Các Biện Pháp Đã Được Áp Dụng Để Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng:


Công tác nhận diện và phân loại rủi ro chưa kịp thời. Công tác này chưa thực sự phát huy tác dụng tại chi nhánh, mới chỉ dừng ở việc nhận dạng rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh doanh, theo lịch sử hoạt động tín dụng của khách hàng thông qua thông tin từ CIC và dựa trên các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Do chưa có bộ phận nghiên cứu nhận diện rủi ro chuyên nghiệp nên các thông tin đưa ra trước khi quyết định tín dụng đối với các khách hàng đôi khi thiếu chính xác, chỉ nhận diện ra rủi ro khi khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn hoặc hoạt động kinh doanh chuyển hướng xấu.

(2) Công tác đo lường rủi ro

Việc đo lường rủi ro tín dụng chủ yếu dựa vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng được thực hiện theo trình chấm điểm xếp hạng tín dụng theo quy trình 2960/QĐ-NHCT35 ngày 30/12/2008. Tuy nhiên quy trình chấm điểm này mới chỉ hạn chế một vài nhóm ngành nghề chính, chấm điểm bằng phương pháp tính toán thủ công nên kết quả chấm phụ thuộc vào chủ quan cán bộ chấm điểm, chưa có thống kê xếp hạng tín dụng của các khách hàng trên hệ thống thông tin chung của Vietinbank.

Việc đánh giá phương án vay vốn của khách hàng đa số dựa trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh do doanh nghiệp cung cấp. Tình hình tài chính của nhiều khách hàng không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định giá khách hàng. Khi xét duyệt cho vay việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của khách hàng do khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực. Nhiều khách hàng khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh lãi, trong khi thực chất lại là lỗ. Mà trên thực tế các cán bộ tín dụng không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu được cung cấp, mặc nhiên thừa nhận những số liệu do khách hàng cung cấp, kể các các báo cáo kế toán không đầy đủ, rõ ràng, chưa được kiểm toán.

(3) Đánh giá rủi ro tín dụng

Đánh giá rủi ro tín dụng là đánh giá việc thực hiện các quy trình, chính sách tín dụng đang được áp dụng tại chi nhánh. Đảm bảo cho việc thực hiện các quy


định, quy trình, chế độ văn bản đúng với hướng dẫn của hệ thống Vietinbank trong từng thời kỳ. Việc xác định giới hạn tín dụng, cơ cấu tín dụng, danh mục ngành nghề kinh doanh mà ngân hàng đầu tư cho vay,... cần đảm bảo an toàn vốn ngân hàng và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra ở mức thấp nhất.

Đánh giá rủi ro tín dụng còn thực hiện thông qua hệ thống báo cáo thống kê rủi ro tín dụng. Hiện nay, NHCTPY có chương trình xếp loại khoản vay hàng ngày thông qua các cơ sở dữ liệu tập trung trên hệ thống INCAS (phần mềm hiện đại hóa ngân hàng). Tuy nhiên báo cáo này chưa có các thông tin đa chiều về rủi ro mà mới dừng lại ở việc thống kê các khoản nợ dưới tiêu chuẩn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

(4) Các biện pháp xử lý rủi ro

- Phương án thu hồi nợ xấu

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần - 11

Đối với việc xử lý nợ có vấn đề do cán bộ tín dụng phụ trách nhưng được sự hỗ trợ tích cực của trưởng phòng tín dụng tai chi nhánh và bộ phận giám sát tín dụng và quản lý nợ có vấn đề tại hội sở.

Quá trình xử lý nợ về cơ bản được thực hiện theo trình tự: nghiên cứu đánh giá lại khách hàng, lên phương án gặp gỡ, lên phương án tháo gỡ khó khăn, trao dổi với khách hàng, sau đó là thực hiện phương án.

NHTM cần phải tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần khoản vay. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: khai thác hoặc thanh lý. Tuy vậy cần nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xoá nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ. Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trả một phần hay toàn bộ mà không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ.

Khi đã thực hiện phương án khắc phục việc thu nợ vẫn chưa hoàn tất, nếu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định số 493 thì chi nhánh xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Sau khi đưa ra theo dõi ngoại bảng, công tác thu nợ vẫn được tiến hành triệt để. Rất nhiều khoản nợ sau khi xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đã được thu hồi, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngân hàng.


- Tài trợ rủi ro từ quỹ dự phòng

Với phương châm thận trọng trong các hoạt động và đảm bảo tính vững mạnh về tài chính NHCTPY đã trích đủ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/12/2015 số tiền chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân là 13.225 triệu đồng.

- Trích thẳng từ chi phí, lợi nhuận của ngân hàng.

Trong năm 2015, toàn bộ số nợ từ nhóm 4.5 chi nhánh đã tiến hành xử lý rủi ro trích từ lợi nhuận của chi nhánh. Tổng số tiền trích xử lý rủi ro là 60.250 triệu đồng. Trong đó số tiền trích xử lý rủi ro khách hàng cá nhân là 16.287 triệu đồng.

- Từ bán tài sản thế chấp

Công tác xử lý nợ có vấn đề được đánh giá là khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Vì vậy chi nhánh coi công tác xử lý nợ là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Tổ quản lý và xử lý nợ có vấn đề được thành lập với những cán bộ có kinh nghiệm chuyên trách xử lý nợ, tiếp nhận cơ bản các khoản nợ có vấn đề của toàn chi nhánh. Tổ xử lý nợ là đầu mối đề xuất các biện pháp thu hồi nợ lên Ban xử lý nợ quyết định, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban xử lý nợ đề ra, tạo được sự phối kết hợp hiệu quả giữa chỉ đạo và thực hiện cũng như sự phối hợp với các cơ quan ngoại ngành trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ XLRR.

Chi nhánh đã phân loại từng nhóm đối tượng khách hàng nợ xấu để xử lý có hiệu quả:

Đối với nhóm khách hàng khởi kiện đã có bản án, Chi nhánh kiên quyết chuyển cơ quan thi hành án, phối hợp đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ; Đối với các khách hàng nợ xấu không thực hiện đúng cam kết tháo gỡ trả nợ với ngân hàng, chi nhánh kiên quyết thực hiện chuyển hồ sơ ra tòa khởi kiện.. Kết quả, chi nhánh khởi kiện thành công 7 khách hàng trong năm đã có bản án, đã phối hợp bán và bán qua cơ quan bán đấu giá 12 tài sản nhà đất của 11 khác hàng nợ XLRR, tổng số tiền thu hồi là 16.725 triệu đồng.

Đối với nhóm khách hàng còn lại, Ban xử lý nợ của Chi nhánh thường xuyên họp định kỳ hàng tháng và đánh giá từng khách hàng, xây dựng phương án thu nợ


chi tiết đến từng tuần, phân tích từng con nợ có dấu hiệu tiềm ẩn nợ xấu gắn với việc đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ được phân công, đưa việc chấp hành nghị quyết Ban xử lý nợ vào thẻ điểm Trưởng phòng, cán bộ.. đã phối hợp tích cực bán tài sản của khách hàng nợ xấu (cũ) thu nợ 1.400 trđ. Hoạt động Ban xử lý nợ luôn sát sao đề ra được những biện pháp kịp thời, đồng bộ để xử lý và thu hồi nợ của những khách hàng có khó khăn chủ động không để chuyển sang nợ xấu.

Tính hết năm 2015, tổng số nợ xấu (cũ) Chi nhánh thu hồi là 4.274 triệu đồng thu hồi nợ XLRR là 16.725 triệu đồng.

- Từ nguồn đền bù bảo hiểm, bán nợ

Chi nhánh không có nguồn đền bù từ bán nợ. Nguồn từ đền bù bảo hiểm không lớn. Chủ yếu đền bù khi nhận tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải: ô tô, xà lan máy… Do khi vay vốn, khách hàng, ngân hàng và công ty bảo hiểm ký cam kết ba bên về việc đền bù tổn thất của tài sản hình thành từ vốn vay. Giá trị đền bù từ bảo hiểm năm 2015 chi nhánh thu được là 85 triệu đồng.

Nhìn chung, xử lý rủi ro tín dụng chỉ là bước cuối cùng, bị động của ngân hàng và là công tác khó khăn. Nếu khách hàng không thể trả nợ đã cam kết theo hợp đồng tín dụng, NHCTPY sẽ xử lý rủi ro thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện để thu hồi nợ. Công tác xử lý rủi ro gặp nhiều trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Do Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chưa có công ty xử lý nợ, nên nếu việc thỏa thuận không thành thì phải tiến hành khởi kiện. Công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến khi bán qua được trung tâm đấu giá có thể kéo dài hơn 2 năm, đồng thời mất chi phí tòa án, nhân sự để quản lý việc kiện tụng... gây nhiều tốn kém tài chính.

2.2.4 Các biện pháp đã được áp dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:

2.2.4.1. Điều chỉnh phương hướng đầu tư tín dụng hợp lý:

Sự độc lập tự chủ trong kinh doanh, kích thích việc phát triển hoạt động tín

dụng của các Chi nhánh trong thời gian qua đã đươc

thể hiên

bằng viêc

NHCTPY

đã̀ ng bước điều chỉnh cơ cấu dư nơ ̣ môt

cá ch hiêu

quả . Song cùng với những tác

động tích cực, sự mở rộng tín dụng một cách nhanh chóng trong khi Ngân hàng còn thiếu nhiều kinh nghiệm đã gây ra hậu quả là chất lượng tín dụng giảm sút, nợ quá


hạn và lãi treo phát sinh trong các năm sau, đặc biệt là cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh và cho vay phục vụ đời sống. Tuy nhiên, những năm gần đây , nền kinh tế phát triển theo cơ chế thi ̣trường đòi hỏi NHCT – Chi nhánh NHCTPY tư ̣

lâp̣ , tư ̣ chủ để tìm ra phương hướng sao cho tăng trưở ng dư nơ ̣ tốt kết hơp với an

toàn hiệu quả là chìa khóa đem lại thành công cho Chi nhánh trong năm 2013 và

2015 khi mà thi ̣trường tài chính có nhiều sư ̣ biến đôṇ g maṇ h và găp khăn.

rất nhiều kho

Trước tình hình đó, NHCTPY đã kịp thời điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư tín dụng, ngừng cho vay trung dài hạn đối với lĩnh vực cho vay vận tải thuỷ, tập trung đầu tư cho những cá nhân hộ gia đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ yếu ở

các ngành nghề thương mại có khả năng tài chính vững chắc, kết hơp

̉ rôṇ g cho

vay tiêu dùng đối với những cá nhân có thu nhập ổn định, tư cách khá tốt, mở rộng liên kết hợp tác với các công ty như Toyota Hiroshima, các showroom để tăng trưởng cho vay mua ô tô (do tỷ trọng nợ quá hạn không lớn). Ngân hàng đã tích cực

đầu tư vào những ngành nghề nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, tâp trung đâỷ

mạnh cho vay phát triển kinh tếnh ững ngành mũi nhọn có nhiều triển vọng phát

triển như ngành công nghiêp

, thương nghiêp

... Tập trung các chính sách về lãi, và

phí ưu đãi và linh hoạt đối với khách hàng đồng thời Ngân hàng đã thẩm định, tìm kiếm, lựa chọn các dự án có hiệu quả cao để đầu tư, không tràn lan chạy theo doanh

số. Cơ cấu dư nơ ̣ đươc

chú troṇ g theo ngành phù hơp

́i khẩu vi ̣rủi ro của NHCT

VN nói chung và NHCT VN – NHCTPY nói riêng từ đó tạo tiền đề để có thể hướng

́i muc

tiêu “an toàn, hiêu

quả, bền vững, hiên

đaị”.

Vì vậy nợ quá hạn, nơ ̣ xấu đã giảm một cách đáng kể trong những năm 2013, 2015.

2.2.4.2 Bám sát khách hàng, tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng gặp khó khăn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh:

Bất kỳ một khoản vay được phát ra, Ngân hàng luôn theo dõi đến khách hàng sử dụng khoản vay đó, không chỉ xem khách hàng sử dụng nó có đúng mục đích hay không mà còn xem xét hiệu quả của khoản vay đó. Trong quá trình hoạt động, nếu khách hàng gặp khó khăn như trong việc xâm nhập thị trường, , điều hành sản


xuất... hay bế tắc về các vấn đề thủ tục pháp lý hành chính, Ngân hàng luôn ở bên cạnh để tư vấn giúp đỡ tháo gỡ khó khăn tiếp tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời hạn chế được việc khách hàng của ngân hàng bị lừa đảo trong kinh doanh dẫn đến thua lỗ. Ngân hàng luôn quan niệm rằng, rủi ro của khách hàng chính là nguồn gốc rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vì vậy để tránh cho khách hàng rơi vào khó khăn thua lỗ, gặp các rủi ro không trả được nợ. Ngân hàng luôn ở bên cạnh khách hàng ngay từ những bước đầu của hoạt động kinh doanh.

2.2.4.3 Chú trọng công tác đánh giá lựa chọn khách hàng:

Ngân hàng không chỉ chú trọng tới phương hướng đầu tư tín dụng đã lựa chọn mà trong từng phương hướng, ngành nghề đó ngân hàng còn chú trọng đến công tác chọn lựa khách hàng. NHCT Phúc Yên đã chú trọng tới đối tượng cho vay, kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không đủ điều kiện về tư cách đạo đức, về tình hình tài chính, về tài sản thế chấp, về phương án kinh doanh. Ngân hàng đã nghiên cứu kỹ càng về khách hàng như:

+ Xem xét, phân tích khả năng điều hành và quản lý kinh doanh của khách hàng .

+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng.

+ Xem xét khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Nghiên cứu, kiểm tra tính pháp lý của tài sản thế chấp kỹ càng...

Chính nhờ các biện pháp trên mà hiện nay NHCT Phúc Yên đã giảm đáng kể tỷ lệ rủi ro, là một trong những Chi nhánh có mức độ rủi ro thấp nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam.

2.2.4.4. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro:

Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi, Ngân hàng đã đặt ra vấn đề là cần có một quỹ dự phòng để đảm bảo an toàn phòng ngừa rủi ro tránh cho ngân hàng khỏi rơi vào tình thế khó khăn khi rủi ro xảy ra. Quỹ dự phòng rủi ro ra đời trong hoàn cảnh đó. Từ khi có quyết về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, NHCTPY đã có văn bản chỉ đạo cụ thể việc trích lập quý này đúng như quy định. Quỹ được trích từ lợi nhuận trước thuế, mức trích quỹ cần thiết tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của tài sản có mà chủ yếu là các khoản cho vay (tức là tuỳ thuộc vào thời gian quá hạn của khoản


vay). Chẳng hạn như ngân hàng phải trích 20% dư nợ của khoản vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ trên 10 ngày đến dư ới 01 tháng. Đối với những khoản vay không có TSBĐ quá hạn từ 360 ngày trở lên Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng 100%.

Hình thức trích lập quỹ là một hình thức tự bảo hiểm cho Chi nhánh, đó là một việc làm thiết thực trong điều kiện hiện nay để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh nên được Chi nhánh thực hiện tốt.

2.2.4.5. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro:

Đánh giá cao tầm quan trọng của công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp xoay quanh vấn đề này. Chi nhánh đã lập ra một bộ phận chuyên trách về tin học hoá công tác thông tin và đã có hệ thống thông tin nối mạng toàn quốc nhằm cung cấp nhanh nhất những thông tin cần thiết về khách hàng. Hệ thống này cũng có mối quan hệ chặt chẽ hai chiều với trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) của NHCT Việt Nam và trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN Việt Nam.

Ngoài ra ở NHCTPY, thông tin về tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng đều được cập nhật hàng quý.Điều này giúp cho chi nhánh nhanh chóng phát hiện các khách hàng và các món vay có chứa đựng yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Đây là một công việc tuy mới được thực hiện tại Chi nhánh nhưng đã mang lại hiệu quả giúp Ngân hàng phòng ngừa rủi ro xảy ra.

2.2.4.6 Một số biện pháp khác:

Bên cạnh các biện pháp trên, Ngân hàng còn có một số biện pháp khác nhằm phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn nữa.

Ngân hàng luôn tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn cao bổ sung cho phòng kiểm soát nhằm tăng cường việc kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ nhất là về nghiệp vụ tín dụng.

NHCTPY rất chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc của họ và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng.

Ngân hàng muốn thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thì không thể tách rời vai trò của các cơ quan pháp luật.


Việc xử lý trong trường hợp người vay không trả được nợ cũng luôn cần đến sự giúp đỡ của các cơ quan pháp luật và Chính quyền địa phương. Do vậy, NHCTPY luôn duy trì mối quan hệ hợp tác giúp đỡ của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, UBND các địa phương nơi có tải sản thế chấp hoặc nơi khách hàng cư trú để quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng và có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra bất trắc.

Tóm lại:NHCTPY là một Chi nhánh của NHCT Việt Nam luôn luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua tình hình huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh. Đây là một Chi nhánh luôn dẫn đầu về mức lợi nhuận tuyệt đối thu được trong toàn hệ thống. Là một trong các chi nhánh có lợi nhuận trên 100 tỷ đồng/năm, có tỷ lệ nợ xấu thấp <1%, chi nhánh có nguồn vốn FDI lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Phân tích tình hình rủi ro ở Chi nhánh thể hiện qua tình hình nợ quá hạn, ta thấy mức độ rủi ro luôn được kiềm chế ở mức thấp. Có những nguyên nhân dẫn đến rủi ro ở Chi nhánh NHCTPY như từ phía khách hàng, từ phía Ngân hàng và những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh. Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp khắc phục những hạn chế nhằm làm tốt hơn nữa công tác tín dụng như các biện pháp tăng cường thông tin, lựa chọn khách hàng, bám sát khách hàng, vận dụng linh hoạt quy chế đã được ban hành. Ngoài ra, Chi nhánh còn lập quỹ phòng ngừa rủi ro để hạn chế ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của Ngân hàng.

2.3. Đánh giá chung công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Phúc Yên

2.3.1. Ưu điểm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình

Trong những năm qua, NHCTPY đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng cá nhân, đã hiểu thấu đáo những tư tưởng quan điểm hiện đại như: Chấp nhận rủi ro có tính toán trước; Mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay. Lãnh đạo chi nhánh đã có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro tín dụng như: yêu cầu cán bộ tín dụng nghiên cứu sản phẩm; tư vấn và hướng dẫn khách

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí