Quy Trình Lập Kế Hoạch Vốn Đtc Hằng Quý Ngành Y Tế Cấp Trung Ương


hay không phụ thuộc vào sự phối hợp của Bộ Y tế trong việc cung cấp thông tin nhu cầu vốn ĐTC theo quý, theo năm để KBNN xây dựng “phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước” theo quý, theo năm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính duyệt [29]. Do đó, việc lập kế hoạch vốn ĐTC theo quý trong từng năm ngân sách của Bộ Y tế được coi là công việc quan trọng đầu tiên của quá trình chấp hành vốn kế hoạch ĐTC cho y tế ở cấp trung ương.

Căn cứ để lập kế hoạch vốn ĐTC theo quý cho y tế ở cấp trung ương là vốn kế hoạch ĐTC cả năm đã được Thủ tướng Chính phủ giao và nhu cầu vốn ĐTC của từng chương trình, dự án trong năm.


Bộ Tài chính

(KBNN)

Bộ Y tế


Các Ban QLDA

Vụ KH-TC

Các Chủ đầu tư

Hình 2.2- Quy trình lập kế hoạch vốn ĐTC hằng quý ngành y tế cấp trung ương


Ghi chú:

Hướng dẫn lập kế hoạch vốn ĐTC hằng quý


Thẩm định, tổng hợp, báo cáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 13

Nguồn: [49] và tổng hợp của NCS

Tại các đơn vị chủ đầu tư: Trách nhiệm, quyền hạn cao nhất thuộc về thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư chương trình, dự án.

Tại các Ban QLDA công trình y tế: Trách nhiệm, quyền hạn cao nhất thuộc về Giám đốc Ban – người được giao làm chủ đầu tư và thực hiện chức năng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng vốn NSNN,


vốn nhà nước ngoài ngân sách và các nguồn vốn khác thông qua các hợp đồng với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế [18].

Tại Vụ KH-TC: Trách nhiệm, quyền hạn cao nhất thuộc về Vụ trưởng – người có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài chính và quản lý đầu tư của ngành y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế [16].

Tại Bộ Y tế: Trách nhiệm, quyền hạn cao nhất thuộc về Bộ trưởng Bộ Y tế - người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động ĐTC của ngành y tế được đảm bảo bằng nguồn vốn của NSTW.

Thứ hai, triển khai thực hiện vốn kế hoạch ĐTC.

Bộ Y tế tổ chức thực hiện vốn kế hoạch ĐTC đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định; triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định; lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn theo kế hoạch ĐTC đã được cấp có thẩm quyền quyết định; tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng; cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng XDCB theo quy định; bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí; theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện vốn kế hoạch ĐTC [49].

Thứ ba, điều chỉnh vốn kế hoạch ĐTC.

Đối với vốn kế hoạch ĐTC trung hạn: Bộ Y tế xây dựng phương án điều chỉnh vốn kế hoạch ĐTC trung hạn trong nội bộ ngành – nếu thấy cần thiết, chuyển Bộ KH&ĐT thẩm định trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định [52]. Trường hợp phải điều chính vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giữa các Bộ (trong đó có Bộ Y tế), các địa phương thì Bộ KH&ĐT phải chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch ĐTC trung hạn vốn


NSTW giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định [52].

Đối với vốn kế hoạch ĐTC hằng năm, Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền và trách nhiệm [52]: Điều chỉnh kế hoạch ĐTC hằng năm vốn NSTW giữa các dự án thuộc danh mục đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch; Gửi báo cáo cho Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn NSTW.

Thứ tư, giải ngân vốn kế hoạch ĐTC trung hạn và hằng năm.

Về nguyên tắc, trong quá trình chấp hành vốn kế hoạch ĐTC thì vốn của năm nào chỉ sử dụng cho năm đó. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động đầu tư XDCB nên giải ngân vốn kế hoạch ĐTC kỳ trước được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định ở kỳ sau theo quy định của pháp luật ĐTC hiện đang có hiệu lực thi hành. Cụ thể:

Giải ngân vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Y tế đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 [52]. Nhưng giải ngân vốn kế hoạch ĐTC trung hạn kể từ giai đoạn 2021 - 2025 trở đi chỉ được kéo dài đến hết ngày 31 tháng 01 năm đầu của giai đoạn sau [52].

Giải ngân vốn kế hoạch ĐTC hằng năm thuộc giai đoạn 2016 - 2020 được kéo dài sang năm sau. Trường hợp đặc biệt, được cấp có thẩm quyền cho phép thì được kéo dài thời gian giải ngân nhưng không quá kế hoạch ĐTC trung hạn [49]. Kể từ năm 2021 trở đi giải ngân vốn kế hoạch ĐTC hằng năm chỉ được kéo dài không quá ngày 31 tháng 01 năm sau [52].

Chủ đầu tư, KBNN chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn ĐTC theo kế hoạch. Bộ Y tế với tư cách cơ quan chủ quản đầu tư các chương trình, dự án ĐTC về y tế ở cấp trung ương, chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân vốn ĐTC.


Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch và tiến độ giải ngân vốn ĐTC của Bộ Y tế, xử lý hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định.

2.1.2.3. Quyết toán vốn đầu tư công

Vốn ĐTC cho y tế ở cấp trung ương chủ yếu được hình thành từ NSNN nên quyết toán vốn ĐTC cho y tế ở cấp này được thực hiện thông qua hai phương thức: quyết toán vốn dự án hoàn thành; và quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.

Một là, quyết toán dự án hoàn thành.

Quyết toán vốn dự án hoàn thành là hoạt động quan trọng ở bước thứ 3 trong trình tự đầu tư xây dựng [26], đòi hỏi các chủ đầu tư và cơ quan chủ quản đầu tư phải thực hiện. Các chủ đầu tư phải có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định của pháp luật [7], gửi kịp thời hồ sơ đó cho các bộ phận chức năng theo phân công của Bộ Y tế thẩm tra trước khi trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán được tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa công trình của dự án vào sử dụng có kết hợp với qui mô của dự án; cụ thể: dự án nhóm B là 06 tháng, dự án nhóm C là 03 tháng. Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán cho các dự án hoàn thành tính từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán có kết hợp với qui mô của dự án; cụ thể: dự án nhóm B là 02 tháng, dự án nhóm C là 01 tháng [7]. Trách nhiệm phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành thuộc về Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc người được Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền.

Trường hợp người phê duyệt quyết toán yêu cầu kiểm toán BCQT dự án hoàn thành trước khi thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án; chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của pháp luật về đấu thầu, ký kết hợp đồng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp luật [7].


Trường hợp KTNN thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán đảm bảo đủ 08 nội dung: “(i) Thẩm tra hồ sơ pháp lý; (ii) Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án; (iii) Thẩm tra chi phí đầu tư; (iv) Thẩm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản; (v) Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; (vi) Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng;

(vii) Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, KTNN; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, KTNN, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án;

(viii) Nhận xét, đánh giá, kiến nghị.” [7], thì cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán dự án sử dụng kết quả báo cáo kiểm toán của KTNN làm căn cứ để thẩm tra, không thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán quyết toán dự án.

Trường hợp KTNN thực hiện kiểm toán chưa đủ 08 nội dung nêu trên, chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán bổ sung theo yêu cầu của người phê duyệt quyết toán [7].

Hai là, quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.

Quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm là bước thứ 3 trong quy trình quản lý NSNN bắt buộc các đơn vị sử dụng NSNN phải thực hiện. “… Các khoản tạm ứng đã đủ điều kiện chi, khối lượng, công việc đã thực hiện từ ngày 31 tháng 12 trở về trước được giao trong dự toán ngân sách, thì thời hạn chi, thanh toán ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau và được hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm trước” [8]. Gắn với mô hình phân cấp quản lý vốn ĐTC ngành y tế Việt Nam, việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm sẽ tiến hành như sau:

Các chủ đầu tư lập BCQT tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN


theo niên độ ngân sách năm gửi cho các bộ phận chức năng theo phân công của Bộ Y tế xét duyệt và tổng hợp quyết toán các dự án thuộc phạm vi phân cấp quản lý gửi Bộ Y tế tổng hợp, lập BCQT năm gửi Bộ Tài chính [8].

Chủ đầu tư lập BCQT năm gửi cho các bộ phận chức năng theo phân công của Bộ Y tế trước ngày 01 tháng 5 năm sau. Bộ Y tế tổng hợp BCQT, thực hiện việc đối chiếu số liệu với KBNN và gửi BCQT năm cho Bộ Tài chính trước ngày 01 tháng 8 năm sau [8].

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BỘ Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

2.2.1. Phân cấp quản lý vốn đầu tư công

Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên cả nước, Bộ Y tế còn là cơ quan chủ quản đối với nhiều cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, toàn bộ vốn ĐTC mà Chính phủ cấp cho các đơn vị SNYT công lập trực thuộc Bộ Y tế đều nằm trong tài khoản và thuộc quyền điều phối của Bộ Y tế.

Nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề trong quản lý vốn ĐTC, lãnh đạo Bộ Y tế đã chỉ đạo các bộ phận chức năng về tài chính, đầu tư thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý vốn ĐTC để báo cáo lãnh đạo Bộ và xin ý kiến chỉ đạo triển khai thực hiện. Năm 2015 Luật ĐTC số 49/2014/QH13 có hiệu lực thực thi, đòi hỏi các cơ quan chủ quản đầu tư cấp trung ương - trong đó có Bộ Y tế, phải nghiên cứu rất kỹ mới có thể triển khai thực hiện; kèm theo đó Thủ tướng Chính phủ quyết tâm mở rộng quy mô khám, chữa bệnh của hai BV lớn (Bạch Mai và Việt - Đức) bằng việc quyết định đầu tư cơ sở 2 cho hai BV này với quy mô 1.000 giường bệnh/BV tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trước những đòi hỏi đó, lãnh đạo Bộ Y tế đã quyết định thành lập Ban QLDA YTTĐ, thay mặt Bộ quản lý hoạt


động của hai dự án trọng điểm này. Ban QLDA YTTĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, hoạt động theo mô hình tự bảo đảm chi thường xuyên. Nhiệm vụ của Ban QLDA YTTĐ là quản lý các dự án được xếp vào dự án trọng điểm của ngành y tế; trước mắt là dự án xây dựng cơ sở 2 của BV Bạch Mai và cơ sở 2 của BV Việt Đức tại Hà Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế

Ban QLDA YTTĐ

Các đơn vị SNYT trực thuộc Bộ Y tế

BQLDACTYT

Vụ TTB&CTYT

Vụ Kế hoạch – Tài chính

Ngày 29 tháng 3 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Y tế lại ký quyết định số 1081/QĐ-BYT, về việc thành lập Ban QLDA chuyên ngành xây dựng công trình y tế (viết tắt là BQLDACTYT) trực thuộc Bộ Y tế. BQLDACTYT là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Bộ Y tế, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên. BQLDACTYT có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại KBNN và tại ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật.



Các đơn vị SNYT trực thuộc Bộ Y tế


Hình 2.3- Mô hình phân cấp quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế


Ghi chú:

Quan hệ trực tiếp;

Quan hệ phối hợp

Nguồn: [15], [16], [17], [18], [19], và tổng hợp của NCS BQLDACTYT phải thực hiện các chức năng sau [18]: (i) Làm chủ đầu


tư và trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN, vốn nhà nước ngoài ngân sách được Bộ trưởng Bộ Y tế giao; (ii) Thực hiện chức năng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng vốn NSNN, vốn nhà nước ngoài ngân sách và các nguồn vốn khác thông qua các hợp đồng với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế theo quy định của pháp luật; (iii) Làm dịch vụ tư vấn QLDA xây dựng theo hợp đồng với các chủ đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Vụ TTB&CTYT giúp Bộ trưởng Bộ Y tế xây dựng kế hoạch mua sắm trang bị và đầu tư xây dựng các công trình y tế.

Vụ KH-TC chủ trì, phối hợp với Vụ TTB&CTYT, và các bộ phận khác thuộc Bộ để xây dựng kế hoạch ĐTC trung hạn 5 năm, kế hoạch ĐTC hằng năm trình Bộ trưởng phê duyệt; phân bổ vốn đầu tư hằng năm; kiểm tra theo dõi quá trình sử dụng vốn tại các Ban QLDA và các đơn vị thụ hưởng; thẩm định và trình Bộ trưởng phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành [16].

Ban QLDA YTTĐ thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý 2 dự án: Cơ sở 2 của BV Bạch Mai, và cơ sở 2 của BV Việt Đức, tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

BQLDACTYT thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý một số dự án đầu tư bằng nguồn vốn ĐTC được Chính phủ giao cho ngành y tế quản lý và triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước [17].

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ y tế được giao làm chủ đầu tư các dự án tại đơn vị mình theo danh mục đầu tư của Bộ Y tế được Chính phủ giao trong kế hoạch trung hạn.

Các Vụ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ Y tế trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của mình, sẵn sàng phối hợp Vụ TTB&CTYT, Vụ KH-TC, và các Ban QLDA, Chủ đầu tư để thực hiện tốt kế hoạch và quản lý vốn ĐTC ngành y tế đã được giao.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí