+ Có dấu hiệu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối tài chính (sử dụng các vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, sử dụng vốn vay sai mục đích,…)
+ Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao với mọi điều kiện.
+ Thay đổi thường xuyên tổ chức của Ban điều hành, xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành của các doanh nghiệp, tranh chấp trong quá trình quản lý.
+ Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới.
+ Khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật, người điều hành của khách hàng bị khởi tố, khởi kiện có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Khách hàng có nợ xấu tại các TCTD khác.
+ Đối với khách hàng là cá nhân có dấu hiệu người vay bị bệnh kéo dài hoặc bị chết.
+ Các trường hợp khác nếu Chi nhánh đánh giá có khả năng chuyển thành nợ xấu.
Bước 2: Phân tích tình hình
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Đã Được Áp Dụng Để Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng:
- Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Công Tác Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Cá Nhân, Hộ Gia Đình Tại Ngân Hàng Vietinbank Chi Nhánh Phúc Yên.
- Định Hướng Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Phúc Yên Giai Đoạn 2015-2020 Và Tầm Nhìn Đến 2030.
- Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần - 15
- Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Trước, trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng vẫn phải luôn thu thập, cập nhật về thông tin khách hàng vay vốn. Trên cơ sở thông tin thu thập được cùng với việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị, cán bộ tín dụng có thể nắm bắt được tình trạng khoản vay của khách hàng. Ngay sau khi phát hiện ra những dấu hiệu của nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng cần phân tích tình hình bằng việc kiểm tra lại hồ sơ khoản vay xem có sai sót gì không, tham khảo thông tin bên ngoài. Kiểm tra có dấu hiệu tồn quỹ khách hàng suy giảm khác thường, tài khoản vãng lai tại đơn vị luôn có các phát sinh bên nợ, kiểm tra tình hình mua sắm máy móc thiết bị có bằng khoản vay ngắn hạn,…đồng thời gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng quá hạn đó khéo léo để nhận biết tình hình thực tế của khách hàng.
Bước 3: Lập kế hoạch hành động
Sau khi phân tích tình hình, cán bộ tín dụng có thể lập kế hoạch hành động nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Kế hoạch này có thể tạm tính thành 2 nội dung:
Một là, Tổ chức khai thác khoản nợ. Để làm được điều này, có thể cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho khách hàng vượt qua khó khăn và tiếp tục theo dõi quản lý khách hàng, hoặc có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo, hoặc gia hạn nợ cho khách hàng nếu xét thấy khách hàng vẫn có đủ khả năng trả nợ trong tương lai.
Hai là, Thực hiện thanh lý các khoản nợ. Biện pháp này đưa ra khi Ngân hàng xét thấy không còn khả năng phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng hoặc khoản vay đã thật sự gặp rủi ro đạo đức. Ngân hàng yêu cầu người bảo lãnh trả nợ, phát mại tài sản thế chấp hay cầm cố, tiến hành thanh lý doanh nghiệp, xử lý theo pháp luật về doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán hoặc cố ý lừa đảo, hoặc làm các thủ tục khởi kiện khách hàng. Nợ khó đòi xét thấy không còn khả năng thu hồi thì Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ xóa nợ để lành mạnh hóa các khoản cho vay xử lý bằng quỹ DPRR.
c/ Về quy trình kiểm tra, kiểm soát tín dụng:
Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng thường xuyên sẽ góp phần giúp cho hoạt động tín dụng thêm lành mạnh, chấn chỉnh ngay những vấn đề xảy ra gây nguy cơ rủi ro cho hoạt động tín dụng, hoạt động Ngân hàng.
Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng có hiệu quả, công tác kiểm tra không nên dàn trải, cần có kế hoạch kiểm tra cho từng thời kỳ cụ thể, tập trung vào các trường hợp dễ xảy ra các vấn đề về buông lỏng quản lý, đặc biệt chú trọng tới những bất thường như: Số dư nợ vay của khách hàng bất thường, tần suất vay, số dư nợ vay của nhân viên tín dụng quản lý, các ưu tiên trong tín dụng có đúng chế độ, chính sách; Phương pháp định giá tài sản đảm bảo có phù hợp các quy định pháp luật, các chuẩn mực; Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích, việc theo dõi sau khi giải ngân, các báo cáo, phân tích thẩm định đã phù hợp với bản thân đơn vị, với tình hình thực tế,…Để có đánh giá đúng, công tác kiểm tra nên có những kế hoạch dài hạn, chi tiết và linh hoạt trong từng thời điểm nhạy cảm.
Để có tầm nhìn dài hạn, cùng với chiến lược cho vay trong từng thời kỳ thì kế hoạch kiểm tra cũng nên phù hợp với chiến lược điều kiện của từng thời kỳ đó, xem xét liệu các món vay đã phù hợp với chính sách Ngân hàng đã đề ra, có phù
hợp với hạn mức cho vay của từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, phù hợp xu hướng phát triển của khu vực đó.
Đối với công tác kiểm soát nội bộ: tại NHCT Phúc Yên còn có nhiều vấn đề trong phân cấp quyền phán quyết tín dụng. Những món vya lớn thường được chuyển về trụ sở chính để thẩm định. Nhưng việc giải ngân, cho vay thì lại do Ngân hàng cấp dưới nên bộ phận kiểm soát dưới cơ sở thường chủ quan hay không thấy được trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của bộ phận thẩm định, bộ phận quản trị tại chi nhánh và tại trụ sở chính phải được thể hiện rõ trong báo cáo với từng chỉ tiêu và ghi rõ nguồn số liệu được cung cấp và các kết luận. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ, Chi nhánh nên có những cán bộ chuyên trách, chỉ kiểm tra, giám sát riêng hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra, giám sát, cán bộ kiểm tra cần quan tâm hơn nữa đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh như sự đánh giá và phân loại của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, việc cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng, tốc độ tăng trưởng quá nhanh, vượt qua khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng, soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro, hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về quy trình tín dụng, phê duyệt tín dụng,…
Đối với công tác giám sát sử dụng vốn vay: Chi nhánh cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục đầu tư đối chiếu với hoạt động thực tế của khách hàng , cập nhật hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo dõi chặt chẽ dòng tiền thanh toán, kiểm tra sử dụng vốn đúng quy định, vì nếu việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả khách hàng mới có thể hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, đảm bảo tiến độ trả nợ đúng cam kết. Việc cấp tín dụng mới chỉ thực hiện dựa trên nguyên tắc lựa chọn những phương án khả thi hiệu quả, có nguồn thanh toán đảm bảo và chi nhánh có khả năng kiểm soát được nguồn tiền thanh toán. Đối với tài sản đảm bảo, yêu cầu đơn vị hoàn
thiện thủ tục pháp lý theo đúng quy định hiện hành khi tài sản đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo, khuyến nghị mua bảo hiểm cho các cơ sở kinh doanh của đơn vị và Ngân hàng là người thụ hưởng đầu tiên trong các hợp đồng bảo hiểm.
Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra, việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Việc phát hiện những dấu hiệu rủi ro cần phải có sự thông tin liên lạc trong hệ thống, các cán bộ đều có trách nhiệm thông báo cho cán bộ tín dụng, cán bộ rủi ro những dấu hiệu rủi ro, tạo cơ chế thông tin linh hoạt.
Ngoài ra, việc báo cáo kịp thời theo đúng yêu cầu về rủi ro cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng. Báo cáo có kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu tổng hợp và sử dụng biểu tượng đèn giao thông với tín hiệu đỏ, vàng, xanh thể hiện các cấp độ rủi ro tín dụng. Các báo cáo phải thể hiện rõ các điểm nóng của tình hình, chi tiết danh mục khách hàng, kế hoạch hành động cụ thể, cũng như là kết quả của việc xử lý tồn tại đã đặt ra lần trước để tiếp tục tránh lặp lại các sai lầm như vậy mới có định hướng hành động tiếp theo. Định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý, định kỳ báo cáo hàng ngày và báo cáo tức thời.
3.2.2 Giải pháp về chính sách
3.2.2.1Chính sách tín dụng
Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng thông qua việc quản lý danh mục tiền vay:
Thực hiện phân tích nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh trong thời gian qua cho thấy, nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh chủ yếu ở khách hàng kinh doanh thương mại (trong năm 2013 là nợ quá hạn trung dài hạn kinh doanh vận tải thuỷ), các năm 2014,2015 là nợ quá hạn ngắn hạn kinh doanh chủ yếu thương mại và một phần là vay vốn phục vụ tiêu dùng.. Vì thế khi đã có đủ lực, Chi nhánh cần đa dạng hoá danh mục tiền vay.
Danh mục tiền vay là danh mục tất cả các khoản vay của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Danh mục tiền vay được trình bày theo nhiều tiêu thức khác nhau: Khách hàng, mặt hàng, sản phẩm, khu vực địa lý,…Những khoản vay trong cùng một lĩnh vực sẽ có cùng đặc điểm rủi ro nên một khi có những yếu tố ảnh hưởng bất lợi tới nhóm khoản vay có độ tập trung cao sẽ làm cho rủi ro tiềm ẩn đối với Ngân hàng lớn hơn nhiều. Do vậy, việc kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn của các khoản vay cũng không kém phần quan trọng trong việc quản lý rủi ro trong từng khoản vay. Hơn nữa, việc theo dõi, đánh giá toàn danh mục tiền vay sẽ cung cấp một bức tranh hoàn hảo hơn về mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
Bên cạnh mục đích quản lý rủi ro, việc quản lý danh mục tiền vay còn cho phép đưa ra những định hướng đầu tư có lợi cho Ngân hàng. Bằng việc phân tích danh mục tiền vay, Ngân hàng có thể đánh giá được ngành hàng nào, sản phẩm nào, khách hàng nào thì cho vay có hiệu quả, an toàn và thích hợp với đặc thù của Ngân hàng tại mỗi địa phương và trong từng thời kỳ khác nhau.
Lập danh mục tiền vay chiến lược là công việc đầu tiên trong quản lý danh mục tiền vay. Thông qua chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn, triển vọng môi trường kinh doanh, sự phân tích danh mục tiền vay hiện tại và khả năng chịu đựng rủi ro của Ngân hàng để xác định mục tiêu của danh mục bao gồm (1) chất lượng danh mục, (2) cơ cấu danh mục, (3) tỷ lệ tăng trưởng và (4) lợi nhuận dự kiến.
+ Chất lượng danh mục: Tùy thuộc vào từng thời điểm mà Chi nhánh nên đặt ra yêu cầu về chất lượng tài sản có khác nhau. Thông qua hệ thống các tiêu chí phê duyệt khoản vay, Chi nhánh sẽ kiểm soát chất lượng tài sản và có định hướng hoạt động cho vay đối với từng nhóm khoản vay và/hoặc từng danh mục. Trong trường hợp mong muốn nâng cao chất lượng tài sản và giảm thiểu rủi ro, chi nhánh nên thắt chặt các điều kiện cho vay. Ngược lại, nếu chiến lược kinh doanh đặt ra là mở rộng tăng trưởng tín dụng thì Chi nhánh nên nới lỏng những tiêu chuẩn áp dụng - theo đó chất lượng danh mục sẽ giảm sút và độ rủi ro tiềm tàng sẽ gia tăng. Ví dụ, chi nhánh nên mở rộng cho vay đối với lĩnh vực tiêu dùng tập trung cho vay mua ô tô, hạn chế
hoặc ngừng cho vay kinh doanh vận tải thuỷ hoặc giảm thời gian vay vốn đối với cho vay mua nhà đất...
+ Cơ cấu danh mục: Mục tiêu về cơ cấu danh mục sẽ kiểm soát mức độ tập trung của danh mục theo từng lĩnh vực kinh doanh, loại khách hàng, sản phẩm khu vực địa lý,…Kế hoạch cần chỉ ra những lĩnh vực nào cần thu hẹp hay mở rộng ở mức độ bao nhiêu. Một danh mục có sự tập trung cao vào một số ít khách hàng, trong vài ngành nhất định sẽ chứa đựng rủi ro tiềm tàng rất cao. Tuy nhiên, cũng đã có một số nhiên cứu chỉ ra rằng một khi danh mục tài sản có quá phân tán cũng sẽ làm giảm lợi nhuận và tăng rủi ro cho Ngân hàng.
+ Tỷ lệ tăng trưởng: Căn cứ vào điều kiện và mức độ cạnh tranh của thị trường, năng lực cho vay (vốn, chuyên môn,…) và khả năng chịu rủi ro, chi nhánh sẽ đặt ra mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng trong từng thời kỳ.
+ Lợi nhuận dự kiến: Lợi nhuận dự kiến của danh mục phụ thuộc vào chính sách định giá (lãi suất cho vay).
Đa dạng hóa danh mục cho vay, danh mục đầu tư
Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ”, Ngân hàng cần phải thiết lập trạng thái cân bằng giữa tính chuyên môn hóa khi đầu tư và tính đa dạng hóa các khoản đầu tư. Một ví dụ điển hình là vào những năm 1980, các Ngân hàng ở Oklahoma và Texas đã cho vay khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh dầu khí, trong bảng cân đối tài sản của các Ngân hàng này, phần lớn các khoản đầu tư và cho vay tập trung vào lĩnh vực dầu khí, do vậy khi giá dầu giảm và các công ty này bị phá sản, các Ngân hàng này đã gặp nhiều khó khăn và rất nhiều Ngân hàng bị phá sản. Đây là một trong những ví dụ để phản ánh sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục cho vay, danh mục đầu tư để đảm bảo trong trường hợp xảy ra khủng hoảng đối với một ngành nào đó thì Ngân hàng vẫn duy trì hoạt động.
Ngoài ra, Ngân hàng cần phải đa dạng hóa phương thức cho vay. Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như cho vay hạn mức, cho vay theo món, đồng tài trợ,.v.v. Tùy vào nhu cầu của từng khách hàng mà Ngân hàng áp dụng hình thức cho vay khác nhau nhằm phù hợp với nhu cầu đó.Cho vay theo món
thường áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và phát sinh không thường xuyên, khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể như: Thanh toán tiền mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác,…
Cho vay theo hạn mức là hình thức cho vay ngắn hạn, thường áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay theo món. Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản bảo đảm, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đối với phương án vay hạn mức, ngân hàng không nên áp đặt thời hạn cho vay tối đa 06 tháng/1 khoản vay mà theo từng khách hàng thì thời hạn vay vốn phù hợp với vòng quay vốn lưu động thực tế của khách hàng (có thể từ 06-11 tháng...Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng được rút tiền vay để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác.
Đồng tài trợ: Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có những khách hàng có nhu cầu vốn lớn, khả năng đáp ứng của một Ngân hàng không đủ hay việc tập trung quá mức vào một khách hàng dễ dẫn đến rủi ro lớn nếu khách hàng không trả được nợ. Thông thường trong trường hợp này các Ngân hàng sẽ cùng liên kết tham gia thẩm định dự án và góp vốn cho vay để chia sẻ rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Ngoài ra còn có các hình thức khác như cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay hợp vốn,v.v…
Đa dạng hóa khách hàng
Ngân hàng cần mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc tập trung quá mức đối với một đối tượng khách hàng.
Thực hiện bảo hiểm tín dụng
Đây chính là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín dụng, thường được thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có bảo hiểm tài sản được thực hiện, để hạn chế
rủi ro đối với tài sản bảo đảm, Ngân hàng yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản đã làm bảo đảm cho Ngân hàng và người thụ hưởng quyền bồi thường là Ngân hàng.
3.2.2.2 Chính sách giám sát
Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng thường xuyên sẽ góp phần giúp cho hoạt động tín dụng thêm lành mạnh, chấn chỉnh ngay những vấn đề xảy ra gây nguy cơ rủi ro cho hoạt động tín dụng, hoạt động Ngân hàng.
Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng có hiệu quả, công tác kiểm tra không nên dàn trải, cần có kế hoạch kiểm tra cho từng thời kỳ cụ thể, tập trung vào các trường hợp dễ xảy ra các vấn đề về buông lỏng quản lý, đặc biệt chú trọng tới những bất thường như: Số dư nợ vay của khách hàng bất thường, tần suất vay, số dư nợ vay của nhân viên tín dụng quản lý, các ưu tiên trong tín dụng có đúng chế độ, chính sách; Phương pháp định giá tài sản đảm bảo có phù hợp các quy định pháp luật, các chuẩn mực; Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích, việc theo dõi sau khi giải ngân, các báo cáo, phân tích thẩm định đã phù hợp với bản thân đơn vị, với tình hình thực tế,…Để có đánh giá đúng, công tác kiểm tra nên có những kế hoạch dài hạn, chi tiết và linh hoạt trong từng thời điểm nhạy cảm.
Để có tầm nhìn dài hạn, cùng với chiến lược cho vay trong từng thời kỳ thì kế hoạch kiểm tra cũng nên phù hợp với chiến lược điều kiện của từng thời kỳ đó, xem xét liệu các món vay đã phù hợp với chính sách Ngân hàng đã đề ra, có phù hợp với hạn mức cho vay của từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, phù hợp xu hướng phát triển của khu vực đó.
Đối với công tác kiểm soát nội bộ: Như đã phân tích, còn có nhiều vấn đề trong phân cấp quyền phán quyết tín dụng. Những dự án lớn thường được chuyển về trụ sở chính để thẩm định. Nhưng việc giải ngân, cho vay thì lại do Ngân hàng cấp dưới nên bộ phận kiểm soát dưới cơ sở thường chủ quan hay không thấy được trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của bộ phận thẩm định, bộ phận quản trị tại chi nhánh và tại trụ sở chính phải được thể hiện rõ trong báo cáo với từng chỉ tiêu và ghi rõ nguồn số liệu được cung cấp và các kết luận. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ, Chi nhánh nên có những cán bộ chuyên