kia, nhưng chị giữ im lặng. Sự im lặng ấy là biểu hiện cuả lòng bao dung hay sự chấp nhận, bất lực trước thực tại phũ phàng ! Như vậy, con người đi qua chiến tranh không chỉ có vầng hào quang mà còn có cả những đau thương mất mát.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong các sáng tác của Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Xuân Thiều… ngoài thể hiện tính thông tin, thời sự, còn có quá trình tự nghiền ngẫm để rút ra những kinh nghiệm sống. Nó gắn liền với nhận thức của mỗi người về nhân cách trong chiều sâu triết lý nhân sinh. Trong Tháng ngày đã qua (Xuân Thiều), Thể đi gần hết cuộc đời mới nhận ra rằng được sống với chính mình là điều chẳng dễ dàng. Còn nhân vật Từ trong Kiểm - Chú bé - Con người (Ma Văn Kháng) qua cuộc đời của chú bé Kiểm, mới hiểu “Đau khổ cũng có thể làm nảy sinh những nhân cách có tâm hồn phi thường” [98, 194]. Giọt nước mắt của Luyến (Mất điện - Ma Văn Kháng) là sự thức tỉnh chính mình về lối sống ích kỷ, thu mình, vô tâm, vô tình. Trong Sống với thời gian hai chiều (Vũ Tú Nam) lại là bản tự kiểm chân thành và xúc động về cuộc đời của ông An trước dòng chảy thời cuộc.
Có thể nói ngôn ngữ giàu tính thông tấn đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Nó đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn, qua đó góp phần nhận diện con người và sự vật hiện tượng trong quy luật đời sống của xã hội Việt Nam sau chiến tranh (1975 - 1985). Đó là cơ sở để từ 1986, lượng thông tin đạt đến mức tối đa nằm ở một thứ ngôn ngữ đa nghĩa, nhiều ngụ ý. Ngôn ngữ này là kết quả tất yếu của tính phức điệu, đa thanh trong tư duy tiểu thuyết. Mặt khác, ngôn ngữ đa nghĩa cũng là một trong những hứng thú ngày càng nổi rò trong các tác giả truyện ngắn. Văn Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp đa nghĩa, nhiều sức gợi liên tưởng ra ngoài tác phẩm. Cái phức tạp, nhiều tầng lớp có được, một phần là nhờ ngôn ngữ đầy tính ẩn dụ, đa
nghĩa, cho phép người đọc phát huy cao độ sức liên tưởng, dựa vào kinh nghiệm cá nhân để lĩnh hội nghệ thuật. Chẳng hạn trong Kiếm sắc (Nguyễn Huy Thiệp), Đặng Phú Lân nói với Nguyễn Ánh về thanh bảo kiếm “Trước chúa công chỉ thấy đầu rơi dưới kiếm, bây giờ mới nhìn rò kiếm, thế là sắp thanh bình thịnh trị rồi đó” [199, 315].
3.2.2.3. Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại
Từ cuối những năm 70, khi cả nước đã bước ra khỏi chiến tranh để trở về với cuộc sống bình thường, truyện ngắn cũng đang dần có một sự chuyển dịch cảm hứng ngày càng rò, cảm hứng sử thi đang chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư. Trong xu hướng đó, ngôn ngữ phát huy tối đa khả năng miêu tả, biểu hiện muôn hình muôn vẻ của cuộc sống, con người và thời đại. Vì vậy, con người trong văn học sống động hơn, thật hơn và hiển nhiên là cá tính hơn thông qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật. Qua đó, nhà văn cũng bộc lộ được tài năng và phong cách riêng của mình thông qua các tác phẩm. Tiêu biểu là những truyện ngắn: Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Những bông bần li (Dương Thu Hương), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Ngày đẹp trời (Ma Văn Kháng)… Ngôn ngữ trong nhiều truyện ngắn đã chuyển dần sang lắng đọng suy tư với ngôn ngữ độc thoại mang vẻ đẹp của sự trầm tĩnh và trải nghiệm của nhân vật.
Trong dòng độc thoại nội tâm, nhân vật thường đối diện với chính mình, bày tỏ suy nghĩ thật về thế giới và con người. Những câu hỏi tự vấn, suy ngẫm thường xuất hiện trong ý thức của nhân vật. “Các cụ như những lớp lá khô trút xuống, trở về với đất. Và đến lượt cánh mình phơi ra giữa trời như những lớp lá già, che nắng, che sương chuẩn bị cho những chồi non. Chồi non là con mình, cháu mình, chắt mình. Chúng nó đi xuôi thời gian. Các cụ ngược về dĩ vãng. Còn mình thì đứng giữa ư, hay theo về
hướng nào ?” [131, 181]. Suy nghĩ ấy không phải chỉ riêng ông An (Sống với thời gian hai chiều) mà là tâm trạng chung của nhiều thế hệ. Bởi cuộc đời mỗi con người là một cuộc hành trình, mà trong hành trình ấy có quá khứ, hiện tại, tương lai, đòi hỏi con người phải xác định được vị trí của mình để sống có trách nhiệm với mình và mọi người.
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật chú bé Kiểm (Kiểm - chú bé- con người) của Ma Văn Kháng lại khiến người đọc không khỏi day dứt. Em ở với bố, mẹ kế và hai đứa em cùng cha khác mẹ. Để thoả mãn tính ích kỉ bà mẹ kế hành hạ, trút cái vất vả khổ cực lên đầu em, vì thế trên thân thể em thường hằn lên những dấu vết của những sự hành hạ. Điều đó đã làm cho hai đứa em cũng sớm bị ảnh hưởng cái thói cay nghiệt, cái đặc quyền được đày đoạ con chồng. Nếu một đứa trẻ không may rơi vào cảnh ngộ này, sẽ rất dễ trở nên cằn cỗi, thui chột mầm nhân bản, khả năng yêu thương, thậm chí là lạnh lùng, nhẫn tâm... Nhưng với Kiểm thì không, mặc dù bị vùi dập, dồn vào cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm, em vẫn còn giữ được khoảng cách với cái xấu. Kiểm yêu thương và chăm sóc chu đáo cho hai đứa em với tư cách là một người anh, em sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với những người nghèo khó. Khi người mẹ kế lâm bệnh, em đã tự nguyện trở về với một tình yêu vừa quảng đại và quả cảm. Bởi “em nghĩ suốt đời làm người khác khổ thì mình có sung sướng gì đâu. Kiểm là hệ quả của số phận rắc rối giao tiếp qua nhau, là hệ quả những va đập dưới áp lực của những quan niệm đạo đức và dục vọng khác nhau. Sự mưu cầu lợi ích vị kỷ, sức thôi thúc của dạ dày và trái tim, lầm lỡ cả những tái tạo hồi sinh đã đảo lộn cơ tầng đời sống” [98, 84]. Qua những ngôn ngữ thoại của một nhân vật cá tính, ta thấy nổi lên một phong cách Ma Văn Kháng, ông dự báo sự rạn nứt của xã hội sẽ bắt đầu từ ô cửa những gia đình. Ngoài ra, với phong cách ngôn ngữ khó lẫn của mình, Ma Văn Kháng đã dựng nên những nhân vật đậm cá tính như: ông Thiềng tìm cách chạy trốn quá khứ (Ngày đẹp trời).
Có thể bạn quan tâm!
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 12
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 13
- Ngôn Ngữ Đời Thường, Thông Tục Suồng Sã
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 16
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 17
- Thi Pháp Xây Dựng Kết Cấu Và Trần Thuật
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Tương tự, dòng độc thoại của Nghĩa (Căn nhà ở phố của Nam Ninh) đã khắc sâu nỗi cô đơn lạc lòng ngay chính gia đình của mình. Đến nỗi anh phải tạo ra một kịch bản giả viết thư cho chính mình để tìm một cái cớ hợp lý cho việc rời khỏi gia đình. Tiếp theo là Đính trong Người không đi cùng chuyến tàu của Nguyễn Quang Thân. Là người có tài năng và trách nhiệm cao, anh luôn tìm ra một phương án tối ưu để sửa chữa cho những dự án sai lầm. Đó là một công việc rất hữu ích cho tập thể, nhưng không phải lúc nào cũng được mọi người ủng hộ. Họ cho rằng anh đang chống lại tập thể hoặc đang tranh chấp quyền lực, vì thế, anh luôn vấp phải những hiểu lầm và những lời chỉ trích. Xuyên suốt cuộc đời anh là cuộc đấu tranh cho chân lý, thông qua độc thoại nội tâm và diễn biến tâm lý.
Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại là một phương diện thể hiện tài năng và phong cách nhà văn. Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của các nhân vật là không nhiều, chủ yếu là lời kể lại, lời tả của người kể chuyện. Lời người kể chuyện đan xen với tả, bình luận, đối thoại và độc thoại nội tâm. Sử dụng độc thoại nội tâm, nhà văn đã đi vào thế giới bên trong và khám phá chiều sâu của nhân vật, làm cho thế giới con người trở nên sống động. Những cung bậc tình cảm vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, những trạng thái tinh thần của con người được biểu lộ. Trong Bức tranh cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật được tổ chức như một cuộc đối thoại nhiều giọng điệu. Khi thì mỉa mai, giễu cợt thói đạo đức giả của chính mình, khi thì tự chống chế bằng những lí lẽ, khi thì đanh thép tự kết tội mình là đồ dối trá. Những giọng điệu ấy đan xen vào nhau có lúc thì chuyển nhịp nhẹ nhàng theo dòng suy nghĩ, những đoạn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật làm bật lên giọng điệu trách móc, khắc khoải đau đớn.
Đó là nhân vật cá tính, người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Chị từng là con một nhà khá giả, vì xấu
không có chồng và sau đó chị có mang với một anh nhà làng chài và bắt đầu cuộc đời lênh đênh trên sông nước. Cuộc sống dưới thuyền không suôn sẻ lại thêm một lũ con nheo nhóc, khiến anh chồng từ một anh con trai hiền lành trở thành một kẻ vũ phu. Cứ ba ngày bị chồng đánh một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, vậy mà chị một mực xin quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó. Bao nhiêu câu hỏi tại sao, nhưng không ai hiểu rằng gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của người đàn bà và nuôi những đứa con. Vậy nên, giải pháp bỏ chồng mà ông chánh án đưa ra là không khả thi. Bởi hơn ai hết, người đàn bà ấy hiểu rằng chị đau đớn về thân thể, nhưng không thể oán giận chồng, vì số phận của anh ta cũng nghiệt ngã chẳng kém. Anh ta đáng bị lên án bởi sự vũ phu, nhưng cũng đáng nhận được sự cảm thông bởi gánh nặng gia đình và xét cho cùng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Ở đây Nguyễn Minh Châu nhìn nhận số phận của con người trong cuộc sống không đơn giản mà đa diện, nhiều chiều, đằng sau cái màu hồng của ánh sương mai là hình ảnh người đàn bà làng chài với những lam lũ khốn khó đời thường nhưng cũng tiềm ẩn trong đó những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.
Về đối thoại, có thể nói Nguyễn Minh Châu đã tinh tế lắng nghe tiếng nói bên trong của nhân vật. Nhân vật của ông đã tự phán xét về mình, về những gì tốt đẹp thông qua các cuộc đối thoại nội tâm thông qua những chi tiết nhân vật người họa sĩ tự đối thoại về mình. “Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: “Chân dung chiến sĩ giải phóng”. Thật là danh tiếng quá!” [30, 133]. Tự đối thoại với mình, họa sĩ như đang chịu một sự phân thân dữ dội, gay gắt buộc họa sĩ phải nhìn rò hơn lương tâm, trách nhiệm cùng những cái xấu xa. Sự vận động tâm lí, cuộc đấu tranh vươn tới sự hoàn thiện đều nằm trong dòng chảy nội tâm âm
thầm mà căng thẳng của người họa sĩ. Qua độc thoại nội tâm, nhân vật họa sĩ đã hiện lên trước mắt người đọc không chỉ là một bài học tư tưởng mà còn là một nhân cách trong quá trình đấu tranh tự hoàn thiện.
Ngoài ra, ngôn ngữ thoại, trần thuật là cũng điểm cần ghi nhận ở một số nhà văn hậu chiến đặc biệt là Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê. Những tập truyện ngắn Cao điểm mùa hạ (1975), Đoạn kết (1983), Một chiều xa thành phố (1986) của Lê Minh Khuê; Những bông bần li (1981), Một bờ cây đỏ thắm (1981), Chân dung người hàng xóm (1985) của Dương Thu Hương đã xác nhận bước tiến của hai cây bút nữ này trong làng truyện ngắn. Cùng với Nguyễn Mạnh Tuấn, đây là hai cây bút viết khỏe và đã có những đổi mới đáng ghi nhận trong ngôn ngữ trần thuật. Đó là ngôn từ trong truyện có sự xuất hiện khá nhiều từ ngữ thông tục, suồng sã. Đây không phải là sự tuỳ tiện hoặc dễ dãi của người sáng tác, mà thực ra, nó là một chủ ý của tinh thần hậu hiện đại. Nhà văn chủ trương xoá bỏ khoảng cách giữa cao cấp và bình dân, giữa tinh tuyển và đại chúng. Vì thế, người viết sẵn sàng dung nạp lớp từ ngữ thông tục ở một giới hạn cho phép. Trong văn học, từ ngữ thông tục có thể xuất hiện ở trong cách nói năng của nhân vật chính diện trung tâm, kể cả những loại người mà lâu nay trong ý nghĩ của chúng ta, họ chỉ nói những từ ngữ nghiêm trang, cao nhã. Những ví dụ tiêu biểu có thể tìm thấy trong truyện ngắn Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài... Nhà văn cũng đã có những cách diễn đạt khác lạ, bất ngờ trong việc tạo ấn tượng ở những đoạn miêu tả về chuyện ân ái của con người. Chắc chắn, lối viết này không phải là câu khách như có người từng nghĩ, mà nó hàm chứa một quan điểm triết học và mỹ học.
Tiểu kết
Cùng với giọng điệu đã có nhiều thay đổi, ngôn ngữ của truyện ngắn ngày càng linh hoạt, sinh động và giàu chất đời thường. Thông qua các sáng
tác thể nghiệm thời hậu chiến, ngôn ngữ văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng, đã và đang đạt đến độ chín nhất định. Ngôn ngữ truyện ngắn giai đoạn này không được trau chuốt, trang trọng nữa mà thay vào đó là những lớp từ hàm nghĩa, thông tấn, thông tục, suồng sã. Nó trở nên sinh động, gần gũi và thu hút người đọc nhiều hơn. Tuy vậy, một số tác phẩm vẫn không tránh khỏi những phiêu lưu, va vấp trong giai đoạn tìm đường của những năm đầu thập niên 80. Nhưng cũng chính những tính chất này đã tạo nên một kiểu ngôn ngữ khó lẫn, những phong cách văn chương khá độc đáo. Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 thực sự trở nên những hình tượng chân thực, sống động. Có thể nói đến một thế giới nghệ thuật khá độc đáo của truyện ngắn mười năm sau chiến tranh và tiền đổi mới. Những sáng tác giai đoạn này đã góp thêm tiếng nói có ý nghĩa, là bản lề, là động cơ thúc đẩy cho sự phát triển rực rỡ của truyện ngắn nói riêng và văn học Việt Nam đương đại (sau 1985) nói chung. Trong số này, có nhiều tác phẩm xuất sắc, có sức lay động trái tim người đọc nhiều thế hệ.
Chương 4
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 - 1985 TRÊN MỘT SỐ BÌNH DIỆN THI PHÁP THỂ HIỆN
4.1. Thi pháp xây dựng cốt truyện và tình huống
4.1.1. Thi pháp xây d ng cốt truyện
Quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và đa dạng trên các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, ký, lý luận phê bình, văn học dịch,… và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn từng đóng vai trò xung kích, tiên phong trong quá trình hiện đại hoá văn học nước nhà ngay từ những năm đầu cho đến những năm cuối thế kỷ XX đặc biệt là dấu mốc 1986. Tuy nhiên, để đạt được thành tựu rực rỡ từ năm 1986, thì đêm trước thể loại này đã chuyển mình, vận động không ngừng đặc biệt là thi pháp cốt truyện. Khi xem xét truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985, có thể nhận thấy đặc điểm lớn của nó là sự đan xen cũ – mới trên phương diện kết cấu cốt truyện. Nó đã có nhiều dấu hiệu của kết cấu đương đại, tạo nên sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật. Với những đổi mới đó, truyện ngắn giai đoạn này đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX. Với những nét mới trong thi pháp xây dựng cốt truyện, truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 đã có những bước đổi mới đáng ghi nhận. Ngoài cốt truyện luận đề truyền thống, các nhà văn đã xây dựng được những cốt truyện kịch tính, xung đột hấp dẫn, đến những cốt truyện tâm lý tinh tế. Những chi tiết đắt giá, góp phần bộc lộ tính cách nhân vật một cách rò nét, những kết thúc bất ngờ có sức thu hút độc giả. Tìm hiểu thi pháp xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn giai đoạn này, có thể thấy đã có những cốt truyện mang dấu hiệu mới mẻ, đem lại những bất ngờ thú vị, tạo tiền đề cho sự đổi mới sau 1985.
Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư