Tại Indonesia, có khoảng 380.000 người đang sống với HIV, là nơi có tốc độ lây lan nhanh nhất Châu Á. Số người nhiễm HIV đang tăng mạnh trong những năm gần đây, có thể tăng 2 lần vào năm 2015 nếu các biện pháp phòng, chống HIV không hiệu quả. QHTD rộng rãi và tệ nạn TCMT là lý do chính làm gia tăng nhanh chóng đại dịch này tại Indonesia. Tỷ lệ phụ nữ bán dâm bị nhiễm HIV là 15% và tỷ lệ này ở nhóm NCMT là 36% [106].
Thái Lan là một quốc gia điển hình về cam kết mạnh mẽ để giải quyết đại dịch HIV/AIDS và đã gặt hái những thành công to lớn. Tuy nhiên, thời gian gần đây số nhiễm mới HIV tăng cao trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), đặc biệt ở Bangkok, nơi tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này đã tăng từ 17,3% năm 2003 lên 31,3% năm 2009. Hiện nay, có khoảng
590.000 người nhiễm HIV đang sống, chiếm tỷ lệ 1,2% dân số Thái Lan [101], [107].
Châu Mỹ La Tinh: không có sự biến động lớn và HIV tiếp tục lây truyền ở nhóm có hành vi nguy cơ cao, bao gồm những người NCMT, hoạt động mại dâm và đồng tính nam. Ước tính số nhiễm mới HIV ở Châu Mỹ La Tinh trong năm 2012 là 86.000 người, nâng tổng số người đang sống với HIV ở khu vực này lên tới 1,5 triệu người, chiếm 0,4% dân số. Tại một số thành phố ở Argentina gần 50% số người NCMT nhiễm HIV. Brazil là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất ở khu vực này, tính đến cuối năm 2012, Brazil có
595.000 người nhiễm HIV, chiếm 0,4% dân số [101], [105].
Đông Âu và Trung Á: Người nhiễm HIV chỉ mới xuất hiện đầu tiên vào năm 1996 nhưng có sự gia tăng mạnh. Chỉ riêng năm 2012, đã phát hiện thêm 150.000 người nhiễm HIV, nâng tổng số người đang sống với HIV tại Đông Âu và Trung Á lên 1,4 triệu người so với 630.000 người trong năm 2001, tăng 150%. Gần 90% số ca nhiễm HIV mới tại khu vực này là từ hai
quốc gia: Cộng hòa Liên bang Nga (66%) và Ukraine (21%). Hiện nay nhiều nước ở Trung Á như Kazakhastan, Uzbekistan báo cáo đã có sự gia tăng số người nhiễm HIV và hầu hết là những người NCMT [93], [101].
Có thể bạn quan tâm!
- Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 1
- Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 2
- Tình Hình Nhiễm Hiv/aids Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Hành Vi Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Ở Người Nghiện Chích Ma Túy
- Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Từ Người Nghiện Chích Ma Túy Nhiễm Hiv
- Chương Trình Điều Trị Thay Thế Nghiện Các Chất Dạng Thuốc Phiện Bằng Thuốc Methadone
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Châu Úc: Nhìn chung ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV/AIDS. Hiện nay, ở châu lục này có khoảng 53.000 người nhiễm HIV còn sống và 1.300 người tử vong do AIDS. Hình thái lây truyền HIV ở Châu Úc chủ yếu là qua đường tình dục và TCMT [99], [112].
Tình hình nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy trên thế giới
Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) năm 2012, trên toàn thế giới có khoảng 14 triệu (11,3 - 22,1 triệu) người NCMT trong độ tuổi từ 15 - 64, trong đó có khoảng 9,5 triệu người sử dụng hêrôin, tương đương với 0,3% tổng số dân số thế giới trong độ tuổi từ 15 - 64. Trong số này có tới 1,6 triệu người NCMT nhiễm HIV chiếm 11,4% tổng số người NCMT và gần 5% số trường hợp nhiễm HIV/AIDS toàn cầu. Trên 50% số người NCMT đang sinh sống tại Châu Á, nơi có tình hình sử dụng ma túy khá phổ biến [109].
Đối với các nước trong khu vực Châu Á, nhiễm HIV ở nhóm người NCMT gia tăng nhanh trong thời gian ngắn. Người NCMT đã chiếm phần lớn trong tổng số nhiễm HIV của từng quốc gia trong khu vực. Tại Myanmar, năm 2008 ước tính có khoảng 75.000 người sử dụng ma túy bằng đường tiêm chích, 91,7% trong số đó sử dụng heroin, còn lại là các chất nghiện chiếc xuất từ cây thuốc phiện. Đây là hậu quả của nền công nghiệp trồng cây thuốc phiện nở rộ ở Myanmar chỉ sau Afghanistan. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở Myanmar là 36,3% có nơi tỷ lệ này lên đến 63%, một trong những con số cao nhất thế giới. Chiến lược can thiệp của Myanmar hướng tới mục tiêu tăng
cường triệt để các hoạt động tiếp cận cộng đồng từ đó phát hiện ra mối liên hệ giữa giới tính xung quanh sự lây nhiễm HIV [90], [104].
Tại Thái Lan, mức độ lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT tăng lên ở mọi miền của quốc gia này và đạt đỉnh cao với tỷ lệ 61% ở khu vực phía Bắc Thái Lan năm 2000; 45% ở BăngKok, miền Trung và miền Nam năm 2003. Tỷ lệ này đang được giảm dần, đến năm 2012 tỷ lệ này ở Thái Lan xấp xỉ 20% [107]. Tại Campuchia sự lây lan HIV vào năm 2007 trong những người trưởng thành có giảm xuống chỉ còn 0,9%. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT vẫn ở mức cao, chiếm 22,8% [106].
Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT tăng theo chiều thẳng đứng từ cuối những năm 1990. Năm 2002, tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT dao động từ 18 - 56% tại Tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, trong khi đó tại Vân Nam là 20 - 25% [87]. Năm 2008, Trung Quốc được ước tính có số người NCMT nhiều nhất thế giới với 2,4 triệu người. Tình trạng lây nhiễm HIV ở người trưởng thành tại Trung Quốc chiếm 0,1% dân số. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở Trung Quốc là 12,3% [77].
Đối với các nước ở Châu Mỹ La Tinh, phương thức lây truyền HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục đồng giới nam và hành vi dùng chung BKT trong TCMT. Tại Argentina, người NCMT chiếm 41% trong tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Tại Uruguay, người NCMT chiếm 33% trong tổng số trường hợp HIV. Tại Brazil, do chương trình can thiệp cho người NCMT có hiệu quả, vì vậy tỷ lệ các trường hợp NCMT nhiễm HIV trong tổng số HIV/AIDS giảm đều đặn hàng năm từ 16% năm 1991 đến 12% năm 2000 và 8,0% năm 2012 [105].
Khu vực Đông Âu: HIV tập trung chủ yếu ở Nga và Ucraina. Tại các nước này, người nhiễm HIV chủ yếu là người NCMT (chiếm 90% trường
hợp) và tỷ lệ người nhiễm HIV mới phát hiện hàng năm tăng gấp đôi trong vòng 5 năm trở lại đây. Đối với các nước ở Châu Úc, khu vực Trung Đông là những nơi ít chịu tác động của đại dịch HIV/AIDS, nhưng hành vi TCMT cũng là phương thức lây truyền HIV đáng kể tại đây [92], [101], [112].
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở người NCMT tại Việt Nam Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
30387
30846
24563
21285
22669
22270
18353
17780
15573
16603
10958
14127
11567
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
11th2013
0
Biểu đồ 1.1. Số người mới phát hiện nhiễm HIV theo năm tại Việt Nam
*Nguồn: Theo báo cáo Cục Phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế [16]
Ở Việt Nam người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/1990 tại TP Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, số người nhiễm HIV liên tục tăng. Từ năm 2011 đến nay, mỗi năm phát hiện hàng chục ngàn người nhiễm HIV trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt vào các năm 2006 - 2007, mỗi năm phát hiện trên 30.000 người nhiễm HIV. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, dịch HIV/AIDS đã có dấu hiệu chững lại, nhưng chưa thật sự bền vững [3], [16], [34].
Tính đến cuối năm 2013, số các trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống ở nước ta là 216.254 người, trong đó có 66.533 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 68.977 người đã tử vong do AIDS. So sánh cùng kỳ năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV giảm 15%, số bệnh nhân AIDS giảm 16%, tử vong do AIDS giảm 2%; có 16 tỉnh số người nhiễm HIV mới phát hiện tăng so cùng kỳ năm 2012 và 47 tỉnh có số người nhiễm HIV mới phát hiện giảm [16].
Hiện nay, tỷ suất người hiện nhiễm HIV ở nước ta là 248/100.000 dân. Tỷ suất này cao nhất ở Điện Biên 1.029/100.000 dân, tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh (682/100.000 dân), Thái Nguyên (632/100.000 dân). 10 tỉnh có số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2013 cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh 1.736 trường hợp, Hà Nội 738 trường hợp, Sơn La 538 trường hợp, nghệ An 411 trường hợp, Điện Biên 406 trường hợp, Đồng Nai 385 trường hợp, Thái Nguyên 353 trường hợp, Lai Châu 334 trường hợp, Đồng Tháp 322 trường hợp và Cần Thơ 318 trường hợp [16], [35].
Biểu đồ 1.2. Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây qua các năm
*Nguồn: Theo báo cáo Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế [16]
Kết quả giám sát qua các năm cho thấy người nhiễm HIV lây nhiễm qua đường máu chiếm 50%, tập trung chủ yếu trong nhóm người NCMT.
Những năm gần đây lây truyền HIV qua QHTD ngày càng trở nên phổ biến, song hành cùng với lây truyền qua đường TCMT. Theo số liệu báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế, trong số những người phát hiện nhiễm HIV năm 2013: số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường máu chiếm 42,4%, số người nhiễm HIV do QHTD chiếm 45,0%, tỷ lệ nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,5% và có 10,1% số người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền [16], [35], [64].
Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở nhóm nghiện chích ma túy
Tình hình sử dụng ma tuý tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp với chiều hướng ngày càng gia tăng, số người nghiện ma túy năm 1996 là
69.195 người, sau 10 năm số người nghiện đã tăng 131,6% lên 160.226 người. Tính đến 30/06/2013, cả nước có gần 180.000 người nghiện ma túy.
Trong số người nghiên
thống kê đươc
, nam giới chiếm 96%; nữ giới: 4%. Sư
dụng heroin vẫn là chủ yếu chiếm 75%. Công tác cai nghiện đã được xã hội hoá, số người được tiếp cận dịch vụ cai nghiện ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ tái nghiện vẫn còn ở mức cao trên 80% có nơi trên 95% [9], [10].
Ở nước ta, từ những ngày đầu vụ dịch HIV/AIDS vào năm 1990 đến nay cho thấy, số người nhiễm HIV được phát hiện hàng năm vẫn tập trung trong nhóm NCMT. Tỷ lệ nhiễm HIV qua đường máu mà chủ yếu là do dùng chung BKT trong TCMT tuy có giảm dần từ năm 1993 đến năm 2013 (từ 83,3% năm 1993 xuống còn 42,4% năm 2013) nhưng vẫn chiếm ưu thế trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV của cả nước [16], [48], [101].
30
29.3 29.3
28.3
27.7
25
25.6
22.1
23.1
20
20.5
20.5
20.1
17.3
18.4
17.2
15
16.6
14.9
13.4
13.4
10
10.9
11.6
10.3
5
0
35
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT theo năm
*Nguồn: Theo báo cáo Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế [16]
Qua số liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT tăng mạnh giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2003, tỷ lệ cao nhất là 29,3% (năm 2002 và năm 2003), sau đó dịch có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây [65]. Năm 2010, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT là 17,2% và giảm xuống còn 13,4% vào năm 2011, 11,6% vào năm 2012 và
10,3% vào năm 2013.
Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các khu vực về tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT, tỷ lệ này ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ là 14,9%, khu vực miền núi phía Bắc 12,1%, ở các tỉnh miền Đông Nam bộ 9,6%, các tỉnh Bắc Trung bộ 7,9%, khu vực đồng bằng sông Cửu Long 9,1%, khu vực Tây Nguyên 5,7%, khu vực duyên hải miền Trung 3,8%. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT tập trung cao tại một số tỉnh, cao nhất là Thái Nguyên 32%, tiếp theo là Lai Châu 27,7%, Hà Nội 24%, Quảng Ninh 22,4%, TP Hồ Chí Minh 18,2%, Cao Bằng 17,2%, Lạng Sơn 15,6%, Hải Phòng 14,7, Sơn La 14,3% [6], [16].
Các tỉnh miền núi phía Bắc: Kể từ năm 2001 đến năm 2005 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại các khu vực miền núi phía Bắc có chiều hướng tăng đều qua các năm và cao nhất vào năm 2005 với tỷ lệ là 29,5% sau đó tỷ lệ này có chiều hướng chung giảm dần còn 26,3% vào năm 2008, và tiếp tục giảm đến năm 2012 là 16,2% và năm 2013 còn 12,4% [16].
Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 1994 - 2004. Tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm này cao nhất vào năm 2004 với 36,6% cao hơn khu vực miền núi phía Bắc. Tỷ lệ nhiễm ở nhóm này có xu hướng giảm nhanh giai đoạn 2005 – 2008, năm 2008 là 17,5% và giảm dần từ năm 2009 đến nay; năm 2013 tỷ lệ này là 14,9% [16].
Miền Đông Nam bộ: Khác với chiều hướng dịch trong nhóm NCMT tại các vùng khác, tỷ lệ nhiễm HIV tại khu vực này tăng lên đến 44,2% năm 1995 và giảm dần xuống còn 17,3% năm 1998 . Sau đó , tỷ lệ này tăng lên và đạt tỷ lệ cao nhất là 46,0% vào năm 2001. Từ năm 2002 đến nay tỷ lệ này giảm dần, năm 2013 là 9,6%.
Đồng bằng sông Cửu Long: Tình hình dịch HIV trong nhóm NCMT tại khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng tương tự như chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm NCMT của toàn quốc. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT tại vùng này thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước, tỷ lệ này năm 2013 là 9,1% [4], [16].
Các tỉnh phía Bắc Trung bộ: Thời gian đầu vụ dịch trước năm 1998, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở khu vực này thấp nhất cả nước, chỉ khoảng 2-3%. Tuy nhiên, giai đoạn 1999 - 2003 tỷ lệ này gia tăng nhanh chóng, năm 2003 là 21,7%. Những năm từ 2004 - 2008 tỷ lệ này bấp bênh