Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tràng An


2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An

2.3.1. Chính sách tín dụng tại BIDV Tràng An


Nhằm thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch và công khai trong hoạt động tín dụng, duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, gia tăng thị phần và nâng cao vị thế của BIDV Tràng An trong hoạt động hoạt động tín dụng, đồng thời hạn chế các loại rủi ro trong hoạt động này, BIDV đã ban hành chính sách hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống trong đó có BIDV Tràng An. Chính sách tín dụng bao gồm, các chính về tiếp thị khách hàng, cấp tín dụng, bảo đảm cấp tín dụng, chăm sóc khách hàng. Cụ thể:

Chính sách tiếp thị khách hàng

Khách hàng vay tiêu dùng: tập trung tiếp thị những khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại ngân hàng, các khách hàng được trả lương qua tài khoản BIDV Tràng An, các khách hàng là lãnh đạo các ban ngành hoặc chủ doanh nghiệp.

Khách hàng vay sản xuất kinh doanh: tập trung tiếp thị những khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại ngân hàng và đã có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh tiếp thị vào những khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực SXKD được Chính phủ ưu tiên khuyến khích như công nghiệp hỗ trợ.

Chính sách cấp tín dụng

Phương thức cho vay: Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng áp dụng các phương thức cho vay gồm cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, các phương thức khác khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Giám đốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Số tiền cho vay/hạn mức cho vay: Ngân hàng xác định mức cho vay đối với một dự án/phương án căn cứ vào:

Mức vốn tự có tham gia và nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện dự án/phương án;

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An - 10

Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng;

Giá trị TSBĐ, loại TSBĐ và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng


Tổng dư nợ tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của BIDV Tràng An;

Tổng dư nợ tối đa đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của BIDV Tràng An.

Thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay:

Cho vay tiêu dùng: Chi nhánh của BIDV Tràng An được quyền xem xét, quyết định thời hạn cho vay không vượt quá 05 năm, trừ các trường hợp sau:

Cho vay xây dựng nhà ở: tối đa 10 năm.

Cho vay mua nhà ở, chung cư để ở, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/trả tiền sử dụng đất ở: tối đa 15 năm.

Cho vay xây dựng nhà ở gắn với nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/trả tiền sử dụng đất hoặc mua nhà ở có bao gồm quyền sử dụng đất: tối đa 20 năm.

Các trường hợp vượt thời hạn cho vay trên Chi nhánh của BIDV Tràng An phải trình Trụ sở chính xem xét, quyết định.

Cho vay SXKD: Chi nhánh của BIDV Tràng An được quyền xem xét, quyết định thời hạn cho vay đến 07 năm. Các trường hợp vượt thời hạn cho vay này Chi nhánh phải trình Trụ sở chính xem xét, quyết định.

Lãi suất cho vay:

Cho vay ngắn hạn: BIDV Tràng An áp dụng lãi suất cho vay theo phương thức thả nổi, điều chỉnh định kỳ nhưng tối đa không quá 03 tháng.

Cho vay trung và dài hạn (trừ cho vay theo phương thức trả góp): BIDV Tràng An áp dụng lãi suất cho vay theo phương thức thả nổi, điều chỉnh định kỳ nhưng tối đa không quá 06 tháng.

Điều kiện giải ngân:

Trong thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay, khách hàng có thể rút tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế. Quá thời hạn trên, khách hàng chỉ được rút vốn khi được BIDV Tràng An chấp thuận gia hạn thời hạn cho vay/thời gian duy trì hạn mức cho vay bằng văn bản.

Khách hàng chỉ được rút tiền vay phù hợp với mục đích quy định trong HĐTD.


Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với HĐTD và giấy nhận nợ (trừ trường hợp cho vay có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao, vay vốn đề mua vật dụng tiêu dùng có giá trị nhỏ và các sản phẩm do Giám đốc quy định). Trường hợp khách hàng không có đủ chứng từ tại thời điểm giải ngân nhưng có lý do hợp lý, chậm nhất trong vòng 01 tháng hoặc thời gian ngắn hơn theo quy định của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ kể từ ngày giải ngân khách hàng phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay. Nếu khách hàng không bổ sung chứng từ theo quy định, cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế và tiến hành thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

Tiền vay phải được chuyển khoản cho người thụ hưởng, trừ các trường hợp giải ngân bù đắp, giải ngân vào tài khoản tiền gửi và giải ngân bằng tiền mặt theo quy định của Tổng giám đốc.

Phương thức trả nợ: Khách hàng thanh toán nợ vay bằng tiền mặt hoặc nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tại BIDV Tràng An để được trích nợ tự động.

Chính sách bảo đảm cấp tín dụng

Các loại TSBĐ mà BIDV Tràng An được nhận làm bảo đảm:

Ngoại tệ bằng tiền mặt.

TSBĐ có tính thanh khoản cao: bao gồm ngoại tệ bằng tiền mặt; số dư tài khoản tiền gửi; sổ/thẻ tiết kiệm và giấy tờ có giá (trừ cổ phiếu) do cơ quan quản lý Nhà nước và TCTD phát hành.

Nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất (kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở).

Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp.

Tàu biển theo quy định của bộ luật hàng hải Việt Nam; tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp.

Máy móc, thiết bị (trừ máy móc, thiết bị công trình), phương tiện vận tải, kim khí quý, đã quý, hàng hóa.

Tài sản hình thành từ vốn vay của BIDV Tràng An thuộc các loại tài sản mà BIDV Tràng An được nhận, trừ ngoại tệ bằng tiền mặt, tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao, quyền sử dụng đất.


Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ: Khách hàng được cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản tối đa là 70% giá trị TSBĐ, trừ các trường hợp sau:

TSBĐ là số dư tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá: tối đa 100% giá trị TSBĐ

TSBĐ là máy móc, thiết bị chưa qua sử dụng, nhà xưởng: tối đa 60% giá trị TSBĐ.

TSBĐ là phương tiện vận tải đã qua sử dụng; phương tiện vận tải có xuất sứ từ Trung Quốc: tối đa 40% giá trị TSBĐ.

TSBĐ là cổ phiếu: tối đa 30% giá trị TSBĐ.

Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình thực tế, Tổng giám đốc có thể xem xét giảm các tỷ lệ trên đối với từng loại TSBĐ để an toàn.

Chính sách chăm sóc khách hàng

Ngay sau khi thực hiện phân khúc khách hàng theo mô hình ngân hàng bán lẻ, BIDV Tràng An đã nhanh chóng triển khai xây dựng phần mềm nhận diện khách hàng và xây dựng chính sách ưu đãi cho từng phân khúc khách hàng. BIDV Tràng An thực hiện chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng chiến lược, khách hàng chiến lược tiềm năng và khách hàng VIP. Khách hàng chiến lược là những khách hàng có uy tín trong các quan hệ giao dịch với BIDV Tràng An đã, đang và sẽ mang lại nguồn thu nhập quan trọng, ổn định, lâu dài cho BIDV Tràng An, được BIDV Tràng An áp dụng chính sách chăm sóc đặc biệt để thu hút và duy trì quan hệ khách hàng. Khách hàng chiến lược tiềm năng là những khách hàng trong tương lai có khả năng đáp ứng các điều kiện trở thành khách hàng chiến lược của BIDV Tràng An. Khách hàng VIP là khách hàng được BIDV Tràng An lựa chọn, xác định trong từng thời kỳ trong số các khách hàng chiến lược. Những ưu đãi chung đối với khách hàng chiến lược như sau:

Ưu đãi về phí dịch vụ, giảm phí chuyển tiền trong hệ thống BIDV Tràng

An;

Ưu tiên thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ khi khách hàng có nhu

cầu hợp lý. Áp dụng mức giá cạnh tranh so với mặt bằng giá mua, bán của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đảm bảo lợi ích của khách hàng và hiệu quả kinh doanh của BIDV Tràng An.


Chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng, tặng quà, tặng thẻ mua hàng nhân ngày sinh nhật, ngày lễ, Tết…;

Cung cấp các dịch vụ thu, nhận chi tiền mặt miễn phí tại nhà đối với các giao dịch tối thiểu từ 100 triệu đồng trở lên;

Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn ngắn hạn có bảo đảm với mức lãi suất cho vay ưu đãi;

Ưu tiên áp dụng các chương trình tín dụng mục tiêu theo từng thời kỳ.

Đối với những khách hàng không nằm trong nhóm các khách hàng trên mà BIDV Tràng An thấy cần thiết phải áp dụng mức lãi suất đặc biệt ưu đãi thấp hơn mức lãi suất thông thường để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, mở rộng thị phần, gia tăng lợi ích tổng thể cho BIDV Tràng An, CBTD trình Trụ sở chính để được xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.

2.3.2 Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Tràng An

2.3.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng


a. Nhận diện rủi ro tín dụng trước khi cấp tín dụng

Công tác nhận diện rủi ro trước khi cho vay là phân tích về pháp lý khách hàng vay, tài sản bảo đảm, mục đích vay vốn nên phần lớn sẽ được thực hiện ở các phòng kinh doanh.

- Nhận diện rủi ro thông qua phân tích hồ sơ pháp lý của khách hàng: Như hồ sơ thân nhân, năng lực tài chính, phương án vay vốn, tra cứu thông tin lịch sử vay vốn của khách hàng CIC. Công việc đầu tiên của CB QLKH đối với một khoản cấp tín dụng là mục đích vay vốn của khách hàng là gì, có hợp pháp hay không. Công việc này sẽ được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng và sau đó tính khả thi của phương án vay vốn sẽ được phân tích lại thông qua các hồ sơ mà khách hàng cung cấp như dự toán chi phí, kế hoạch kinh doanh, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng. Thông qua việc thu thập thông tin từ giấy tờ tùy thân của khách hàng, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng lao động, sao kê tài khoản nhận lương hay sổ theo dõi doanh thu bán hàng mà khách hàng cung cấp, cán bộ QLKH có thể đánh giá được tư cách của khách hàng vay, khả năng trả nợ của khác hàng. Khả năng trả nợ và tư cách của khách hàng còn được thể hiện qua thông tin CIC, dựa vào CIC, CB QLKH có thể biết


được hiện tại khách hàng đã có bao nhiêu khoản vay tại các ngân hàng khác, tình hình trả nợ của khách hàng tại các ngân hàng này có tốt hay không. Tại BIDV Tràng An chưa có quy định cụ thể về bắt buộc phải tra cứu thông tin CIC trước khi cho vay nên hầu hết các khoản cấp tín dụng đều bỏ qua công việc này. Từ tất cả những thông tin thu thập được thông qua phân tích hồ sơ pháp lý của khách hàng, CBQLKH sẽ đưa ra được những nhận định, những dự báo về rủi ro có thể xay ra mang tính chất định tính để quyết định cho vay hay không hoặc đề xuất hạn mức cấp tín dụng phù hợp cho khách hàng.

- Nhận diện rủi ro thông qua phân tích hồ sơ tài sản đảm bảo: Tại quy định 8955/QĐ-QLTD ngày 31/12/2014 quy định rõ những điều kiện về tài sản đảm bảo:


đảm;

+ Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của bên bảo


+ Tài sản phải được phép giao dịch theo quy định của pháp luật;

+ Tài sản không có tranh chấp, không thuộc đối tượng bị trưng dụng, thu

hồi, bị kê biên để thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nhằm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm với bên thứ ba tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.

+ Đối với quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất: vị trí không nằm trong vùng quy hoạch/giải toả và đã có quyết định thu hồi đất.

+ Tài sản không thế chấp, cầm cố dưới bất kỳ hình thức nào để đảm bảo cho bất kỳ một nghĩa vụ nào khác của bên bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.

+ Tài sản có khả năng thanh khoản để đảm bảo trong trường hợp phải xử lý thì BIDV Tràng An có thể xử lý để thu hồi nợ vay.

+ Tài sản được mua bảo hiểm trong suốt thời hạn bảo đảm đối với các tài sản là Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, máy thi công; Máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng hoá; các loại phương tiện, máy móc khác: mua bảo hiểm vật chất/tài sản, bảo hiểm cháy, nổ; và các tài sản khác theo quy đinh;


+ Trường hợp tại thời điểm nhận bảo đảm, tài sản đang được cho thuê: Bên bảo đảm phải thoả thuận với Bên thuê tài sản để điều chỉnh hợp đồng thuê đảm bảo quyền xử lý của BIDV Tràng An khi phải xử lý tài sản.

Thông qua việc phân tích kỹ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô…, cùng với hồ sơ thân nhân khách hàng vay, CBQLKH phải đảm bảo xác định được đầy đủ những điều kiện trên. Công việc này không chỉ dựa vào hồ sơ giấy tờ, mà CBQLKH phải thực hiện thẩm định thực tế và yêu cầu khách hàng bổ sung thêm hồ sơ (giấy xác nhận hộ tịch đối với trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc sở hữu hộ gia đình, văn bản ủy quyền xử lý tài sản đối với trường hợp tài sản thế chấp đang được cho thuê, bảo hiểm đối với tài sản là động sản), tránh trường hợp hồ sơ hợp lệ nhưng thực tế lại đang có tranh chấp.

- Nhận diện rủi ro thông qua thẩm định thực tế: Bằng việc khảo sát tình hình thực tế của khách hàng, tình hình hoạt động của cơ sở kinh doanh, và thông qua các mối quan hệ của khách hàng tại địa phương, CBQLKH có thể xác định được tính phù hợp của mục đích vay vốn, hiệu quả của phương án vay vốn và nguồn thu nhập của khách hàng, công tác thẩm định thực tế ở BIDV Tràng An được thực hiện khá kỹ lưỡng, nhất là đối với một khoản tín dụng sản xuất kinh doanh, thông thường sẽ có một CB QLKH và một Trưởng hoặc phó phòng kinh doanh cùng thực hiện.

b. Nhận diện rủi ro trong khi cấp tín dụng

Đây là công tác được thực hiện chính ở phòng Quản trị tín dụng. Hồ sơ của khách hàng sau khi được phê duyệt cấp tín dụng sẽ được đưa đến phòng Quản trị tín dụng. Thông qua việc thẩm định lại trên bề mặt hồ sơ tín dụng, bộ phận quản trị sẽ xem xét lại thẩm quyền cấp tín dụng đã được thực hiện đúng hay chưa, khách hàng có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định không, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ giải ngân, điều kiện giải ngân, kiểm tra những thông tin pháp lý của khách hàng thể hiện trên các văn bản tín dụng như hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đã đúng và đầy đủ hay chưa để tránh trường hợp rủi ro pháp lý cho hồ sơ. Việc tái thẩm định hồ sơ này nhằm


phát hiện ra những rủi ro mà bộ phận kinh doanh có thể bỏ qua, đồng thời góp phần ngăn chặn được rủi ro đạo đức xuất phát từ cán bộ quản lý khách hàng.

c. Nhận diện rủi ro sau khi cấp tín dụng

- Nhận diện thông qua việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Theo Quy định 6959/QĐ- NHBL ngày 03/11/2014 và các quy định tài các sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể thì đối với một khoản tín dụng tiêu dùng trên 1 tỷ đồng và các khoản cấp tín dụng sản xuất kinh doanh dưới 500 triệu đồng phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn một năm/lần, đối với các khoản vay sản xuất kinh doanh từ 500 triệu đồng trở lên thì thực hiện kiểm tra định kỳ hoạt động của dự án/ phương án sản xuất kinh doanh hoặc kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng/ lần.

- Nhận diện thông qua việc kiểm tra, đánh giá lại tài sản đảm bảo: Việc định giá lại tài sản và thực hiện kiểm tra tài sản theo quy định của BIDV Tràng An là 1năm/lần, cùng với việc định giá lại tài sản, cán bộ QLKH sẽ đôn đốc, yêu cầu khách hàng thực hiện mua bảo hiểm đối với các tài sản bắt buộc và thực hiện chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho BIDV Tràng An trong một số trường hợp có quy định.

- Nhận diện thông qua công tác rà soát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Tại BIDV Tràng An, một năm sẽ có từ 1 đến 2 lần BIDV Tràng An thành lập tổ kiểm tra tín dụng bán lẻ theo chỉ đạo của Ban Giám đốc để kiểm tra chéo, rà soát lại hồ sơ tín dụng, phát hiện ra những trường hợp sai sót trong hồ sơ và việc tuân thủ quy trình, quy định của các bộ phận.

2.3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng


BIDV Tràng An phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng. Theo đó, phương pháp phân loại nợ của BIDV Tràng An theo phương pháp định lượng và định tính.

Theo phương pháp định lượng, khoản nợ sẽ được phân nhóm dựa vào tuổi nợ và cơ cấu nợ:

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí