Bộ Y Tế Và Cơ Sở Pháp Lý Để Quản Lý Vốn Đầu Tư Công Tại Bộ Y Tế


Thứ nhất, nên cân nhắc lại cơ chế phân cấp ĐTC cho y tế theo hướng toàn bộ cơ sở hạ tầng cho hoạt động y tế từ cấp xã/phường/thị trấn trở lên phải là nhiệm vụ của NSTW. Nhờ đó mới đảm bảo tính đồng bộ về trang thiết bị y tế, và sự công bằng cho người dân giữa các địa phương về sử dụng dịch vụ y tế.

Thứ hai, từng bước nghiên cứu thí điểm về áp dụng mô hình PPP trong đầu tư hạ tầng cho các cơ sở y tế thuộc các cấp hành chính khác nhau. Trên cơ sở đó mà đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng diện áp dụng mô hình này trong cả nước để vừa giảm gánh nặng cho NSNN, vừa tăng khả năng cung ứng dịch vụ cả về số lượng và chất lượng cho người dân. Tuy nhiên, cần có quy định, giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong việc ký hợp đồng với các nhà đầu tư để tránh các trường hợp lách luật biến tướng, thông đồng khi ký kết hợp đồng PPP.

Thứ ba, quản lý vốn ĐTC cho y tế nhất định phải hướng tới muc tiêu hiệu quả đầu tư. Do đó, nhất thiết phải nghiên cứu và đưa vào quy trình quản lý ĐTC yêu cầu thực hiện theo dõi, đánh giá hiệu quả ĐTC cho y tế ở từng đơn vị chủ đầu tư, ở Ban QLDA các công trình xây dựng y tế, ở Bộ Y tế, và ở các cơ quan chức năng của nhà nước về quản lý ĐTC (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính). Các báo cáo đánh giá hiệu quả ĐTC cho y tế đều phải được công khai cho người dân và cần có thu thập đầy đủ thông tin phản hồi từ người dân về tính xác thực, đầy đủ của các báo cáo này.

Thứ tư, siết chặt và thực hiện đồng bộ quy trình quản lý ĐTC và quy trình quản lý NSNN. Thông qua đó mà đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch ĐTC trung hạn với kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính NSNN 03 năm, và dự toán NSNN hằng năm. Mọi vi phạm của các tổ chức, cá nhân về quản lý vốn ĐTC cho y tế cần phải được xử lý và công khai kết quả xử lý rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Thứ năm, phải triển khai nhanh hơn, đầy đủ hơn nữa việc giao quyền tự chủ cho thủ trưởng các cơ sở y tế công lập và không ngừng thúc đẩy việc chuyển đổi mô hình tự chủ của các cơ sở này từ thấp lên cao sau mỗi kỳ tự chủ.

Thứ sáu, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên phạm vi toàn quốc cần chủ động và chủ trì phối hợp với các Bộ chức năng trong việc xây dựng phương án tính và áp giá dịch vụ y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để các cơ sở y tế triển khai thu giá dịch vụ khám, chữa bệnh; các cơ quan chức năng của nhà nước kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ về giá dịch vụ; người dân cân nhắc mỗi khi tiêu dùng dịch vụ và giám sát mức độ tuân thủ khi áp giá dịch vụ y tế của cơ sở khám, chữa bệnh mà họ đã sử dụng dịch vụ. Một khi người tiêu dùng chấp nhận giá dịch vụ thì các cơ sở y tế mới có cơ hội thu hồi vốn đầu tư để tích lũy và thực hiện tái đầu tư cho các chu kỳ sau bằng nguồn vốn tự có của mình.

Kinh nghiệm về quản lý vốn ĐTC cho y tế ở các quốc gia, khu vực trên thế giới cung cấp cho chúng ta những bài học bổ ích trong quá trình hoàn thiện quản lý vốn ĐTC cho y tế ở Việt Nam. Song cũng cần phải ngăn chặn tình trạng rập khuôn, máy móc khi tiếp cận kinh nghiệm thực tiễn về quản lý vốn ĐTC cho y tế của một quốc gia, khu vực nào đó vào áp dụng ở Việt Nam nói chung và Bộ Y tế nói riêng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Với mục đích thu thập, tổng hợp, và khái quát những vấn đề về ĐTC và quản lý vốn ĐTC làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, đánh giá về thực trạng quản lý vốn ĐTC và đề xuất được các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý vốn ĐTC tại các chương trình, dự án do Bộ Y tế quản lý; nội dung chương 1 đã luận giải và trình bày các vấn đề sau:

Thứ nhất, tổng quan về y tế và vai trò của y tế đối với quá trình phát triển KT-XH; trên cơ sở đó mà khẳng định cần phải quan tâm và không ngừng đầu tư cơ sở VC-KT đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động y tế. Trong số các nguồn tài chính có thể huy động để đầu tư cơ sở VC-KT cho y tế thì nguồn tài chính từ nhà nước - ĐTC, phải luôn giữ vai trò chủ đạo.

Thứ hai, dựa trên những lý luận về quản lý tài chính công và mối quan hệ hữu cơ giữa quản lý tài chính công với Nhà nước, luận án đã khái quát hóa thành những vấn đề lý luận về quản lý vốn ĐTC cho y tế, bao gồm: khái niệm, đặc điểm; các nguyên tắc, quy trình quản lý; và các tiêu chí đánh giá quản lý vốn ĐTC cho y tế.

Thứ ba, luận án đã trình bày các nhân tố có ảnh hưởng đến quản lý vốn ĐTC cho y tế theo cả hai giác độ: chủ quan và khách quan, để làm cơ sở cho việc xác lập các nguyên nhân khi phân tích thực trạng, và tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện phù hợp với chủ thể quản lý.

Thứ tư, trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm quản lý vốn ĐTC cho y tế của một số quốc gia, khu vực mà rút ra một số bài học cho Việt Nam có thể tham khảo khi muốn hoàn thiện quản lý vốn ĐTC cho y tế; mà trực tiếp là tại các chương trình, dự án do Bộ Y tế quản lý.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BỘ Y TẾ VIỆT NAM


2.1. BỘ Y TẾ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BỘ Y TẾ

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản ỉý nhà nước của bộ.

Về y tế dự phòng, Bộ Y tế có nhiệm vụ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực: giám sát, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; tiêm chủng; an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm y tế; kiểm dịch y tế biên giới; vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh sức khỏe trường học; vệ sinh chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; dinh dưỡng cộng đồng; thuốc lá; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Tổ chức thực hiện việc giám sát đối với bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh không rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề y tế công cộng khác; phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm gây dịch và tổ chức thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan


cung cấp chính xác và kịp thời thông tin về bệnh truyền nhiễm; ...

Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, Bộ Y tế có nhiệm vụ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, an toàn truyền máu, điều dưỡng, phục hồi chức năng, dinh dưỡng lâm sàng, phẫu thuật thẩm mỹ, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; ...

Ngoài ra, Bộ Y tế còn có nhiệm vụ quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và mỹ phẩm; quyết định việc đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc và mỹ phẩm theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan có liên quan phòng, chống các hành vi sản xuất, lưu thông thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm giả, kém chất lượng và phòng, chống nhập lậu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm; quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh; ...

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế được thiết lập như hình 2.1.


Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế Nguồn 30 Khối các đơn vị tham mưu 1

Hình 2.1- Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

Nguồn: [30]


Khối các đơn vị tham mưu gồm 10 đơn vị: Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Vụ TTB&CTYT; Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ KH-TC; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ.

Khối các đơn vị chức năng gồm 10 đơn vị: Cục Y tế dự phòng; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Cục An toàn thực phẩm; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Cục Quản lý Dược; Cục Công nghệ thông tin; Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

Khối các đơn vị sự nghiệp gồm 03 đơn vị: Viện Chiến lược và Chính sách y tế; Báo Sức khỏe và Đời sống; Tạp chí Y Dược học.

Ngoài 23 đơn vị thuộc và trực thuộc được bố trí trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ như trên, Bộ Y tế còn là cơ quan chủ quản của gần 50 đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế đơn vị SNYT trực thuộc Bộ được phân bố trên khắp các vùng miền của Tổ quốc. Trong khi phần lớn các đơn vị này mới được xếp vào loại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm 1 phần chi thường xuyên. Nên vốn ĐTC cho cơ sở VC-KT của các đơn vị SNYT này được NSTW phân bổ chung trong kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm của Bộ Y tế. Do đó, Bộ Y tế không chỉ là cơ quan chủ quản đầu tư của các dự án được thực hiện tại Bộ, mà còn là cơ quan chủ quản đầu tư của các dự án sử dụng vốn ĐTC cho y tế được thực hiện trên địa bàn cả nước.

2.1.2. Cơ sở pháp lý quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế

2.1.2.1. Đối với lập kế hoạch vốn đầu tư công Một là, lập kế hoạch vốn ĐTC trung hạn [49].

Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Bộ Y tế: (i) Giao cơ quan chuyên môn quản lý về ĐTC hướng dẫn lập kế hoạch ĐTC trung hạn; (ii) Giao cơ quan, đơn vị trực thuộc sử dụng vốn


ĐTC lập kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan cấp trên xem xét theo tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ KH&ĐT; (iii) Giao cơ quan chuyên môn quản lý về ĐTC tổ chức thẩm định kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn sau theo tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ KH&ĐT; (iv) Giao cơ quan chuyên môn quản lý về ĐTC lập kế hoạch ĐTC trung hạn trình cấp có thẩm quyền xem xét, hoàn chỉnh và gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính theo tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, nhưng chậm nhất cũng phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn trước.

Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ KH&ĐT, Bộ Y tế hoàn thiện kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn trước.

Căn cứ vào kế hoạch ĐTC trung hạn đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch ĐTC trung hạn, bao gồm tổng số vốn và cơ cấu vốn NSNN cho Bộ Y tế; danh mục, mức vốn của các chương trình, dự án ĐTC, mức vốn cho nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và đối tượng ĐTC khác nguồn vốn NSTW. Công việc này phải được hoàn tất ngay sau khi kết thúc kỳ họp cuối năm thứ 5 của nhiệm kỳ Quốc hội.

Hai là, lập kế hoạch vốn ĐTC hằng năm [49].

Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, Bộ Y tế hướng dẫn cơ quan, đơn vị cấp dưới lập kế hoạch ĐTC năm sau.

Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, Bộ Y tế hoàn chỉnh dự kiến kế hoạch ĐTC năm sau gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT dự kiến khả năng thu, chi NSNN và chi ĐTPT vốn NSNN kế hoạch năm sau. Bộ KH&ĐT thông báo số vốn ĐTPT nguồn NSTW dự kiến


phân bổ cho Bộ Y tế thuộc kế hoạch năm sau.

Trước ngày 25 tháng 8 hằng năm, Bộ Y tế hoàn thiện dự kiến kế hoạch ĐTC năm sau, gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

Căn cứ kế hoạch ĐTC năm sau đã được Quốc hội quyết định, Thủ tường Chính phủ giao kế hoạch ĐTC vốn NSNN năm sau theo tổng mức vốn và cơ cấu vốn đã được Quốc hội quyết định cho Bộ Y tế chậm nhất trước ngày 31 tháng 11 năm ngân sách hiện hành.

Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Bộ Y tế phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch ĐTC vốn NSTW năm sau, danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, gửi phương án phân bổ chi tiết cho Bộ KH&ĐT để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và theo dõi thực hiện.

2.1.2.2. Chấp hành vốn kế hoạch đầu tư công

Chấp hành vốn kế hoạch ĐTC cho y tế ở cấp trung ương được hiểu là quá trình Bộ trưởng Bộ Y tế với tư cách chủ tài khoản vốn ĐTC cho y tế ở cấp trung ương phải chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, dự án ĐTC có trong kế hoạch đã được giao theo đúng quy định của pháp luật và không ngừng cải thiện hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự án đó. Hướng tới hai mục tiêu trên, các hoạt động cần phải tổ chức triển khai trong quá trình chấp hành vốn kế hoach ĐTC cho y tế ở cấp trung ương, bao gồm:

Thứ nhất, lập kế hoạch vốn ĐTC hằng quý.

Lập kế hoạch vốn ĐTC hằng quý chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi của pháp luật ĐTC - về đánh giá kế hoạch ĐTC hằng năm, có chia ra theo các quý [49]. Trong đó, mức độ hoàn thành kế hoạch ĐTC chịu ảnh hưởng không nhỏ từ mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn cho từng hoạt động trong quá trình triển khai kế hoạch ĐTC. Bên cạnh đó, vốn ĐTC cho y tế ở cấp trung ương chủ yếu được đảm bảo từ nguồn vốn của NSTW do KBNN kiểm soát ngân quỹ. Nên các nhu cầu thanh toán vốn ĐTC cho y tế ở cấp trung ương có được kịp thời

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí