Sơ Đồ Cấu Trúc Hệ Thống Quản Trị Sự Minh Bạch


48


Hội đồng quản trị

Giám đốc điều hành

Uỷ ban xác minh

Giám đốc tài chính

Trưởng các bộ phận

Báo cáo Chỉ thị phản hồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý tài chính tại các chi nhánh

Hình 2.6: Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản trị sự minh bạch

Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

Nguồn: website: http://www.mizuho-fg.co.jp/english/company/internal/control.html


Như vậy, qua cấu trúc hệ thống quản trị sự minh bạch của MHCB đối với các chi nhánh trong mọi hoạt động đòi hỏi MHCB quản lý tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản lý công nghệ và quản lý rủi ro một cách nghiêm ngặt và đồng bộ.

2.2.2.5. Cấu trúc quản lý rủi ro


Khi quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, hoạt động kinh doanh ngân hàng càng trở nên phong phú và phức tạp, các định chế tài chính phải đối mặt với nhiều loại rủi ro hơn và có tính phức tạp hơn như các loại rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro luật pháp, rủi ro thanh khoản và nhiều rủi ro khác. Do đó, vấn đề quản trị rủi ro của ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh trước những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn trở thành điểm cốt lõi trong hoạt động quản trị của ngân hàng. Để thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của ngân hàng mà vẫn duy trì được sự ổn định tài chính, MHCB thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ từ Hội sở cho tới tất cả các chi nhánh. Hệ thống kiểm soát rủi ro này luôn luôn được coi trọng và cải tổ mạnh mẽ nhằm nâng cao tính hiệu quả kiểm soát của toàn ngân hàng.


49


Về vấn quản trị rủi ro chung: MHCB thiết lập và thực hiện các quy định, biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với quy mô và đặc tính hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống chi nhánh ngân hàng. Đồng thời, hệ thống biện pháp quản lý rủi ro này tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý rủi ro của Luật pháp Nhật bản và Ngân hàng Nhật bản. Dựa trên hệ thống quy định quản lý rủi ro của MHCB, các chi nhánh xây dựng hệ thống quy tắc và biện pháp quản trị rủi ro phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi chi nhánh. Có nhiều loại rủi ro mà các chi nhánh có thể gặp phải như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động... Dựa vào đặc tính của mỗi loại rủi ro, MHCB và các chi nhánh đưa ra các quy định và biện pháp quản lý rủi ro phù hợp. Các chi nhánh định kỳ đệ trình các báo cáo về tình hình quản lý rủi ro lên MHCB và đệ trình báo cáo không định kỳ về những vấn đề đặc biệt để xin ý kiến chỉ đạo trong vấn đề quản trị rủi ro. MHCB thiết lập hệ thống quản lý rủi ro để xử lý các loại rủi ro khác nhau trong toàn hệ thống. Các chi nhánh khi gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến các vấn đề về rủi ro phải báo cáo lên hệ thống quản lý rủi ro này tại Hội sở chính để có những chỉ đạo và hướng xử lý hợp lý. Bên cạnh đó, để quản lý mỗi loại rủi ro, MHCB đã thiết lập một cấu trúc quản lý rủi ro nhằm xác định và đánh giá toàn diện các rủi ro có thể xảy ra từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để giữ rủi ro trong giới hạn có thể chấp nhận được cả về mặt định tính và định lượng. Hơn nữa, MHCB còn phân bổ nguồn vốn rủi ro cho các chi nhánh của mình nhằm kiểm soát rủi ro trong giới hạn định sẵn được quy định tại mỗi chi nhánh. Đồng thời, MHCB cũng kiểm soát giới hạn rủi ro cho phép của toàn hệ thống từ Hội sở cho tới chi nhánh nhằm đảm bảo rằng toàn bộ giới hạn rủi ro gộp lại của tất cả các chi nhánh không vượt quá vốn góp của các cổ đông và vẫn nằm trong giới hạn cho phép do các phương pháp về đảm bảo khả năng tài chính xác định. MHCB thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn vốn rủi ro để đảm bảo mọi biện pháp kiểm soát rủi ro đều được tuân thủ nghiêm ngặt. Mọi báo cáo tương ứng đều phải nộp lên cho Hội đồng quản trị hoặc ban quản lý rủi ro của MHCB.


50


Về quản lý rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro mất mát có thể xảy ra như việc suy giảm một phần hay mất giá trị toàn bộ về tài sản và các chứng từ có giá hoặc do hậu quả suy giảm về vị thế tài chính của đối tác... [27, 29]

MHCB đã xây dựng các phương pháp và hệ thống chỉ số cần thiết để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng đang ngày càng trở nên phức tạp do sự nới lỏng các quy định về tài chính, về toàn cầu hoá và về sự gia tăng ngày càng nhanh về số lượng giao dịch..., nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đầu năm 2008. Cụ thể, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Uỷ ban Quản lý cấp cao, Uỷ ban Quản lý danh mục đầu tư, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng của MHCB xây dựng khung chính sách và quy định cơ bản quản lý rủi ro tín dụng, giám sát và đưa ra các chỉ thị về các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính và tại các chi nhánh. MHCB xây dựng hệ thống chỉ số các giới hạn rủi ro nhằm quản lý tín dụng chung cho tất cả các chi nhánh. Hệ thống chỉ số giới hạn này phù hợp với các quy định về giới hạn rủi ro tín dụng do Luật pháp và Ngân hàng Nhật bản quy định. Hệ thống chỉ số này sẽ được áp dụng cho các chi nhánh để quản lý rủi ro tín dụng. Tuỳ vào đặc điểm hoạt động của mỗi chi nhánh mà hệ thống chỉ số giới hạn tín dụng sẽ được điều chỉnh phù hợp với hoạt động kinh doanh của mỗi chi nhánh và các quy định về quản lý tín dụng tại nước sở tại nhằm đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng tại mỗi chi nhánh được hiệu quả nhất. MHCB quản lý hoạt động rủi ro tại mỗi chi nhánh thông qua hệ thống báo cáo về tình hình hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh. Với hệ thống chỉ số giới hạn rủi ro tín dụng cho phép, các chi nhánh có thể phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh tối đa mà vẫn đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn. Đồng thời thông qua hệ thống chỉ số này, MHCB dễ dàng quản lý hoạt động rủi ro tín dụng tại mỗi chi nhánh. Mỗi chi nhánh cũng quy định rõ các phòng ban liên quan chịu trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh. Ban Giám đốc, Giám đốc điều hành, Uỷ ban Quản lý cấp cao, Uỷ ban chính sách kinh doanh, Các nhà quản lý cấp cao phụ trách quản lý rủi ro, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại mỗi chi nhánh chịu trách nhiệm đảm bảo các quy định và chỉ số giới hạn về rủi ro tín dụng được


51


thực hiện chính xác. Định kỳ, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng lập các báo cáo về tình hình quản lý hoạt động rủi ro của chi nhánh, chuyển qua Phòng Quản lý rủi ro và đệ trình lên Ban Giám đốc chi nhánh. Mọi vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh sẽ được Phòng Quản lý rủi ro lập thành các báo cáo và định kỳ nộp lên Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính, đảm bảo chi nhánh hoạt động theo đúng quy định về quản lý tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và nằm trong các chỉ số giới hạn về rủi ro tín dụng. Xem Hình 2.7 dưới đây để hiểu rõ ràng hơn về cấu trúc quản lý rủi ro tín dụng.

Về quản lý rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường là rủi ro về những tổn thất có thể xảy ra do sự thay đổi về lãi suất, giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái. Những rủi ro thị trường này còn bao gồm những tổn thất xảy ra do khả năng không thực hiện được giao dịch trên thị trường do các nguyên nhân khác nữa. [28]

Hội đồng quản trị của MHCB quyết định các vấn đề cốt lõi liên quan đến chính sách quản lý rủi ro thị trường. Uỷ ban Quản lý cấp cao, Uỷ ban Quản lý rủi ro thị trường và Quản lý Tài sản Nguồn vốn của MHCB, Trưởng phòng Quản lý rủi ro nhóm họp và đưa ra các chính sách liên quan đến nguồn vốn và tài sản; đưa ra các chính sách về quản lý rủi ro thị trường; xây dựng các biện pháp phản hồi kịp thời trước những trường hợp khẩn cấp về những thay đổi đột ngột từ thị trường gây ra rủi ro thị trường. Trưởng phòng Quản lý rủi ro của MHCB có trách nhiệm trong những vấn đề liên quan đến các hoạt động quản trị rủi ro thị trường và các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến rủi ro thị trường của toàn hệ thống ngân hàng. Phòng quản lý rủi ro của MHCB có nhiệm vụ giám sát rủi ro thị trường, đưa ra các phân tích và báo cáo, đưa ra các kiến nghị và những tính toán liên quan đến quản lý rủi ro thị trường. Giám đốc điều hành và các phòng ban liên quan đến quản trị rủi ro thị trường đánh giá về hoạt động quản lý rủi ro thị trường của Hội sở và của các chi nhánh; tiếp nhận các loại báo cáo từ các chi nhánh về tình hình quản trị rủi ro từ đó đánh giá chính xác về tình hình quản lý rủi ro thị trường của toàn hệ thống ngân hàng, đưa ra những chỉ thị và biện pháp hợp lý đối phó với các rủi ro có thể xảy ra.


52



Ban giám đốc

Giám đốc điều hành

Uỷ ban quản lý cấp cao

Trưởng phòng quản lý rủi ro

Uỷ ban quản lý danh mục đầu tư

Phòng quản lý rủi ro, Phòng quản lý rủi ro tín dụng

- Thiết lập các chính sách quản lý rủi ro

- Đưa ra các chỉ thị liên quan đến quản lý rủi ro

Báo cáo tình hình

quản lý rủi ro

Các chi nhánh trên thế giới


Ban Giám đốc

Giám đốc điều hành

Uỷ ban quản lý điều hành

Quản lý điều hành cấp cao

Nhân viên cấp cao

quản lý rủi ro

Phòng tiếp xúc khách hàng

Phòng quản lý rủi ro, phòng quản lý rủi ro tín dụng

Hình 2.7: Sơ đồ cấu trúc quản lý rủi ro tín dụng


Nguồn: website: http://www.mizuho- fg.co.jp/english/company/internal/r_management/creditrisk.html


53


Để quản lý rủi ro thị trường hiệu quả và đồng bộ từ Hội sở cho tới các chi nhánh, MHCB thiết lập các giới hạn rủi ro phù hợp tương ứng với các mức phân bổ mức vốn chấp nhận rủi ro của từng chi nhánh, từ đó có thể ngăn chặn được các rủi ro thị trường có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, gây tổn thất cho ngân hàng đồng thời duy trì được sức mạnh tài chính của các chi nhánh và của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nguồn vốn rủi ro cho phép được phân bổ theo rủi ro thị trường tương ứng với giới hạn giá trị rủi ro (Value at Risk) cộng thêm các chi phí có thể phát sinh để thực hiện được các giao dịch tương ứng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, MHCB thiết lập các giới hạn giá trị rủi ro và giới hạn chi phí đồng thời thiết lập các giới hạn rủi ro khác dựa trên mức độ nhạy cảm của lãi suất. Dựa trên các giới hạn do MHCB thiết lập, các chi nhánh của MHCB tự xây dựng và thiết lập các chính sách và hệ thống chỉ số giới hạn rủi ro thị trường phù hợp với đặc thù của chi nhánh mình và phù hợp với các giới hạn rủi ro cho phép do MHCB đề ra. Ban Giám đốc của các chi nhánh quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến quản lý rủi ro thị trường. Giám đốc điều hành tại mỗi chi nhánh có trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện các quy định quản lý rủi ro thị trường tại chi nhánh. Giám đốc điều hành, Uỷ ban Quản lý cấp cao, Uỷ ban Quản lý rủi ro thị trường và Quản lý Tài sản Nguồn vốn, Quản lý điều hành cấp cao, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng tiếp xúc khách hàng và Phòng nghiệp vụ là các bộ phận và phòng ban liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro thị trường tại mỗi chi nhánh. Các chi nhánh thành lập phòng quản lý rủi ro thị trường đối với các khách hàng đặc biệt nhằm cung cấp các thông tin sát sao về rủi ro thị trường, định kỳ đệ trình các phân tích, báo cáo và đưa ra các dự đoán về rủi ro thị trường, thiết lập và xin Hội sở chính phê duyệt các giới hạn rủi ro phù hợp với hoạt động kinh doanh của chi nhánh và xây dựng các kế hoạch triển khai liên quan đến quản lý rủi ro thị trường. Phòng quản lý rủi ro của mỗi chi nhánh hàng ngày đệ trình các báo cáo về tình hình quản lý rủi ro thị trường tới các phòng ban liên quan và Ban Giám đốc chi nhánh. Đồng thời, tại mỗi chi nhánh thiết lập một phòng ban không liên quan đến phòng quản lý rủi ro, thường là Phòng Nghiệp vụ để kiểm tra lại việc thực hiện các quy định và hệ thống chỉ số giới hạn về rủi ro


54


thị trường của phòng quản lý rủi ro có được thực hiện nghiêm ngặt không. Nếu phát hiện thấy các giới hạn rủi ro thị trường này bị vi phạm, Phòng nghiệp vụ sẽ thông báo lên Ban Giám đốc chi nhánh và các phòng ban liên quan để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.


HĐ quản trị

Giám đốc điều hành

Uỷ ban quản lý cấp cao

Trưởng phòng quản lý rủi ro

Uỷ ban quản lý rủi ro thị trường và quản lý tài sản nguồn vốn

Phòng quản lý rủi ro


- Thiết lập các chính sách quản lý rủi ro - Đề xuất các giới hạn

- Phê duyệt các giới hạn - Báo cáo tình hình

- Đưa ra các chỉ thị liên quan đến quản lý rủi ro quản lý rủi ro

Các chi nhánh trên thế giới

Ban Giám đốc

Giám đốc điều hành

Uỷ ban quản lý điều hành

Quản lý điều hành cấp cao

Uỷ ban Quản lý rủi ro thị trường

Uỷ ban Quản lý tài sản nguồn vốn

Phòng quản lý rủi ro

Phòng tiếp xúc khách hàng

Phòng nghiệp vụ


Hình 2.8: Sơ đồ quản lý rủi ro thị trường


55


Nguồn: website: http://www.mizuho-fg.co.jp/english/company/internal/r_management/market.html

Về quản lý rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản được hiểu là những rủi ro tổn thất có thể xảy ra khi thiếu vốn, có khó khăn trong việc huy động vốn hoặc phải huy động vốn ở mức lãi suất cao hơn nhiều so với mức huy động thông thường. [28]

Cơ chế quản trị của MHCB đối với các chi nhánh trong việc quản lý rủi ro thanh khoản cũng giống với cơ chế quản lý của MHCB đối với các chi nhánh trong hoạt động quản lý rủi ro thị trường. Tuy nhiên, Phòng Kiểm soát Tài chính Kế toán của MHCB có thêm trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và thực hiện luân chuyển dòng tiền từ Hội sở chính tới các chi nhánh và ngược lại. Phòng Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm giám sát và điều chỉnh tình hình quản lý luồng tiền, lên kế hoạch và thực hiện quản lý luồng tiền. Các phòng ban này thường xuyên gửi báo cáo về tình hình di chuyển luồng tiền lên ủy ban Quản lý Tài sản Nguồn vốn (ALM), ủy ban Quản lý Rủi ro thị trường, Ban Quản lý cấp cao và Giám đốc điều hành. MHCB thực hiện việc quản lý rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng bằng cách xây dựng các chỉ số liên quan đến luồng tiền như các giới hạn về huy động vốn trên thị trường... Các giới hạn này được thiết lập dưới sự kết hợp thảo luận và làm việc giữa ủy ban Quản lý rủi ro thị trường và ủy ban Quản lý Tài sản Nguồn vốn, ủy ban Quản lý cấp cao và Giám đốc điều hành, phù hợp với các quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của Luật pháp Nhật bản và Ngân Nhà nước Nhật bản. Hệ thống chỉ số giới hạn này xác định rõ các tình trạng của luồng tiền sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống ngân hàng như thế nào, đồng thời phân định rõ các mức cảnh báo từ mức độ "bình thường" cho tới mức độ "cảnh báo" hoặc tình trạng "nguy hiểm". Các ủy ban này cũng xây dựng hệ thống các biện pháp đối phó với các mức độ "cảnh báo" hoặc "nguy hiểm" nhằm đảm bảo hoạt động an toàn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đồng thời, MHCB cũng thiết lập một hệ thống phản ứng nhanh trong các trường hợp khẩn cấp, có ảnh hưởng tới tính thanh khoản của các chi nhánh và Hội sở chính. Dựa vào hệ thống chỉ số giới hạn liên quan đến quản lý luồng tiền và quản lý thanh khoản của MHCB, tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, mỗi chi nhánh

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí