Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


LÂM THỊ XUYỀN


QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦN NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 1


LÂM THỊ XUYỀN


QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦN NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG


Ngành: Quản Lý Giáo Dục Mã số: 8.14.01.14


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. PHAN THỊ MAI HƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Lâm Thị Xuyền, học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, đợt 2 năm 2019. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.

Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.

Tác giả luận văn


Lâm Thị Xuyền

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 10

1.1. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 10

1.2. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 14

1.3. Nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo 22

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn

quốc gia 27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 31

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Đắk Glong 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu 38

2.3 Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện

Đắk Glong 41

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong 49

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 53

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 53

3.2. Các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên

địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 54

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 79

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSVC : Cơ sở vật chất

GDMN : Giáo dục mầm non GDĐT : Giáo dục đào tạo

KT-XH : Kinh tế - xã hội

MNĐCQG : Mầm non đạt chuẩn quốc gia XHH : Xã hội hóa

TH : Tiểu học

THCS : Trung học cơ sở

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thống kế quy mô phát triển giáo dục mầm non 34

Bảng 2.2. Thống kê chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng 35

Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục mầm non 36

Bảng 2.4. Đối tượng tham gia khảo sát thực trạng 39

Bảng 2.5. Thực trạng quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 45

Bảng 2.6. Thực trạng quản lý công tác chỉ đạo thực hiện hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 47

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra các trường trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 48

Biểu đồ 2.1. Đánh giá về hiệu quả của việc lập kế hoạch quản lý xây dựng trường mn đạt chuẩn quốc gia 44

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Chính vì vậy, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho cho sự phát triển của trẻ trong tương lai, để trẻ em phát triển mạnh mẽ về cả thể chất, trí tuệ, cảm xúc, từ đó trẻ có thể tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quang chúng.

Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật hiện tượng diễn ra xung quang trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Vì vậy đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đạt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.

Đối với những người trong ngành giáo dục mầm non, họ đều mong muốn có thể tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho các bé để phụ huynh an tâm gửi gắm trẻ cũng là để chứng minh được năng lực, vị thế của nhà trường và giáo viên. Tuy nhiên, không phải trường mầm non nào cũng xây dựng được chương trình học đạt chất lượng dạy học đem lại hiệu quả tối ưu dành cho trẻ. Vì thế đánh giá một trường mầm non có đạt hiệu quả giáo dục hay không chính là nhìn vào kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trường.

Xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là sự đảm bảo tốt nhất các điều kiện nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong ̣các nhà trường.

Hiện nay vấn đề xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học nói chung và bậc học mầm non nói riêng ở mỗi nơi và tùy vào từng điều kiện cụ thể của mỗi vùng miền địa phương đều có những cách làm và bước đi khác nhau. Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 kèm theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; quyết định này thay thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2001 của Bộ


trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 25/3/2014 về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008. Đến năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lương giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non thay thế Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 25/3/2014.

Theo đó, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 05 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường, Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 24/7/2005, sau hơn 16 năm thành lập tuy có nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội nhưng trong thời gian qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện nói chung và bậc học mầm non nói riêng được các cấp lãnh đạo chính quyền, Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư thích đáng. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non trên địa bàn huyện đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, đáp ứng một phần nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, chính vì vậy giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ở tất cả các trường được từng bước nâng lên. Tuy vậy đến hết năm học 2020-2021, toàn huyện mới chỉ có 2/16 trường mầm non (trong đó có 03 trường mầm non tư thục) đạt chuẩn quốc gia, chiếm 12,5%, nguyên nhân chủ yếu là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học không đáp ứng yêu cầu quy định.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiên nay, cần phải đầu tư và nhanh chóng đưa trường học từng bước hội đủ các điều kiện của một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí