Định Hướng Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Phúc Yên Giai Đoạn 2015-2020 Và Tầm Nhìn Đến 2030.


do các nguyên nhân chính trị, kinh tế, tài chính tiền tệ chi phối. Khả năng phát triển kinh tế tiếp tục bị kìm hãm bởi những yếu tố, như năng suất thấp, dân số ngày càng già hóa và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Như vậy, nền kinh tế thế giới trải qua năm 2015 với sự tăng trưởng chậm, chưa lấy lại được đà tăng trưởng. Năm 2016, dự báo đưa ra cho thấy các nền kinh tế khu vực và thế giới tiếp tục chứng kiến những biến động khó nắm bắt, sự trồi sụt tại một số thị trường tài chính và nguyên liệu, sự tăng trưởng là không đồng đều, thiếu bền vững./.

3.1.2. Định hướng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2030.

Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2015 của chi nhánh, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và định hướng hoạt động của hệ thống năm 2016, NHCTPY xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2016 với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:

Mục tiêu tổng quát:

- Tiếp tục đẩy mạnh và giữ vững các thế mạnh của chi nhánh trong công tác mũi nhọn: huy động vốn và cho vay.

- Nghiên cứu triển khai dịch vụ ngân hàng mới nhằm cung cấp đa dạng dịch vụ phục vụ khách hàng.

- Chú trọng công tác tiếp thị phát triển khách mới có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Tăng trưởng mạnh tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.1.3. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình của ngân hàng Vietinbank Chi Nhánh Phúc Yên trong thời gian tới

Chính sách tín dụng cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.

- Tuân thủ pháp luật;

- Tôn trọng quyền tự quyết (trong thẩm quyền), hạn mức tín dụng của giám đốc chi nhánh và đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng;


- Đề cao trách nhiệm cá nhân;

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư. Không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một hoặc một nhóm khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Phúc Yên.

Về chính sách tín dụng: Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực theo hướng ưu tiên tập trung cho vay theo ngành nghề, khách hàng tốt. Chủ yếu tập trung cho các khách hàng vay ngắn hạn, ngành nghề kinh doanh. Mỗi khách hàng khác nhau thì có chính sách điều kiện vay vốn khác nhau, thời gian vay vốn khác nhau (theo thực tế thời gian thu hồi vốn của từng ngành nghề) . Đối với tiêu dùng chủ yếu cho vay các khách hàng có nguồn lương ổn định, làm việc tại các tổ chức uy tín. Về mô hình tín dụng: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Về quy trình tín dụng: Hoàn thiện các công tác xếp hạng tín dụng, Tăng cường khai thác và nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin. Hoàn thiện công tác giám sát khách hàng, giám sát các khoản vay có vấn đề, công tác xử lý nợ khó đòi.

Trong 3 mục tiêu trên, thì vấn đề giải pháp về quy trình tín dụng là quan trọng và là biện pháp lâu dài và xuyên suốt đối với NHCTPY.

3.2.1 Giải pháp nâng cao việc thực hiện hiệu quả quy trình.

Quy trình cấp tín dụng là những quy định nội bộ của Ngân hàng về trình tự các bước nghiệp vụ trong một quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ. Một quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp công tác quản lý hoạt động cho vay được thống nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng khâu.

Hiện tại Chi nhánh đang áp dụng quy trình tín dụng theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam, nhưng trong quá trình thực hiện quy trình còn chưa thực sự đầy đủ, bỏ qua nhiều bước quan trọng. Để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả , hạn chế rủi ro tín dụng thì phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các bước của quy trình, thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, đặc


biệt chú ý trong công tác thẩm định, giám sát khách hàng vay và thu nợ. Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng hay vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà coi nhẹ hay bỏ qua bất cứ một khâu nào trong quy trình tín dụng.

a/ Về việc thực hiệnchấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ:

Quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế luôn là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của các NHTM, NHNN đã ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn về quản trị rủi ro tín dụng bao gồm quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 493, trong đó quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính (điều 7) và lộ trình yêu cầu các NHTM phải đệ trình đề án Xếp hạng tín dụng nội bộ để NHNN xem xét, phê duyệt đã thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

Mỗi NHTM đều có những kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh riêng biệt nên hệ thốngXếp hạng tín dụngsẽ có những đặc trưng khác nhau về tiêu chí đánh giá, số mức xếp hạng. Rất khó để có thể xác lập một chuẩn Xếp hạng tín dụng cho tất cả các NHTM. Do vậy, các NHTM sẽ phải tự xây dựng hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với đặc thù riêng và có tham khảo hướng dẫn của NHNN, tham khảo kinh nghiệm của các NHTM và các tổ chức xếp hạng trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

+ Các cơ sở pháp lý liên quan thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

+ Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

+ Uy tín đối với TCTD đã giao dịch trước đây.

+ Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống Xếp hạng tín dụng của các NHTM là phải cho phép thay đổi linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra, cùng với tiến trình hoàn thiện mô hình Xếp hạng tín dụng của các NHTM


cũng cần phải chú ý đến vai trò kinh nghiệm và chuyên môn của các cán bộ tác nghiệp.

Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank trước hết là nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng phản ánh được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, trên cơ sở đó giúp ra quyết định tín dụng chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống Xếp hạng tín dụng phải đảm bảo khả năng quản trị tín dụng thống nhất toàn hệ thống, đây là căn cứ để Vietinbank có thể dự báo được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp.

Khi quyết định cấp tín dụng thì các TCTD cũng căn cứ kết quả Xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng nên việc phân loại nợ trên thực tế đã có ngay từ lúc thẩm định tín dụng chứ không phải chờ đến lúc giải ngân rồi mới phân loại. Điều này sẽ giúp các TCTD chủ động về chất lượng danh mục tín dụng của mình. Do kết quả Xếp hạng tín dụng nội bộ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cho nên khi thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng, Chi nhánh cần phải lưu ý một số điều khi triển khai:

- Chi nhánh cần xác định rõ và sớm thẩm quyền chấm điểm xếp hạng khách hàng. Trong số những khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, có những khách hàng được cấp tín dụng hoặc xác định Giới hạn tín dụng thông qua Phòng quản lý rủi ro trên Hội sở chính cho nên việc chấm điểm xếp hạng của những khách hàng này sẽ được thực hiện ở cả Hội sở chính và Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần đặc biệt chú ý ưu tiên việc hoàn thành chấm điểm xếp hạng của những khách hàng này trước.

- Do Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về thông tin đầu vào và kết quả chấm điểm Xếp hạng tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Chi nhánh trong việc trích lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu nên thanh toán viên, kiểm soát viên thực hiện chấm điểm Xếp hạng tín dụng phải đảm bảo thông tin được nhập vào hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ chính xác, hợp lý, phù hợp với hồ sơ, tài liệu và tình hình thực tế của khách hàng trong kỳ chấm điểm.


- Thanh toán viên, kiểm soát viên đều phải được quản lý theo mã truy cập, trong đó, thanh toán viên là cán bộ phòng quản lý nợ, phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm nhập thông tin đầy đủ, chính xác vào hệ thống. Kiểm soát viên là lãnh đạo phòng quản lý nợ, phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm rà soát việc nhập thông tin vào hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ của thanh toán viên.

- Ngoài chất lượng của bản thân khách hàng, kết quả xếp hạng phụ thuộc:

+ Thông tin được điền đầy đủ bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.

+ Thông tin được cập nhật đúng định kỳ.

+ Lựa chọn đúng các thông tin định vị (ngành, sở hữu, có kiểm toán,…).

+ Sự phối hợp giữa phòng khách hàng và phòng quản lý nợ.

- Nhận thức rõ tầm quan trọng để hình thành nếp chấm điểm hàng quý: Đảm bảo chấm điểm đầy đủ cho tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, tránh bỏ sót khiến khách hàng bị hạ bậc, ảnh hưởng đến khách hàng, đến kết quả phân loại nợ của Chi nhánh.

- Bắt đầu ngay việc quản lý thông tin khách hàng, nhất là cập nhật định kỳ Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản

trị rủi ro tín dụng, phòng ngừa nợ xấu phát sinh thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Ngân hàng cần phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, cải tiến hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ và duy trì một cách liên tục để có thể đánh giá chính xác tình hình khách hàng, khoản vay, làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về Giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Việc hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.

b/ Về việc thực hiện quy trình Quản trị nợ có vấn đề tại Chi nhánh :

Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua còn manh mún, sai sót phát sinh ở khâu nào thì giải quyết tình thế ở khâu ấy, cấp trên chỉ đạo như thế nào thì giải quyết như vâỵ . Vì thế, việc ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu phát


sinh tại Chi nhánh chưa hiệu quả. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Vietinbank trung ương, Chi nhánh đã tiến hành xây dựng một quy trình quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề nói chung và các khoản nợ xấu nói riêng, đồng thời thành lập Tổ xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, Chi nhánh phải nghiêm túc thực hiện quy trình quản lý nợ có vấn đề do trung ương đưa ra.


PHÁT HIN NCÓ VN Đ

KIM TRA HSƠCÁC KHON NCÓ VN Đ

Trước hết, quan điểm nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng đã quá hạn theo hợp đồng tín dụng ký kết hoặc có dấu hiệu không thể thu hồi được nợ mặc dù những khoản nợ đó chưa đến hạn thanh toán. Như vậy, nợ có vấn đề được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó không chỉ bao gồm những khoản nợ đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn mà còn bao gồm những khoản nợ trong hạn nhưng có dấu hiệu không an toàn có thể dẫn đến rủi ro.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH


THU THP THÔNG TIN BÊN NGOÀI

GP GTIP XÚC KHÁCH HÀNG

NHÓM BIN PHÁP TCHC KHAI THÁC

KHOCH HÀNH ĐNG


TƯVN


B


CHUYN

KHÁCH


SUNG


NQUÁ

HÀNG


TÀI SN


HN,

THÁO G


BO


KHOANH

KHÓ


ĐM


N, XÓA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần - 13


XLÝ NTN ĐNG


THANH LÝ DOANH NGHIP


KHI KIN


QUDPHÒNG

NHÓM BIN PHÁP THANH LÝ

Hình 3.1.Sơ đồ Quy trình quản lý nợ có vấn đề


Việc quản lý nợ có vấn đề là toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và đưa ra các biện pháp xử lý những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Theo đó, quy trình quản lý nợ có vấn đề được thực hiện theo ba bước:

Bước 1: Phát hiện nợ có vấn đề

Chi nhánh có thể phát hiện nợ có vấn đề qua việc nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của các khoản nợ có vấn đề. Các dấu hiệu này có thể từ phía Chi nhánh hoặc từ phía khách hàng.

Dấu hiệu các khoản nợ có vấn đề phát sinh từ phía Chi nhánh có thể là:

+ Sự đánh giá và phân loại của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ: đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp mà thiếu các thông tin “động” và các thông tin nhạy cảm từ những kênh thông tin khác, có dấu hiệu che dấu việc “đảo nợ” của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục các khoản vay mới, hay che dấu nợ quá hạn thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ nhiều lần.

+ Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp.

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt qua khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng.

+ Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng.

+ Cho vay dựa trên sự kiện bất bình thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sáp nhập, thay đổi đơn vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty con hạch toán độc lập.

+ Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.

+ Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của Ngân hàng.


Những dấu hiệu không lành mạnh phát sinh từ phía khách hàng vay vốn có thể có như:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, ngưng trệ (do mất khách hàng, sản phẩm, mất khả năng cạnh tranh, đình công, liên tục thua lỗ, ngành/lĩnh vực kinh doanh gặp rủi ro,…)

+ Gặp khó khăn trong đầu tư (dự án đầu tư bị ngừng trệ, dừng triển khai,…)

+ Khách hàng trì hoãn, gây khó khăn, trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

+ Khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng.

+ Có sự không thống nhất giữa công ty kiểm toán và đơn vị vay.

+ Khách hàng chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

+ Khách hàng có đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ.

+ Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn

+ Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ và đúng hạn.

+ Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ, hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính.

+ Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay thay đổi, hay đã biến mất không còn tồn tại.

+ Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hay từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nhu cầu thanh toán.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí