thanh lý Hợp đồng cấp tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, giải chấp TSBĐ (nếu có)
Bước 12: Lưu hồ sơ
Trong quy trình cho vay này, BIDV Tràng An có hai bước thẩm định trước khi cho vay (1 là khi thẩm định tại phòng khách hàng và 2 là thẩm định ở phòng quản trị rủi ro) làm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể phát sinh. Đồng thời, BIDV Tràng An cũng thực hiện lưu hồ sơ sau khi cho vay để có cơ sở xét duyệt tín dụng cho khách hàng trong những hợp đồng tín dụng tiếp theo.