Trong cho vay cá nhân có rất nhiều lĩnh vực cho vay, nhưng có thể chia làm bốn lĩnh vực chính như sau: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ đời sống, cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay nông nghiệp.
Qua bảng số liệu 2.7, dư nợ cho vay cá nhân các năm qua đều tăng, sự tăng trưởng đó được chi tiết qua từng lĩnh vực như sau:
- Về cho vay sản xuất kinh doanh: trong năm 2012dư nợ cho vay đạt 192.96 tỷ đồng, sang đến năm 2013 tăng 199.23tỷ đồng, năm 2014: 265.05 tỷ đồng, năm 2015: 327.7 tỷ đồng. Tính theo tỷ trọng/tổng dư nợ KHCN là 48%- 43.5%,45%,45.2%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh qua các năm là do trong những năm này nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng có sự tăng trưởng mạnh mẽ đã thúc đẩy mạnh việc các cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá nhân khá phong phú nhưng đa phần tập trung ở quy mô nhỏ lẻ cần vốn để đáp ứng trong thời gian ngắn như buôn bán thương nghiệp hộ kinh doanh, buôn bán ở chợ, buôn chuyến, trồng trọt, chăn nuôi,… nên vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn kinh doanh trong cho tổng cho vay sản xuất kinh doanh là khá cao. Tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cho vay SXKD chủ yếu tập trung tại các hộ gia đình kinh doanh thương mại (chiếm gần 90%/tổng dư nợ cho vay SXKD), các ngành đặc thù khác như công nghiệp, nghư nghiệp hầu như chưa được khai thác và quan tâm đúng mức.
Để có được thành công này là do NHCTPY nắm bắt kịp thời các nhu cầu cần thiết của khách hàng theo sự thay đổi của nền kinh tế, và áp dụng linh hoạt các chính sách tín dụng theo sản phẩm của NHCTVN từ đó mà phát triển các sản phẩm phù hợp như cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời ví dụ cho vay kinh doanh tại chợ (TSBĐ chính là sạp hàng), cho vay thương mại dịch vụ.. là những sản phẩm đặc trưng hiện nay đang được áp dụng.
- Cho vay phục vụ đời sống có rất nhiều sản phẩm nhưng tiêu biểu có cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở, cho vay mua sắm nội thất gia đình, cho vay mua ô tô và cho vay cán bộ công nhân viên… Nhìn chung cho vay phục vụ đời sống có sự gia tăng qua các năm về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng cơ cấu cho vay cá nhân. Năm 2012, tỷ lệ cho vay phục vụ đời sống là
thấp hơn 42%. Do trong năm 2012, Chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn và sản xuất kinh doanh, không khuyến khích cho vay trung dài hạn và mục đích tiêu dùng. Đến năm 2013-2015, tỷ trọng tăng 51.2%, 46%, 45%. Đây là những năm Chinhánh thực hiện chính sách của nhà nước mở rộng cho vay KHCN lĩnh vực đời sống. Trong tổng cho vay phục vụ đời sống, lĩnh vực cho vay tiêu dùng và cho vay cán bộ nhân viên chiếm tỷ trọng lớn trên 30% trong cơ cấu cho vay cá nhân. Do kinh tế tăng trưởng khá nên các mục tiêu chiến lược phát triển xã hội và môi trường đạt kết quả khả quan. Đời sống dân cư ổn định và được cải thiện đáng kể. Thu nhập của cán bộ viên chức được tăng lên, nhu cầu
Vì thế nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sửa chữa nhà, du học.. ngày càng tăng một cách đáng kể, trong khi nguồn vốn tự có của người dân là có hạn nên dư nợ cho vay của ngân hàng tăng là tất yếu. Bên cạnh đó, góp phần vào sự tăng trưởng chung phải kể đến cho vay mua xe ô tô. Dư nợ cho vay mua xe ô tô các năm từ 2012 đến 2015 liên tục tăng từ 33.77 tỷ đồng đến 79.34 tỷ đồng. Chiếm 24% tỷ trọng choc ho vay phục vụ đời sống. Lý do Thị trường ô tô sôi động vào nửa cuối năm 2006 do có sự tham gia thị trường của hãng Honda Việt Nam vào tháng 6/2006 và khi quyết định cho nhập ô tô cũ của Chính phủ có hiệu lực đã thực sự làm cho thị trường ô tô nóng lên. Nhiều cá nhân có nhu cầu mua xe đã tìm đến vay ở Ngân hàng làm cho doanh số vay ở lĩnh vực này ngày càng tăng. Cho vay tiêu dùng lĩnh vực mua sắm, sửa chữa nhà ở, nội thất gia đình..tăng các năm và đạt tỷ lệ cao trong các năm từ 45- 48%/dư nợ cho vay phục vụ đời sống.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: đây là mảng sản phẩm tuy chỉ chiếm một mảng nhỏ trong sản phẩm cho vay cá nhân nhưng là mảng không thể thiếu đối với ngân hàng -một ngân hàng bán lẻ cung cấp đầy đủ các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng- doanh số cho vay cầm cố giấy tờ có giá qua các năm không có sự biến động lớn. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do: ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống vật chất cũng ngày một nâng cao, vì thế dẫn đến việc các cá nhân thích tích trữ của cải trong đó có những giấy tờ có giá cũng là việc tất yếu.
- Cho vay nông nghiệp: qua bảng 2.7 ta thấy cho vay nông nghiệp tại NHCTPY chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ từ 1-3%/tổng dư nợ cho vay KHCN). Do chính sách tín dụng của NHCTPY chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng: trung lưu, giàu có, và đặc biệt. Cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân có thu nhập ổn định và uy tín, sử dụng nhiều dịch vụ (tập trung các DN lớn, bệnh viện, trường học, cơ quan HCSN) do đó đối tượng khách hàng vay phục vụ nông nghiệp NHCTPY không đại trà mà có sự chọn lọc hơn.
Như vậy, cơ cấu tín dụng khách hàng cá nhân tại NHCTPY trong những năm qua tương đối ổn định. Chủ yếu cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 30-40% phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
2.2.2.2Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn tại NHCTPY
Bảng 2.8. Bảng dư nợ quá hạn khách hàng cá nhân
Đơn vị: triệu đồng
31/12/2013 | 31/12/2014 | 31/12/2015 | |
Nợ quá hạn cho vay KHCN (nợ nhóm 2-5) | 18.031 | 15.220 | 14.016 |
Trong đó Nợ xấu cho vay KHCN (nợ nhóm 3-5) | 9.220 | 8.219 | 752 |
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/dư nợ KHCN | 3.9% | 3.01% | 1.9% |
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ tổng dư nợ | 1.3% | 0.98% | 0.08% |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Chung Về Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Phúc Yên
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Những Năm Gần Đây Của Vietinbank Chi Nhánh Phúc Yên
- Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Cá Nhân, Hộ Gia Đình Tại Ngân Hàng Vietinbank Chi Nhánh Phúc Yên
- Số Tiền Trích Lập Dự Phòng Rrtd Cá Nhân (2013-2015)
- Các Biện Pháp Đã Được Áp Dụng Để Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng:
- Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Công Tác Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Cá Nhân, Hộ Gia Đình Tại Ngân Hàng Vietinbank Chi Nhánh Phúc Yên.
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh)
Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh có giảm hơn, chất lượng nợ của Chi nhánh được cải thiện.Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn ở mức thấp chiếm 0.08% tổng dư nợ cho vay và chiếm 1.9% dư nợ khách hàng cá nhân.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả. Ngược lại, nợ quá hạn càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và an toàn. Trong năm nhóm nợ đó thì nhóm 1 và nhóm 2 là hai nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý là có mức độ rủi ro thấp hơn cả.
a/ Nợ quá hạn KHCN theo thời gian
Bảng 2.9: Nợ quá hạn cho vay KHCN theo thời gian
2013 | 2014 | 2015 | So sánh 2013/2014 | So sánh 2014/2015 | |||
Giá trị | Giá trị | Giá trị | Giá trị | % | Giá trị | % | |
1.Ngắn hạn | 6.781 | 6.130 | 6.705 | 651 | +9.6 | -575 | -9.38% |
2.Trung & dài hạn | 11.250 | 9.090 | 7.311 | 2.160 | +19.2 | 1.779 | 19.57% |
Tổng | 18.031 | 15.220 | 14.016 |
Qua bảng 2.9 về nợ quá hạn cho vay KHCN theo thời gian ta thấy rằng, thời hạn cho vay càng dài thì khả năng xảy ra nợ quá hạn nói chung và nợ xấu nói riêng càng cao. NHCTPY có tỷ trọng dư nợ trung và hạn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tuy nhiên quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu, nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Nợ quá hạn trung dài hạn ở năm 2013 lớn chủ yếu ở nhóm cho vay kinh doanh vận tải thuỷ (mục đích đầu tư sà lan máy), và một số khoản vay trung dài hạn vay tiêu dùng. Nợ
quá hạn ngắn hạn chủ yếu tập trung ở cho vay sản xuất kinh doanh và chủ yếu tập trung ở cho vay SXKD ngành thương mại (sẽ phân tích ở mục b, 2.2.1.2 dưới đây). Tuy nhiên đến năm 2014,2015 tổng nợ quá hạn của Chi nhánh giảm tuy nhiên nợ quá hạn thời hạn ngắn hạn không giảm. Điều đó chứng tỏ ngân hàng có những chính sách tín dụng đúng đắn hơn trong các năm 2014,2015, công tác thu nợ đạt hiệu quả cao hơn. Ngược lại với xu hướng giảm nợ quá hạn trung và dài hạn là sự biến động giảm của nợ quá hạn ngắn hạn năm 2014 và tăng năm 2015.Năm 2013 nợ quá hạn ngắn hạn chỉ có 6.781triệu đồng, đến năm 2014 nợ quá hạn 6.130triệu đồng giảm651 triệu đồng. Đến năm 2015 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 575 triệu đồng so với năm 2014. Điều này cho thấy nợ quá hạn cuối năm 2013 được cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ, khi gần đến hạn cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở khách hàng đóng tiền đúng ngày. Nếu khách hàng không đóng kịp thời ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng để tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Khi khách hàng bổ sung, ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn lại cho khách hàng. Đây chỉ là biện pháp tức thời trong ngắn hạn phần nào hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.
Nợ quá hạn ngắn hạn trong những năm gần đây chiếm tỷ lệ cao là do cho vay ngắn hạn, do chính sách ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn các hộ kinh doanh (chủ yếu là ngành thương mại) tuy nhiên thời gian ngắn nhiều hộ vay làm ăn không hiệu quả nên việc trả nợ vay không kịp dẫn đến nợ quá hạn sau đó đã gia hạn nhưng vẫn không trả được nên chuyển sang nợ xấu. Trong thực tiễn quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng và có đủ tất cả các chủ thể tham gia. Quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay - trả, nhưng thường người ta chỉ đề cập đến “vay” mà đôi khi thường bỏ quên mặt thứ hai của nó, đó là “trả” nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện, dần dần món vay từ bình thường (nợ đủ tiêu chuẩn) chuyển biến theo các cung bậc: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Từ đó, nợ xấu được hình thành và đè lên gánh nặng ngân hàng..
b/ Nợ quá hạn KHCN theo ngành nghề
Bảng 2.10: Nợ quá hạn KHCN theo ngành nghề
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | ||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | |
Tổng dư nợ quá hạn | 18,031 | 100 | 15,220 | 100 | 14,016 | 100 |
I/ Cho vay sản xuất kinh doanh | 13,220 | 73.31 | 10,120 | 66.49 | 8,666 | 61.82 |
1. Ngành thương mại | 11,252 | 100 | 8,575 | 100 | 7,036 | 100 |
- Ngắn hạn | 4,558 | 42.23 | 4,325 | 50.43 | 4,425 | 62.8 |
- Trung dài hạn | 6,694 | 57.77 | 4,250 | 49.57 | 2,611 | 37.2 |
2. Công nghiệp | 1,250 | 100 | 1,120 | 100 | 1,220 | 100 |
- Ngắn hạn | 1,250 | 100 | 1,120 | 100 | 1,220 | 100 |
- Trung dài hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3. Ngành khác | 718 | 100 | 425 | 100 | 410 | 100 |
- Ngắn hạn | 718 | 100 | 425 | 100 | 410 | 100 |
- Trung dài hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
II. Cho vay phục vụ đời sống | 4250 | 23.57 | 4576 | 30.06 | 4825 | 34.42 |
1/ Cho vay mua nhà đất, nội thất gia đình…. | 2980 | 100 | 3401 | 100 | 3900 | 100 |
- Ngắn hạn | 255 | 8.55 | 260 | 7.64 | 650 | 16.6 |
- Trung dài hạn | 2725 | 91.45 | 3141 | 92.36 | 3250 | 83.4 |
2/ Cho vay mua xe ô tô | 1270 | 100 | 1175 | 100 | 925 | 100 |
- Ngắn hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
- Trung dài hạn | 1270 | 100 | 1175 | 100 | 925 | 100 |
IV/ Cho vay nông nghiệp | 561 | 3.12 | 524 | 3.45 | 525 | 3.76 |
- Ngắn hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
- Trung dài hạn | 561 | 100 | 524 | 100 | 525 | 100 |
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của cá nhân luôn tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước hết được. Do những biến động bất thường của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa hội nhập như hiện nay, khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Mặc dù lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng nó cũng mang lại rủi ro cao nếu như ngân hàng không giám sát chặt chẽ mục đích cũng như tình hình sử dụng nợ của khách hàng.
Nhìn từ bảng 2.10, ta thấy trong nhóm nợ quá hạn thì dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao hơn/ tổng nợ quá hạn KHCN. Năm 2013,2014,2015 lần lượt là 73,31%; 66,49%, 37,46%.
Nợ quá hạn trong lĩnh vực phục vụ đời sốngcũng có sự biến động tăng qua các năm, năm 2013 nợ quá hạn đối với lĩnh vực cho vay phục vụ đời sống là 4.250 triệu đồng, vào năm 20144.576 triệu đồng, năm 2015 là4.825 triệu đồng. Trọng số/dư nợ quá hạn KHCN tăng trong các năm 2013,2014,2015: 23.57%;30.06%;34.42% Trong đó cho vay phục vụ đời sống thì cho vay mua nhà đất, nội thất gia đình…chiếm tỷ trọng lớn. Trong cho vay mua nhà đất, nội thất gia đình… thì cho vay trung dài hạn nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao/dư nợ quá hạn cho vay phục vụ đời sống: Năm 2013,2014,2015 lần lượt là 91.45%; 92.36%, 83.4%. Nợ quá hạn đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng tăng do trong các năm 2012,2013 Chi nhánh mở rộng cho vay hơn đối với các nhu cầu phục vụ đời sống. Tuy nhiêu nợ quá hạn tăng chủ yếu ở cho vy trung dài hạn mua nhà đất, nội thất gia đình…Các món vay khác như cho vay mua ô tô thì nợ quá hạn trong các năm giảm dần. Nguyên nhân của việc gia tăng các khoản vay trung dài hạn cho vay mua nhà đất, nội thất gia đình… là do cán bộ chưa quản lý được khoản vay, chưa quản lý được mục đích vay vốn, chưa thẩm định được nguồn trả nợ trong thời gian cho vay tương đối dài (từ 5 năm -10 năm). Cho vay tiêu dùng nhưng một số khách hàng đầu cơ nhà đất dẫn tới quá hạn khi tình hình bất động sản năm 2012-2014 có ấm lên nhưng vẫn chưa được cải thiện.
Tình hình nợ quá hạn trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh có giảm qua các năm. Dư nợ quá hạn năm 2013. 2014,2015 lần lượt là 13.220 triệu đồng;
10.120 triệu đồng; 8.666 triệu đồng. Trong đó cơ cấu nợ quá hạn cho vay sản xuất kinh doanh thì tập trung quá hạn ở lĩnh vực ngành thương mại. Tỷ trọng nợ quá hạn ngành thương mại/nợ quá hạn cho vay sản xuất kinh doanh các năm 2013,2014,2015 lần lượt là 85.1%,84.7%,81.1%. Trong nợ quá hạn ngành thương mại thì nợ trung dài hạn quá hạn cao ở các năm 2013: 6.694 triệu đồng nhưng đã giảm dần ở các năm 2014,2015 là 4.250 trđ, 2.611 trđ. Nợ quá hạn trung dài hạn ngành thương mại tập trung chủ yếu ở mục đích cho vay sà lan máy (kinh doanh vận tải thủy). Nguyên nhân quá hạn do thời hạn cho vay dài (07 năm), ngành nghề kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, tình hình kinh tế: giá xăng dầu tăng cao (2010,2011), nhu cầu xây dựng giảm….làm ngành kinh doanh vận tải thuỷ gặp khó khăn. Tuy nhiên NHCTPY đã quyết liệt thu hồi nợ quá hạn và nợ quá hạn trung dài hạn năm 2015 ngành thương mại giảm. Có được kết quả trên do Chi nhánh đã có phương án thu hồi nợ bài bản. Công tác xử lý nợ có vấn đề được đánh giá là khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Vì vậy Chi nhánh coi công tác xử lý nợ là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu.
Tổ quản lý và xử lý nợ có vấn đề được thành lập với những cán bộ có kinh nghiệm chuyên trách xử lý nợ, tiếp nhận cơ bản các khoản nợ có vấn đề của toàn Chi nhánh. Tổ xử lý nợ là đầu mối đề xuất các biện pháp thu hồi nợ lên Ban xử lý nợ quyết định, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban xử lý nợ đề ra, tạo được sự phối kết hợp hiệu quả giữa chỉ đạo và thực hiện cũng như sự phối hợp với các cơ quan ngoại ngành trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ XLRR. Chi nhánh đã phân loại từng nhóm đối tượng khách hàng nợ xấu để xử lý có hiệu quả:Đối với nhóm khách hàng khởi kiện đã có bản án, Chi nhánh kiên quyết chuyển cơ quan thi hành án, phối hợp đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ; Đối với các khách hàng nợ xấu không thực hiện đúng cam kết tháo gỡ trả nợ với ngân hàng, Chi nhánh kiên quyết thực hiện chuyển hồ sơ ra tòa khởi kiện... Đối với nhóm khách hàng còn lại, Ban xử lý nợ của Chi nhánh thường xuyên họp định kỳ hàng tháng và đánh giá từng khách hàng, xây dựng phương án thu nợ chi tiết đến từng tuần, phân tích từng con nợ có dấu hiệu tiềm ẩn nợ xấu gắn với việc đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ