Năng Lực Thực Hiện Quyền Làm Chủ Của Người Dân


thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính để hướng dẫn cụ thể, toàn diện về tự chủ cho các đơn vị SNYT trong điều kiện mới là cần thiết. Thứ tư, trên cơ sở một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý

ĐTC và vốn ĐTC của ngành đã được ban hành đầy đủ, lãnh đạo Bộ có quy chế về theo dõi, đánh giá hoạt động ĐTC của ngành, yêu cầu tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc hằng quý, hằng năm đều phải có nhận xét, đánh giá về hoạt động này theo phạm vi phù hợp. Coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá về sự tham gia của mỗi đơn vị vào hoạt động chung của toàn ngành, biến hoạt động ĐTC không phải chỉ là trách nhiệm của các Ban QLDA đầu tư ngành, của một số Vụ chức năng và lãnh đạo Bộ; mà trở thành trách nhiệm chung của toàn ngành. Đây là biện pháp hữu hiệu để cụ thể hóa chủ trương: “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra”, luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt trong tổ chức các hoạt động của Nhà nước.

3.3.2. Ổn định kinh tế - xã hội

Đây là yếu tố mang tính điều kiện có ý nghĩa quyết định; bởi nó phản ánh hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế và quyết định đến khả năng cung ứng vốn ĐTC cho nền kinh tế quốc dân; trong đó có y tế. Như đã biết, vốn ĐTC chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn NSNN. Nên nguồn vốn NSNN càng lớn và tăng lên không ngừng sẽ là tiền đề quan trọng để tăng ĐTC. Trong khi đó nguồn vốn NSNN lại phụ thuộc mang tính quyết định vào sự phát triển và phát triển ổn định của nền kinh tế. Khi nguồn thu NSNN đạt mức kế hoạch được giao thì các nhu cầu chi theo dự toán mới có thể được đáp ứng.

Mặt khác, sự phát triển và phát triển ổn định của nền kinh tế còn là môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư khu vực tư tích cực đầu tư để tăng thêm lợi nhuận. Khi cả khu vực công và khu vực tư đều gia tăng mức đầu tư, và hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng cơ sở luôn đạt được các mục tiêu như kỳ vọng, thì phúc lợi xã hội không ngừng tăng lên, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân về hàng hóa, dịch vụ.


Có thể nói, sự phát triển và phát triển ổn định của nền kinh tế là trạng thái mà chính phủ, doanh nghiệp, và người dân đều mong ước.

Khi kinh tế phát triển và phát triển ổn định, tất yếu kéo theo sự phát triển và phát triển ổn định của xã hội. Nhờ đó con người không chỉ bị giới hạn ở hưởng thụ các điều kiện vật chất, mà còn từng bước cải thiện mức hưởng thụ về tinh thần. Xu hướng chung, trình độ phát triển kinh tế càng cao thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Và đó cũng là mục tiêu mà xã hội loài người theo đuổi.

Theo chiều ngược lại, khi xã hội phát triển và phát triển ổn định lại tạo ra nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế, như: giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp phát triển là môi trường tốt cho con người tích lũy kiến thức từ thấp đến cao để trở thành người lao động được đào tạo có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động ở mọi lĩnh vực; y tế phát triển, dân số phát triển ở mức độ phù hợp là tiền đề cho sự phát triển đội ngũ lao động ổn định về số lượng và đảm bảo sức khỏe cho người lao động có thể tham gia lao động trong các điều kiện khác nhau; văn hóa phát triển giúp con người vừa phát triển vừa bảo tồn được những giá trị văn hóa đích thực của quốc gia, dân tộc, vùng miền, … Có thể nói, bất kỳ một sự phát triển nào của xã hội cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Một hiện tượng không mong đợi nhưng đã và đang xảy ra với toàn thế giới loài người đó là đại dịch Covid-19 phát sinh, phát triển từ cuối năm 2019 đến nay vẫn đang ngày càng gia tăng. Nó đã làm đứt gãy hệ thống kinh tế toàn cầu, trong từng quốc gia, từng vùng miền, và bào mòn sự sống của đa số hộ gia đình sống nhờ thu nhập từ tiền lương, tiền công. Nó đã làm tăng thêm rất nhiều chi phí để nỗ lực ngăn chặn đại dịch, và cướp đi sinh mạng của không ít người. Nó cũng làm bộc lộ một kiểu chiến tranh mới mà người ta thường gọi là “cuộc chiến vaccine” giữa các nước mạnh nhằm phân chia lại bản đồ kinh tế toàn cầu; đồng thời đẩy các nước nghèo, các nước chậm phát


Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 25

triển và đang phát triển rơi vào trạng thái lệ thuộc của thứ hàng hóa mới. Đó là chưa kể về lâu dài, hậu quả sau đại dịch còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cấu trúc con người trong gia đình và trong xã hội theo chiều hướng tiêu cực khác nhau.

3.3.3. Năng lực thực hiện quyền làm chủ của người dân

Đề cao và phát huy quyền làm chủ của người dân luôn được coi là định hướng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kỳ tích của cách mạng Việt Nam những năm qua cũng là nhờ vào định hướng đúng đắn đó.

Định hướng này ngày nay đã được thể chế hóa trong hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật, như: Hiến pháp, Luật ĐTC, Luật NSNN, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, … , đến cơ chế tự chủ cho cơ quan nhà nước, cơ chế tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập, và quy chế dân chủ ở cơ sở, … Những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đó đã và đang từng bước tạo nền tảng vững chắc cho người dân học tập và từng bước vươn lên thực hiện quyền dân chủ của mình trong kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế vì sao cũng cần yếu tố điều kiện là năng lực thực hiện quyền làm chủ của người dân? Bởi kết quả ĐTC cho y tế là nhằm phục vụ người dân; và người dân cần hiểu rằng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ĐTC cho y tế từ NSNN cũng chính là những đồng tiền thuế, phí, lệ phí mà họ đã nộp cho Nhà nước để Nhà nước đầu tư các công trình y tế phục vụ lại chính họ. Nên người dân mới đích thực là người chủ của các công trình y tế đã được đầu tư bằng vốn ĐTC. Chỉ khi thấu hiểu được như vậy, thì người dân mới tự giác phát huy quyền làm chủ của mình trong kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư cho y tế bằng vốn ĐTC; kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng các tài sản sau đầu tư bằng vốn ĐTC. Với trăm tai, nghìn mắt của người dân được huy động kiểm tra, giám sát mọi diễn biến trong quản lý vốn ĐTC của Bộ Y tế mặc dù được diễn ra ở nhiều nơi, nhưng vẫn có thể được phát giác và xử lý kịp thời khi các thông tin phản ảnh của người dân được đón nhận.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển các dịch vụ y tế đáp ứng tốt nhất cho CSSK nhân dân các năm 2022 – 2025, tầm nhìn đến 2030; kết hợp với thực tiễn quản lý vốn ĐTC mà Bộ Y tế đã triển khai những năm qua, NCS đã dự tính nhu cầu vốn ĐTC cần có cho Bộ Y tế các năm 2022

– 2025. Có thể nói đây là lượng vốn không hề nhỏ trong bối cảnh nguồn thu NSNN những năm sau đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraine chắc chắn gây ra không ít khó khăn cho khả năng tăng thu NSNN Việt Nam trong giai đoạn này.

Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu trong hoàn thiện quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế những năm tới là không ngừng hoàn thiện các giải pháp từ phân cấp quản lý đến hoàn thiện từng khâu của quy trình quản lý vốn ĐTC tại Bộ này. Đề xuất hoàn thiện cho từng giải pháp đã được NCS cân nhắc, lồng ghép giữa các hạn chế từ thực tiễn quản lý với các quy định và định hướng của cải cách quản lý NSNN, quản lý ĐTC đã được xác lập trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Nên đã góp phần tăng tính khả thi cho các giải pháp mà NCS đã đề xuất. Bên cạnh đó các điều kiện để thực thi giải pháp cũng đã được trình bày, làm cho nôi dung chương 3 đầy đủ hơn.


KẾT LUẬN


ĐTC cho y tế luôn là nhu cầu cần thiết khách quan. Nó càng trở nên cấp thiết hơn khi mỗi quốc gia và toàn cầu đã và đang phải căng mình chống lại đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, muốn ĐTC cho y tế đạt kết quả như kỳ vọng thì quản lý vốn ĐTC cho y tế luôn là vấn đề không thể coi nhẹ; bởi đây là nguồn lực đầu vào vô cùng quan trọng cho hoạt động ĐTC, và cũng là lĩnh vực rất dễ phát sinh các tiêu cực. Chính vì vậy, việc NCS lựa chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam”, để nghiên cứu và hoàn thành luận án vừa đáp ứng được những đòi hỏi về lý luận, vừa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn quản lý, sử dụng vốn ĐTC cho ngành y tế.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể phản ánh tóm tắt như sau:

Thứ nhất, đã tổng hợp và trình bày những vấn đề lý luận có liên quan đến y tế và vốn ĐTC cho y tế, làm cơ sở cho việc hệ thống hóa và trình bày những vấn đề lý luận về quản lý vốn ĐTC cho y tế: từ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, quy trình quản lý, đến các tiêu chí đánh giá quản lý vốn ĐTC cho y tế.

Thứ hai, các nhân tố có ảnh hưởng đến quản lý vốn ĐTC cho y tế đã được nhận diện và chỉ rõ trên hai giác độ: chủ quan và khách quan; cũng được coi là vấn đề đáng lưu tâm mỗi khi đưa ra các nhận xét, đánh giá về quản lý vốn ĐTC cho y tế.

Thứ ba, đã sưu tầm và phản ánh kinh nghiệm quản lý vốn ĐTC cho y tế ở một số quốc gia, khu vực và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quản lý vốn ĐTC cho y tế ở Việt Nam.

Thứ tư, đã mô tả khái quát về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và những cơ sở pháp lý để Bộ này thực hiện quản lý vốn ĐTC cho y tế. Những thông tin này hữu ích cho nghiên cứu đánh giá quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế đạt được tính sát thực, cụ thể và gắn liền với trách nhiệm của cơ quan


chủ quản đầu tư.

Thứ năm, thực trạng quản lý vốn ĐTC cho y tế tại Bộ Y tế đã được phân tích đánh giá theo thời gian của giai đoạn đầu áp dụng kế hoạch ĐTC trung hạn (2016-2020), gắn với cơ chế phân cấp và từng khâu của quy trình quản lý vốn ĐTC. Trên cơ sở đó mà chỉ rõ 07 thành quả, 06 hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Đây được coi là những căn cứ thực tiễn quý giá để cân nhắc, lựa chọn các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế những năm tới.

Thứ sáu, dựa vào định hướng phát triển ngành y tế những năm 2021- 2025, tầm nhìn đến 2030 để dự tính nhu cầu vốn ĐTC cần có cho Bộ Y tế. Kết hợp giữa nhu cầu vốn ĐTC cần thiết cho phát triển ngành với những ưu, nhược điểm của quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế những năm qua, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp gồm 4 nhóm nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế thời gian tới. Các điều kiện để thực hiện giải pháp cũng được lựa chọn trình bày để đảm bảo tính toàn diện, chặt chẽ của các giải pháp đã đề xuất.

Mặc dù đã rất nỗ lực học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu từ Quý thầy, cô giáo, từ các nhà khoa học; đã đầu tư nhiều thời gian để sưu tầm, tra cứu, tổng hợp các tư liệu để cân nhắc, phản ánh trong nội dung của luận án này; song đây là công trình nghiên cứu quy mô lớn, đầu tay của NCS, nên luận án khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.

NCS trân trọng đón nhận những ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô, các nhà khoa học, và các độc giả có quan tâm đến đề tài này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. Vũ Tuấn Anh (2010), Một số vấn đề cơ bản về đầu tư công trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Việt Nam 2011-2020, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ ba, tập 4 (1945-1946), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Quyết định 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/04/2017, Về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016-2020.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – UNICEF Vietnam (2017), Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, NXB Lao động – Xã hội.

6. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010, Quy định việc quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.

7. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, Quy định quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

8. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 85/2017/TT-BTC ngày 15/08/2017, Quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.

9. Bộ Tài chính (2018), Thông tư 64/2018/TT-BTC ngày 30/07/2018, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2016/TT-BTC.


10. Bộ Tài chính (2020), Thông tư 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020, Quy định quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước.

11. Bộ Xây dựng (2009), Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009, Về việc công bố định mức chi phí QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

12. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013, Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

13. Bộ Xây dựng (2017), Quyết định 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017, Công bố định mức chi phí QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng.

14. Bộ Y tế (2013), Quyết định 774/QĐ-BYT ngày 11/03/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020.

15. Bộ Y tế (2014), Quyết định 789/QĐ-BYT ngày 07/03/2014, Về việc thành lập Ban QLDA y tế trọng điểm.

16. Bộ Y tế (2014), Quyết định 1168/QĐ-BYT ngày 07/04/2014, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.

17. Bộ Y tế (2016), Quyết định 1081/QĐ-BYT ngày 29/03/2016, Về việc thành lập Ban QLDA chuyên ngành xây dựng công trình y tế trực thuộc Bộ Y tế.

18. Bộ Y tế (2016), Quyết định 2752/QĐ-BYT ngày 20/06/2016, Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành xây dựng công trình y tế trực thuộc Bộ Y tế.

19. Bộ Y tế (2018), Quyết định 6226/QĐ-BYT ngày 16/10/2018, Ban hành quy định quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết bị y tế thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

20. Bộ Y tế (2019), Thông tư 20/2019/TT-BYT ngày 31/07/2019, Quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành Y tế.

21. Bộ Y tế (2020), Báo cáo Công tác giải ngân vốn ĐTC năm 2020 của Bộ Y tế, ngày 18/08/2020

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí