dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.” [30, điều 1]. Trong kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016-2020 có 63 danh mục dự án thuộc YDVS được phân bổ vốn; trong đó: 14 dự án ở bước chuẩn bị đầu tư; 49 dự án ở bước thực hiện dự án. Như vậy, tính bình quân trong cả giai đoạn trung hạn, mỗi dự án thuộc YDVS được phân bổ gần 191.382 triệu đồng/dự án.
GD&ĐT là ngành có tỷ trọng vốn kế hoạch ĐTC trung hạn lớn thứ hai được ưu tiên phân bổ, với 634.140 triệu đồng để đầu tư cho 07 dự án đang ở bước thực hiện; trong đó có 05 dự án chuyển tiếp cho các đại học y tại Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Đà Nẵng; và 03 dự án khởi công mới quy mô nhỏ tại Hải Dương (Cải tạo nâng cấp trường Cao đẳng Dược Hải Dương; Khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương và Nhà Giáo dục Thể chất trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương).
06 ngành còn lại (Công nghệ thông tin; Xử lý nước thải; KH, CN; TN&MT; Thể thao; và Quản lý nhà nước) chỉ được phân bổ 228.004 triệu đồng, tương ứng với 1,78% vốn kế hoạch ĐTC trung hạn cho cả giai đoạn 2016-2020 nhằm bổ sung thêm máy móc thiết bị hoặc sửa chữa lớn kết hợp với nâng cấp một số hạng mục cho các công trình XDCB đã có.
Kết quả phân bổ vốn kế hoạch ĐTC trung hạn và hằng năm của Bộ Y tế như trên đã phản ảnh mức độ tuân thủ giới hạn trần ngân sách đáp ứng nhu cầu đầu tư cho cả giai đoạn 2016-2020; đồng thời đã có sự cân nhắc, tính toán để đảm bảo sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình hoặc hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu của quản lý chi tiêu công theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Bên cạnh đó, quá trình phân bổ vốn kế hoạch ĐTC hằng năm đã có sự cân nhắc giữa kết quả thực hiện thực tế của các chương trình, dự án với các yêu cầu của kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm theo phương thức cuốn chiếu để chủ động điều phối vốn từ các dự án
tạm thời thừa vốn đến các dự án tạm thời thiếu vốn thuộc các chương trình, dự án do Bộ Y tế quản lý. Nhờ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTC ở một mức độ nhất định.
Điểm hạn chế lớn nhất trong phân bổ vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là mất gần 18 tháng của giai đoạn này các chủ đầu tư mới nhận được số phân bổ vốn kế hoạch cho cả giai đoạn và 2 năm (2016, 2017). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án và phát sinh rủi ro đội vốn do những khoản tiền phạt hoặc đền bù vi phạm hợp đồng cho các nhà thầu. Mặc dù, các chủ đầu tư đã cố gắng giải thích cho các nhà thầu lỗi chậm nhận được vốn phân bổ là do cơ chế chính sách trong những năm đầu thực hiện Luật ĐTC, nhưng ít nhận được sự “thông cảm” từ các nhà thầu xây dựng trong quá trình nghiệm thu, thanh toán cho các sản phẩm XDCB hoàn thành trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017.
Các năm 2018 - 2020 việc phân bổ vốn hằng năm đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về NSNN và ĐTC, do đã có trần ngân sách cho cả giai đoạn, khung pháp lý về quản lý ĐTC đã đồng bộ, và kinh nghiệm quản lý đầu tư từ Bộ chủ quản tới các chủ đầu tư đã tích lũy được ít nhiều.
2.2.3.2. Tổ chức chấp hành vốn kế hoạch đầu tư công
Trách nhiệm chính trong triển khai chấp hành vốn kế hoạch ĐTC thuộc về các chủ đầu tư. Thông qua đó, nhằm chuyển hóa dần dần từng phần vốn đã được cấp vào giá trị của các TSCĐ đã được hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai chấp hành vốn kế hoạch ĐTC của Bộ Y tế thời gian qua, khi xét theo mức độ đáp ứng so với mục tiêu trên thì vẫn còn khoảng cách khá lớn.
Tỷ lệ vốn giải ngân trong cả giai đoạn 2016 - 2020 so với kế hoạch xét theo ngành/lĩnh vực đạt 76,53%, cao hơn gần chín điểm phần trăm so vói mức bình quân chung của tổng vốn ĐTC (67,59%) của giai đoạn này. Riêng tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án YTTĐ đạt 54,76% so với kế hoạch vốn được cấp
trong cả giai đoạn trung hạn.
Bảng 2.5- Tình hình giải ngân vốn ĐTC giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Theo ngành/lĩnh vực | 959.200 | 1.734.960 | 2.610.000 | 2.873.970 | 1.709.600 |
Theo dự án YTTĐ | - | 2.150.000 | 764.040 | 2.015.000 | - |
Cộng | 959.200 | 3.884.960 | 3.374.040 | 4.888.970 | 1.709.600 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Lập Kế Hoạch Vốn Đtc Hằng Quý Ngành Y Tế Cấp Trung Ương
- Tình Hình Quản Lý, Sử Dụng Vốn Đtc Tại Bộ Y Tế Các Năm 2016 - 2020
- Tình Hình Lập, Thẩm Định, Tổng Hợp Kế Hoạch Vốn Đtc Hằng Năm Giai Đoạn 2016 - 2020
- Tình Hình Chấp Hành Vốn Kế Hoạch Của Các Dự Án Ngành, Lĩnh Vực
- Thực Trạng Theo Dõi, Đánh Giá, Kiểm Toán, Quyết Toán Vốn Đầu Tư Công
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Vốn Đầu Tư Công Tại Bộ Y Tế Giai Đoạn 2016 - 2020
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
Nguồn: [21], [22]
Để nhận rõ được những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng giải ngân vốn ĐTC của các dự án thuộc Bộ Y tế quản lý trong thời gian qua, luận án sẽ đi sâu phân tích tình hình chấp hành vốn kế hoạch ĐTC theo ngành/lĩnh vực và theo các dự án YTTĐ; bởi mỗi loại dự án thành phần có quy mô rất khác nhau, cơ chế quản lý khác nhau.
Một là, thực trạng tổ chức chấp hành vốn kế hoạch ĐTC của các dự án YTTĐ.
Theo Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ, 02 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt cùng với Đề án “Đầu tư xây dựng mới 05 BV, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” từ ngày 16/01/2014, nhưng sau đó phải tạm hoãn lại để thực hiện theo Luật ĐTC số 49/2014/QH13 kể từ ngày 01/01/2015. Trong lúc giao thời giữa các khung pháp lý khác nhau, Bộ Y tế vẫn cho phép Ban QLDA YTTĐ kết nối với các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Nam thực hiện công bố quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch sẵn sàng cho hai dự án trên triển khai xây dựng. Ban QLDA YTTĐ đã đề nghị Bộ Y tế cho ứng trước vốn đầu tư để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng cho 41ha nằm trong quy hoạch được duyệt của hai dự án. Với sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh và các Sở, Ban, ngành của tỉnh Hà Nam, cuối tháng 12 năm 2014
toàn bộ 41ha đất thuộc quy hoạch của hai dự án (cơ sở 2 BV Bạch Mai 20ha, cơ sở 2 BV Việt Đức 21ha) đã được các chủ sử dụng đất bàn giao cho Ban QLDA YTTĐ – Bộ Y tế.
Bảng 2.6- Tình hình chấp hành vốn kế hoạch của các dự án YTTĐ
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Số kế hoạch (Triệu đồng) | - | 3.100.000 | 100.000 | 2.765.000 | 3.035.000 |
Số thực hiện (Triệu đồng) | - | 2.150.000 | 764.040 | 2.015.000 | - |
Thực hiện/Kế hoạch (%) | - | 69,35 | 764,04 | 72,87 | 0,00 |
Nguồn: [21], [22]
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ cho phép cả 2 dự án được áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác đấu thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu [57]. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã chỉ đạo Ban QLDA YTTĐ tổ chức đấu thầu rộng rãi theo quy định của Luật Đấu thầu, nhằm lựa chọn được các nhà thầu có năng lực phù hợp để sẵn sàng triển khai thực hiện các dự án trọng điểm này. Sau đấu thầu, Ban QLDA YTTĐ đã công bố kết quả thắng thầu cho một số gói thầu như sau:
Liên danh Công ty VK Bỉ và Viện Trang thiết bị & công trình y tế, Bộ Y tế trúng thầu gói thầu tư vấn thiết kế kiến trúc của dự án BV Việt Đức cơ sở 2 với tổng giá trị gói thầu là 22.800 triệu đồng, và BV Bạch mai cơ sở 2 là 22.790 triệu đồng. Tổng giá trị hợp đông của hai dự án tương ứng với 0,45% tổng mức đầu tư của hai dự án (9.958.000 triệu đồng). Liên danh Công ty VK và Viện Trang thiết bị & công trình y tế được chọn trúng thầu tư vấn thiết kế bởi lý do đây là đơn vị có kinh nghiệm thiết kế nhiều BV lớn ở châu Âu và đã thiết kế BV Vinmec tại Việt Nam.
Ngày 06/03/2015, Công ty VK đã nộp hồ sơ lập dự án đầu tư của hai dự án cho Ban QLDA YTTĐ. Ban QLDA YTTĐ đã tiến hành thẩm định hồ sơ tư
vấn lập dự án của hai dự án, có các nhận xét đánh giá đồng thuận rồi hoàn tất hồ sơ tư vấn lập dự án trình Hội đồng thẩm định Bộ Y tế. Ngày 28/03/2015 Hội đồng thẩm định hồ sơ lập dự án của hai dự án trọng điểm của Bộ Y tế đã gửi kết luận thẩm định tới lãnh đạo Bộ kèm khuyến nghị cho phép triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, ngày 02/04/2015 Bộ trưởng Bộ Y tế chính thức phê duyệt đầu tư hai dự án: cơ sở 2 BV Bạch Mai và cơ sở 2 BV Việt Đức, giao Ban QLDA YTTĐ tiếp tục triển khai thực hiện. Có thể nói, từ quy trình tuyển chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đến duyệt, trình, quyết định phê duyệt hồ sơ lập dự án của hai dự án trên đã đảm bảo tuân thủ pháp luật về đầu tư xây dựng hiện đang có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, đó chỉ là đúng về mặt thủ tục mang tính hình thức, còn nội dung chi tiết của hồ sơ phê duyệt 02 dự án thì có thể nói là chưa đầy đủ, không chính xác mà chỉ là hồ sơ khai quát chung chung, chỉ có thiết kế về mặt ý tưởng kiến trúc và khái toán ước lượng của các cấu thành hạng mục công trình không hợp lý, chưa có danh mục chi tiết trang thiết bị y tế mà đã có giá dự toán. Do việc sử dụng hồ sơ này để phê duyệt và đấu thầu, ký hợp đồng với các nhà thầu theo khái toán và theo mét vuông xây dựng nên đã dẫn đến hệ lụy sau nay khi vào thực hiện dự án phải thay đổi, điều chỉnh liên tục, và Bộ xây dựng không thể thẩm định phê duyệt được các bước tiếp theo. Chính phủ không thể cho phép sử dụng cơ chế đặc biệt để ký lại hợp đồng xây lắp tăng giá gói thầu, cũng như phải giảm dự toán của cơ cấu trang thiết bị y tế làm phải phê duyệt lại danh mục, cấu hình, đơn giá đầu tư của dự án. Sau các đoàn kiểm tra kể từ năm 2018 đến 2020, đến tháng 5/2021 Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có kế hoạch để đưa ra kết luận cuối cùng về việc chậm trễ và trách nhiêm của các cá nhân và các bên có liên quan đến 02 dự án này.
Dự án xây dựng BV Bạch Mai cơ sở 2: Liên danh nhà thầu Tổng Công ty 36 - Tổng Công ty 319 - Tổng Công ty Thành An, trúng thầu gói thầu xây dựng khối nhà chính. Liên danh Thành Đạt - Vinaconex 25, trúng thầu gói
thầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà.
Dự án xây dựng BV Việt Đức cơ sở 2: Liên danh nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Công ty cổ phần Hồng Hà Việt Nam, trúng gói thầu xây dựng khối nhà chính. Liên danh Thành đạt – Vinaconex 25, trúng thầu gói thầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà; và một số nhà thầu khác đã trúng thầu dự án xây dựng BV Việt Đức.
Cuối tháng 6 năm 2015 các hợp đồng giao nhận thầu thi công xây dựng hai dự án YTTĐ tại Hà Nam đã được ký kết giữa chủ đầu tư và các nhà thầu. Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Y tế, Ban QLDA YTTĐ đã chính thức làm lễ động thổ, khởi công xây dựng cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt Đức ngày 10/07/2015. Các nhà thầu thi công xây dựng bắt đầu triển khai thi công khối lượng xây dựng theo hợp đồng và sự chỉ dẫn trực tiếp của chủ đầu tư từ giữa tháng 7 năm 2015. Riêng các thiết bị y tế hiện đại dự định trang bị cho hai dự án trọng điểm này đến hết năm 2020 vẫn không tổ chức đấu thầu được; do không đạt được sự thống nhất về các tiêu chí danh mục cấu hình của thiết bị y tế đó giữa Ban QLDA YTTĐ với Vụ TTB&CTYT và lãnh đạo BV Bạch Mai, BV Việt Đức. Mặt khác, cũng do công trình chưa xong nên nếu đấu thầu mua thiết bị xong sẽ không có chỗ để đưa vào lắp đặt và sử dụng; đồng thời cũng do cơ cấu phần xây dựng phát sinh tăng nên đã phải điều chỉnh giảm lại cơ cấu dự toán phần trang thiết bị y tế. Tình trạng đó vẫn còn đang xảy ra với hai dự án trọng điểm này cho đến tận bây giờ (tháng 5/2021). Những trục trặc này đã bộc lộ những bất ổn ở khâu chuẩn bị đầu tư đã có lỗi ở cả đơn vị chủ đầu tư và cơ quan chủ quản đầu tư trong quá trình lập, duyệt, quyết định đầu tư có liên quan đến các thiết bị y tế đó. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến phát sinh trục trặc này chủ yếu là do lúc phê duyệt đầu tư dự án chưa có thiết kế và dự toán chi tiết của 2 công trình cũng như danh mục trang thiết bị y tế của dự án mà chỉ có khái toán cơ cấu tạm thời các cấu thành hạng mục của dự án. Điều này cũng đã được xác định trong các báo cáo của các đoàn kiểm tra trong các
năm 2018 đến 2020.
Chính phủ đã kịp thời bố trí nguồn kinh phí từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (nguồn SCIC) để tạm ứng thực hiện 2 dự án. Đến ngày 20/04/2017 Bộ KH&ĐT đã công bố quyết định 572/QĐ- BKHĐT, về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016-2020; trong đó hai dự án trọng điểm của Bộ Y tế tại Hà Nam được phân bổ 3.100.000 triệu đồng. Ngay trong tháng 06 năm 2017 Ban QLDA YTTĐ đã phải sử dụng 1.155.860 triệu đồng; trong đó: hoàn trả tạm ứng vốn quỹ SCIC; thanh toán 80% giá trị gói thầu thiết kế, tương ứng với 5.360 triệu đồng; tạm ứng vốn cho liên danh nhà thầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty Thành Đạt – Vinaconex 25: 287.000 triệu đồng; tạm ứng vốn cho liên danh nhà thầu Tổng Công ty 36 - Tổng Công ty 319 - Tổng Công ty Thành An:
304.000 triệu đồng; tạm ứng vốn cho liên danh nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Công ty cổ phần Hồng Hà Việt Nam: 193.000 triệu đồng.
Tháng 7 năm 2017, Ban QLDA YTTĐ đã yêu cầu KBNN Hà Nội chuyển tiền thanh toán cho các nhà thầu cung ứng và lắp đặt các thiết bị làm mát, thông gió, thang máy, băng thang cho các khối nhà đã hoàn thành
440.000 triệu đồng. Sau khi thực hiện kiểm soát chi, KBNN Hà Nội đã thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Tháng 11 năm 2017, thanh toán khối lượng xây lắp hạ tầng kỹ thuật BV Bạch Mai hoàn thành với giá trị 185.000 triệu đồng. Sau khi khấu trừ tạm ứng, chủ đầu tư đã chuyển khoản thanh toán cho nhà thầu 115.000 triệu đồng.
Tháng 12 năm 2017, thanh toán khối lượng hoàn thành thuộc các khối nhà chính của BV Bạch Mai với giá trị 790.000 triệu đồng. Sau khi khấu trừ tạm ứng, chủ đầu tư đã chuyển khoản thanh toán cho nhà thầu 600.000 triệu đồng. Ngày 15 tháng 01 năm 2018 nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành khu nhà khám bệnh BV Việt Đức với giá trị quyết toán được duyệt là 305.640 triệu đồng. Sau khi khấu trừ tạm ứng, chủ đầu tư đã chuyển khoản
thanh toán cho nhà thầu 205.640 triệu đồng. Phần giá trị khối lượng hoàn thành này được tính vào quyết toán năm 2017.
Như vậy, chỉ trong vòng 7 tháng kể từ khi nhận được 3.100.000 triệu đồng vốn đầu tư được phân bổ cho năm 2017, Ban QLDA YTTĐ đã giải ngân được 2.150.000 triệu đồng; trong đó có 1.287.340 triệu đồng là giá trị khối lượng hoàn thành thuộc các gói thầu tư vấn thiết kế và xây dựng.
Năm 2018 vốn kế hoạch cho các dự án YTTĐ chỉ được phân bổ
100.000 triệu đồng, nhưng trong quá trình chấp hành Ban QLDA YTTĐ đã giải ngân được 764.040 triệu đồng, bằng 764,04% vốn kế hoạch. Sự phân bổ vốn thấp cho năm 2018 là do năm 2017 đã phân bổ tới 34,44% tổng vốn ĐTC trung hạn của cả giai đoạn, bằng 64,6% tổng vốn dành cho xây lắp; và trong vòng 07 tháng của năm 2017 không thể nào giải ngân hết 3.100.000 triệu đồng này. Mặt khác, hai dự án YTTĐ vẫn đang trong quá trình thực hiện nên đương nhiên vốn dư ở năm 2017 được mang sang năm sau tiếp tục sử dụng. Vì vậy, với 100.000 triệu đồng được phân bổ theo kế hoạch cộng với 950.000 triệu đồng từ năm 2017 chuyển sang, Ban QLDA YTTĐ đã thực hiện thanh toán chi trả cho các hạng mục xây lắp hoàn thành ở năm 2018 tới 764.040 triệu đồng. Ngày 21/10/2018, Bộ Y tế đã tổ chức lễ khánh thành kỹ thuật khu khám bệnh ban ngày của dự án cơ sở 2 BV Bạch Mai và BV Việt Đức. Trước sự thúc giục của Chính phủ, sự kỳ vọng của người dân, tại buổi lễ khánh thành này, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã cam kết rằng hai dự án YTTĐ này sẽ được hoàn thành bàn giao toàn bộ cho hai BV để đưa vào sử dụng từ đầu năm 2020. Bởi vậy, trong năm 2019 Ban QLDA YTTĐ đã ráo riết đôn đốc các nhà thầu tập trung nguồn lực thi công và sớm hoàn thành bàn giao khối lượng XDCB đã được giao nhận thầu thi công. Tính đến hết năm ngân sách 2019, Ban QLDA YTTĐ đã giải ngân được 2.015.000 triệu đồng; trong đó có
1.160.000 triệu đồng là giá trị khối lượng hoàn thành, số còn lại là tiền đã tạm ứng tiếp cho các thầu theo hợp đồng mà các bên đã ký kết.