Kinh Nghiệm Quản Trị Danh Mục Cho Vay Của Ngân Hàng National Westminster Tại Anh


Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng Deutsche tại Đức

Xu hướng đa dạng hóa danh mục cho vay tại Đức được hình thành đầu tiên tại các ngân hàng tiết kiệm đến các ngân hàng hợp tác rồi sau đó lan rộng ra các ngân hàng có quy mô nhỏ (không bao gồm các ngân hàng địa phương, chi nhánh hoặc đại lý của các ngân hàng nước ngoài). Sự ra đời của Basel II cùng với những vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu tại Đức tạo ra động lực thúc đẩy các ngân hàng Đức đa dạng hóa danh mục cho vay và chú trọng hơn đến hoạt động quản trị danh mục cho vay. Ngoài việc đa dạng hóa danh mục cho vay, các ngân hàng Đức còn sử dụng các công cụ phái sinh như một biện pháp để phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng Deutsche là một trong những ví dụ điển hình, là cảm hứng để các ngân hàng Đức tiến hành cải cách mạnh mẽ quản trị danh mục cho vay. Năm 2002, ngân hàng này đã phát triển một kế hoạch tập trung vào các ngành kinh tế cốt lõi, giảm thiểu rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động. Kế hoạch đặt ra mục tiêu đạt ROE trước thuế ít nhất là 25%. Theo kế hoạch, ngân hàng đã thực hiện các bước trong năm 2003 để giảm thiểu các khoản lỗ được giả định có thể xảy ra trong lần suy thoái tiếp theo, thành lập Nhóm quản lý rủi ro nợ mới (Loan Exposure Management Group ­ LEMG), tương đương với bộ phận quản trị danh mục cho vay, và áp dụng chiến lược giảm rủi ro để cải thiện hồ

sơ tín dụng bằng cách chuyển các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp

lớn sang các bộ phận ngân hàng bán lẻ và đầu tư. LEMG có thẩm quyền quản lý danh mục đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp lớn ở châu Âu, Hoa Kỳ và châu Á, và cho các công ty quy mô vừa ở Đức [87]. Nhiệm vụ chính của nó là giảm rủi ro tín dụng tập trung và cải thiện tính minh bạch của quy trình tín dụng, chi tiết như sau:

(1) Giảm rủi ro tín dụng tập trung


Dựa trên chính sách giới hạn tín dụng, LEMG hoạt động để giảm rủi ro tín dụng tập trung vào danh mục của ngân hàng bằng cách chủ động bảo hiểm rủi ro chống lại rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ như chứng khoán hóa, cho vay và các phương thức khác. LEMG đang mở rộng phạm vi các mục tiêu rủi ro của nó trong các giai đoạn, như hình dưới đây:

Năm 2003: Các khoản vay đầu tư với thời gian đáo hạn lớn hơn 180 ngày (không bao gồm các khoản vay cho các công ty quy mô vừa);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Năm 2004: Các khoản cho vay đối với các công ty quy mô vừa có thời gian đáo hạn lớn hơn 360 ngày được bổ sung vào các mục tiêu bảo hiểm rủi ro (không bao gồm các khoản vay từ trước);

Năm 2005: Các khoản vay ngắn hạn trong cả hai loại và các khoản vay từ trước đã được thêm vào các mục tiêu bảo hiểm rủi ro.

Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 12

Bước một của kế

hoạch đã mang lại kết quả

khả

quan. Tổng dư nợ

giảm 13%, từ 265 tỷ euro năm 2001 xuống còn 230 tỷ euro vào cuối tháng 6 năm 2003. Các khoản vay cho các công ty lớn năm 2004 giảm 38% so với năm 2003. Các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2004 tăng 10% so với năm 2003, tương tự bộ phận ngân hàng đầu tư tăng 5% [87].

(2) Cải thiện tính minh bạch của quy trình tín dụng

LEMG đưa ra kế hoạch tính giá chuyển giao tín dụng nội bộ cho danh mục cho vay như một phần của việc tái cấu trúc nội bộ nhằm nâng cao tính minh bạch của quy trình tín dụng và định giá do phòng marketing thực hiện, và

xác định việc quản trị

danh mục cho vay linh động dựa trên thị

trường tín

dụng. Kế

hoạch tính giá chuyển giao nội bộ

tín dụng được chia thành từng

phần, mục tiêu đề ra vẫn là giảm tín dụng tập trung và giảm dần thời hạn tín dụng. Đầu tiên, các khoản vay sẽ được định giá theo giá thị trường, trong giá

bao gồm cả

chi phí bảo hiểm rủi ro của khoản vay. Sau đó, bộ

phận

marketing sẽ cân nhắc vào chi phí và lợi nhuận kì vọng với khoản vay để đưa


ra quyết định. Nếu khoản vay được phê duyệt, nó sẽ được chuyển đến cho

LEMG theo dõi, lỗ

hoặc lãi ghi nhận của khoản vay sẽ

được bộ

phận

marketing ghi nhận. Trong trường hợp bộ phận marketing thấy ngân hàng sẽ chịu lỗ do khoản cho vay có lãi suất quá thấp, họ sẽ thêm vào các khoản phí

và hoa hồng. LEMG với vai trò quản trị

danh mục cho vay, sẽ

chịu trách

nhiệm bảo hiểm rủi ro khoản vay. Vì khoản vay được đề cập đã được mua ở mức giá tham chiếu nói trên, bảo hiểm rủi ro cho khoản vay phải phù hợp với lợi nhuận. Bằng cách đưa ra kế hoạch tính giá chuyển giao tín dụng nội bộ, ngân hàng đã phân chia rõ ràng trách nhiệm cho các khoản vay cá nhân với giá thích hợp và trách nhiệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong danh mục tổng thể giữa bộ phận tiếp thị và LEMG.

Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, trong khi toàn bộ hệ thống tài chính tự lấy lại được sự lành mạnh, vẫn còn tồn tại những vấn đề liên quan đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận của các tổ chức tài chính và rủi ro tín dụng tập trung. Các nhà tài chính ở Nhật đã dần nhận thức được rằng quản trị danh mục cho vay có thể

là cách hiệu quả

để giải quyết những vấn đề

này, đặc biệt giữa các ngân

hàng lớn. Thực tế trước năm 2006, quản trị danh mục cho vay vẫn còn ở dạng sơ khai tại các tổ chức tài chính Nhật Bản. Một số ít các tổ chức tài chính mới bắt đầu chủ động tiếp cận việc thiết lập bộ phận quản trị danh mục cho vay,

thử hoạt động và tìm hiểu các lỗi, đồng thời gặp nhiều hạn chế khác nhau

như thị trường tín dụng kém phát triển. Trong tình huống này, các nhà quản trị danh mục cho vay tại một số ngân hàng lớn của Nhật và chuyên gia từ Trung

tâm Phát triển Công nghệ

cao Tài chính thuộc Ngân hàng Trung

ương Nhật

Bản và Ban Kiểm tra Ngân hàng đã tổ chức một nhóm nghiên cứu về quản trị danh mục cho vay, nhóm đã họp và thảo luận bẩy lần trong giai đoạn từ tháng


4 đến tháng 11 năm 2006. Nhóm nghiên cứu này được gọi là Study group, có sự tham gia của một số NHTM lớn tại Nhật như ngân hàng Mizuho, ngân hàng Sumitomo Mitsui, ngân hàng Tokyo­Mitsubishi UFJ và NHTW Nhật Bản. Nhóm hoạt động với ba mục tiêu được đề ra: (1) Nghiên cứu sâu về quản trị danh mục cho vay bằng cách trao đổi thông tin về quá trình tiến hành tại các ngân hàng riêng lẻ; (2) Chia sẻ quan điểm về những thách thức thường gặp đã được xác định thông qua hoạt động đến nay, bao gồm cả những vấn đề thực hiện và những cản trở từ hệ thống và chính sách, và tìm ra phương thức giải quyết chúng; (3) Cung cấp kiến thức về quản trị danh mục cho vay để các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp có thể tham khảo bằng cách xuất bản kết quả thảo luận của nhóm [79].

(1) Mục tiêu áp dụng quản trị danh mục cho vay

Các ngân hàng của Nhật Bản chủ

yếu áp dụng quản trị

danh mục cho

vay nhằm mục tiêu giảm rủi ro tập trung. Các nhà quan sát chỉ ra rằng hệ

thống ngân hàng tại Nhật Bản có một vấn đề trong việc tạo ra sự tập trung tín dụng với một số đối tác kinh doanh nhất định. Một số tổ chức tài chính địa phương còn gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa những người vay tiền bởi vì hoạt động kinh doanh cơ bản của họ lại chỉ mạnh trong một số lĩnh vực hoặc khu vực xác định. Trải qua kinh nghiệm từ sự đổ vỡ của bong bóng kinh tế tại Nhật Bản, họ đã chứng minh rõ ràng rủi ro tập trung có ảnh hưởng chính đến sự quản trị các tổ chức tài chính trong giai đoạn khủng hoảng. Giảm thiểu rủi ro tập trung là vấn đề chính yếu cho nhiều tổ chức tài chính, và quản trị danh mục cho vay được coi là một cách giải quyết hiệu quả tiềm năng.

(2) Phương thức đánh giá danh mục cho vay

Các ngân hàng tại Nhật Bản sử dụng các chỉ báo dưới đây để phân chia danh mục cho vay thành một số tiểu danh mục dựa trên xếp hạng nội bộ, lĩnh vực kinh doanh, các công ty tư nhân và khu vực. Các chỉ báo đó có thể là tổng


tiền cho vay, thu nhập từ khoản vay, mức độ tập trung tín dụng, ước lượng rủi ro (tổn thất có thể ước tính và tổn thất không thể ước tính), …Mỗi ngân hàng sẽ phát triển những phương thức định lượng rủi ro danh mục cho vay và cách thức đo lường chúng cơ bản theo từng tháng.

Bên cạnh sử dụng chỉ báo, các ngân hàng Nhật Bản còn áp dụng Stress­ test để đo lường rủi ro danh mục cho vay. Có hai loại Stress­test được sử dụng gồm: (a) phân tích tác động tổng hợp nhiều yếu tố đến danh mục cho vay (xác minh tính an toàn vốn); và (b) phân tích những ảnh hưởng từ những công ty hay nhóm hoặc lĩnh vực kinh doanh cụ thể đến danh mục cho vay. Bộ phận quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng sẽ rà soát tổn thất có thể ước tính và tổn thất không thể ước tính cũng như dự phòng rủi ro nếu khoản cho vay bị

chuyển xuống nhóm nợ

cần chú ý hoặc nợ

không đủ

tiêu chuẩn. Stress­test

còn được liên kết với các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự biến động giá đất, thay đổi tỷ giá...Kết quả của Stress­test được sử dụng để lựa chọn tài sản để ngăn ngừa rủi ro và các đối tác ưu tiên theo dõi, đồng thời trao đổi với ban quản trị và bộ phận marketing liên quan đến ghi nhận rủi ro danh mục cho vay.

(3) Xây dựng chính sách quản trị danh mục cho vay

Bộ phận quản trị danh mục cho vay xây dựng chính sách quản trị danh mục cho vay vào đầu chu kỳ kinh doanh. Chính sách này không chỉ bao gồm

một danh sách các chỉ

báo đánh giá mà còn chứa đựng những hạn chế

của

danh mục cho vay hiện tại, nhu cầu phát triển những sáng kiến mới nhằm

hoàn thiện, các mục tiêu cụ thể, thước đo hoạt động phòng ngừa rủi ro, so

sánh chi phí và hiệu quả của chính sách.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng National Westminster tại Anh


Ngân hàng National Westminster (NatWest) tại Anh được thành lập năm

1968, là sự hợp nhất của hai ngân hàng National Provincial và Westminister.

Từ năm 2000, nó trở thành một phần của Ngân hàng hoàng gia Scotland. Bộ máy quản trị danh mục cho vay của NatWest đã gặt hái được nhiều thành công trong những năm gần đây [88]. Những thành công ấy bao gồm:

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để quản trị danh mục cho vay

Ngân hàng đã nhận ra rằng việc quản trị danh mục cho vay không chỉ còn là vấn đề sửa chữa những sai sót trên danh mục như trước đây mà cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, kịp thời điều chỉnh danh mục cho vay bằng các công cụ phái sinh tín dụng. Một hệ thống cảnh báo sớm được xây dựng bởi ban quản trị danh mục cho vay là vô cùng cần thiết. Dựa trên dữ liệu có sẵn về các khoản cho vay, hệ thống sẽ đưa ra những cảnh báo cho phép ngân hàng quản lý sự cố trước khi nó đến, góp phần bảo toàn lợi nhuận và vốn, hạn chế dự phòng rủi ro hay sử dụng các công cụ phái sinh để điều chỉnh danh mục.

Với một ngân hàng chiếm đến 25% thị

phần tại nước Anh như

NatWest,

nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm lại càng là nhu cầu cấp thiết. Ngân hàng NatWest đã tiến hành thử nghiệm đầu tiên với cơ sở dữ liệu khoảng chín tỷ giao dịch mỗi ngày. Nếu hệ thống thông báo khoanh vùng một ngành hay một

doanh nghiệp hoặc một khu vực nào đó, ngân hàng sẽ ngay lập tức có các

biện pháp xử lý với các khoản cho vay liên quan. Trong một thử nghiệm tiến hành năm 2018, Ngân hàng NatWest đã phân tích việc một công ty lớn đóng cửa sẽ tạo ra ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng và nhà cung cấp của nó. Kết quả thử nghiệm cho thấy rằng những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là các công ty có nhiều giao dịch tập trung với doanh nghiệp phá sản và các nhà cung cấp chuyên biệt cho doanh nghiệp đó [88].


Hiện nay, ngân hàng NatWest đã sử dụng phần mềm dữ liệu phân tích

chuyên sâu do Amplyfi cung cấp, cho phép rút ra những thông tin phi cấu trúc từ các trang nghiên cứu điện tử, cập nhật về rủi ro, xu hương và tiềm năng phát triển của các ngành. Mạng cơ sở dữ liệu này đang được hơn 600 doanh nghiệp tại Anh sử dụng thường xuyên. Với sự kết hợp thông tin kinh tế thị trường bên ngoài và các dữ liệu về danh mục cho vay bên trong nagan hàng, NatWest đã có thể phân tích, xây dựng danh mục cho vay với mức rủi ro được giảm thiểu khá nhiều. Kết quả tỷ lệ chuẩn về vốn chủ sở hữu cấp 1 (CET1) của ngân hàng năm 2018 còn tốt hơn Barclays, HSBC, Standard Chartered,…

Định giá khoản vay dựa trên phương pháp tiếp cận từ rủi ro

Bên cạnh việc cảnh báo sớm, ngân hàng NatWest còn chú trọng đến việc đinh giá các khoản vay dự trên phương hướng tiếp cận từ rủi ro. Trước đó, các khoản vay tiềm ẩn rủi ro và không tiềm ẩn rủi ro đều được áp dụng mức lãi suất cho vay tương tự nhau. Tuy nhiên, sau khi ngân hàng tiến hành đánh

giá lại các khoản vay, lập ra các tiêu chuẩn về

tài sản đảm bảo, khả

năng

thanh khoản của khoản vay hay độ phức tạp khi điểu chỉnh bằng các công cụ phái sinh, ngân hàng đã có sự thay đổi trong chính sách cho vay. Stress­test nội bộ với các ngành khác nhau dựa trên các kịch bản đa dạng như suy thoái kinh tế Anh, khủng hoảng tài chính ở châu Âu,.. được tiến hành, và kết quả được đưa ra chỉ sau vài giây chọn phương án. Việc định giá khoản vay dựa trên cách tiếp cận từ rủi ro được ban quản trị danh mục cho vay tiến hành tập huấn cho những nhân viên tín dụng của ngân hàng, những người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng vay vốn.

Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ thương Việt Nam về quản trị danh mục cho vay

phần Ngoại


Thứ nhất, Thiết lập bộ phận quản trị danh mục cho vay chuyên biệt.

Cơ cấu tổ chức hoạt động cho vay hợp lý là nền tảng để phát triển trình

độ và khả

năng quản trị

danh mục cho vay của

NHTM. Việc tổ

chức thực

hiện danh mục cho vay được đưa ra dựa trên căn cứ là nhu cầu quản trị của ngân hàng. Theo đó, nội dung chính của việc tổ chức quản trị danh mục cho vay là tách riêng bộ phận đánh giá khách hàng cho từng khoản vay riêng lẻ với bộ phận đánh giá rủi ro toàn danh mục cho vay, nhờ vậy sẽ tạo ra sự chuyên môn hóa chức năng và có kết quả đánh giá khách quan. Bộ phận quản trị danh mục cho vay sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng danh mục cho vay kế hoạch dựa trên khẩu vị rủi ro và mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng. Phần

lớn các ngân hàng trên thế

giới đều áp dụng mô hình quản trị

tín dụng tập

trung và đây là mô hình tạo điều kiện cho việc quản trị danh mục cho vay

chuyên biệt. Để làm được như vậy, Vietcombank phải có nền tảng công nghệ vững chắc, đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng áp dụng mô hình quản lý tín dụng tập trung. Hệ thống thông tin của các ngân hàng đều được xử lý tự động tập trung, các phần mềm được thiết kế để phân loại các khoản vay theo mức độ xếp hạng tín dụng và xuất báo cáo cho từng cấp quản trị khác nhau.

Thứ hai, Đa dạng hóa danh mục cho vay để giảm thiểu rủi ro danh mục cho vay.

Cơ sở cho việc quản trị danh mục cho vay thành công là việc xác định

những rủi ro nội tại và rủi ro tập trung hiện có trong danh mục cho vay của ngân hàng. Một mức độ rủi ro danh mục cho vay chấp nhận được có thể thiết

lập sau khi đã xác định được nhân tố

tạo nên rủi ro. Việc

Vietcombank đa

dạng hóa các thành phần khách hàng, các lĩnh vực cho vay, các thời hạn cho

vay sẽ giảm bớt rủi ro tập trung của danh mục cho vay, chống lại các cú

shock trong trường hợp nền kinh tế vĩ mô biến động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022