Tình Hình Lập, Thẩm Định, Tổng Hợp Kế Hoạch Vốn Đtc Hằng Năm Giai Đoạn 2016 - 2020


Điểm lưu ý đối với các đơn vị chủ đầu tư khi lập kế hoạch ĐTC trung hạn của đơn vị mình là vẫn giữ thói quen ghi số đề xuất về vốn trong kế hoạch luôn lớn hơn từ 10% đến 20%; ngoại trừ số vốn các đơn vị tự huy động (xem bảng 2.1).

Để có thể tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế kịp thời, Vụ KH-TC chỉ chấp nhận mức vốn đề xuất cho kỳ kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 22.510 tỷ đồng; trong đó vốn từ nguồn thu được để lại đầu tư tối thiểu phải đạt 106 tỷ đồng, và nhu cầu vốn cho các dự án chỉ có thể tăng ở mức xấp xỉ 4% so với số kiểm tra.

Chỉ có như vậy thì Vụ KH-TC mới có thể bảo vệ kế hoạch vốn ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trước lãnh đạo Bộ và thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Y tế để bảo vệ với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã chấp thuận đề xuất này của Vụ KH-TC. Trên cơ sở đó, Vụ KH-TC đã lập Hồ sơ kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trình lãnh đạo Bộ Y tế bao gồm: (i) Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư giai đoạn 2011 - 2015; (ii) Mục tiêu phát triển KT-XH và mục tiêu, định hướng đầu tư của ngành y tế trong trung hạn; (iii) Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng mức đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành trong trung hạn, bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước để đầu tư; (iv) Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn kế hoạch ĐTC trung hạn; (v) Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn ĐTC và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành; (vi) Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được. Như vậy, báo cảo về kết quả lập, thẩm định kế hoạch vốn ĐTC trung hạn mà Vụ KH-TC đã trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt đã đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định của Luật ĐTC năm 2014 [49].

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, quyết định giao kế hoạch của Thủ


tướng Chính phủ, quyết định giao chi tiết kế hoạch của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, ngày 15 tháng 01 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Y tế đã quyết định giao chi tiết kế hoạch ĐTC trung hạn vốn NSTW, vốn công trái quốc gia, vốn TPCP của từng dự án cho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. So với yêu cầu của pháp luật ĐTC hiện hành, việc giao kế hoạch ĐTC và vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã bị chậm 12 tháng [27].

Hai là, lập, thẩm định kế hoạch vốn ĐTC hằng năm.

Thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Y tế, hằng năm Vụ KH-TC phải chủ trì thực hiện lập, thẩm định kế hoạch vốn ĐTC hằng năm ngành y tế ở cấp trung ương.

Căn cứ vào quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Bộ Y tế đã hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư lập kế hoạch ĐTC và kế hoạch vốn ĐTC năm sau trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.

Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, Vụ KH-TC tổ chức lập, thẩm định, tổng hợp kế hoạch ĐTC và kế hoạch vốn ĐTC năm sau. Trên cơ sở đó, Vụ KH-TC trình lãnh đạo Bộ Y tế kế hoạch ĐTC và kế hoạch vốn ĐTC năm sau trước ngày 25 tháng 7 hằng năm. Bộ Y tế gửi kế hoạch ĐTC và kế hoạch vốn ĐTC năm sau tới Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.

Căn cứ vào chi tiết danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư năm sau đã được Bộ KH&ĐT giao, Bộ Y tế đã tiến hành giao kế hoạch đầu tư vốn NSTW, vốn công trái quốc gia, vốn TPCP năm sau cho các đơn vị trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Với các bước công việc và mức độ hoàn thành theo thời gian cho từng bước công việc như trên trong quá trình lập, thẩm định và giao kế hoạch vốn ĐTC hằng năm của Bộ Y tế, đã phản ánh mức độ tuân thủ đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật ĐTC về lập, thẩm định và giao kế hoạch vốn ĐTC hằng năm. Tuy nhiên, chất lượng của công tác lập, thẩm định và giao kế hoạch vốn ĐTC hằng năm của Bộ Y tế vẫn còn những vấn đề bất cập và được biểu hiện rõ


nhất qua mức chênh lệch giữa các số liệu do các bên khác nhau tính toán và xác lập (xem bảng 2.3).

Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, tính bình quân trong cả giai đoạn 2016 - 2020 số vốn kế hoạch ĐTC trung hạn do các đơn vị chủ đầu tư đề xuất tăng hơn so với số kiểm tra là +5,85% tương ứng với số tiền tăng thêm là

1.266.355 triệu đồng. Nên buộc Vụ KH-TC phải cân nhắc và xác lập lại số trình lãnh đạo Bộ ký duyệt với tổng vốn kế hoạch ĐTC trung hạn là

21.931.300 triệu đồng, tăng 301.300 triệu đồng tương ứng với +1,39%. Nếu chỉ so sánh giữa số các đơn vị chủ đầu tư đề xuất với số kiểm tra, thì năm có mức chênh lệch cao nhất (+8,99%) lại thuộc về năm 2020, nhưng số được lãnh đạo Bộ Y tế chấp nhận (5.922.580), chỉ tăng 0,38% so với số kiểm tra, và chỉ bằng 92,1% so với số đề xuất của các đơn vị.

Bảng 2.3- Tình hình lập, thẩm định, tổng hợp kế hoạch vốn ĐTC hằng năm giai đoạn 2016 - 2020


Năm

Số kiểm tra

(Triệu đồng)

Số đề xuất

(Triệu đồng)

Chênh lệch [4=(3:2)x100]

Số trình Bộ

(Triệu đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

2016

1.305.000

1.383.300

+6,00

1.350.250

2017

4.605.000

4.812.225

+4,50

4.680.250

2018

4.821.500

5.052.449

+4,78

4.910.300

2019

4.998.500

5.217.971

+4,39

5.067.920

2020

5.900.000

6.430.410

+8,99

5.922.580

Cộng

21.630.000

22.896.355

+5,85

21.931.300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nguồn: [21], [22]

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng này là do năm 2020 là năm cuối của kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, các đơn vị chủ đầu tư dự tính khối lượng hoàn thành cuối kỳ dựa trên đơn giá xin điều chỉnh cho


yếu tố trượt giá của cả giai đoạn trung hạn. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế không chấp nhận, do tổng vốn ĐTC trung hạn của toàn ngành đã bị khống chế theo số vốn kế hoạch đã giao ngay từ đầu kỳ trung hạn. Hành động này của Bộ Y tế cũng phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong nỗ lực giải ngân vốn ĐTC đang bị ách tắc ở tất cả các ngành, các cấp. Năm 2016 có mức chênh lệch giữa số đề xuất với số kiểm tra cao thứ nhì (+6,00%) trong giai đoạn 2016 - 2020. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chủ yếu từ nhu cầu vốn đáp ứng cho đầu tư của 2 công trình YTTĐ (cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt Đức) tại Hà Nam; ngoài ra, chủ đầu tư của một số dự án khác cũng có tâm lý muốn xin tăng cấp vốn ngay từ năm đầu của kế hoạch ĐTC trung hạn để vừa có thể hoàn thành khối lượng XDCB được giao trong kỳ, vừa tạo tiền đề cho triển khai áp giá dịch vụ y tế theo lộ trình tự chủ mà Chính phủ đã đề ra ngay ở năm cuối của kế hoạch trung hạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, sau thẩm định, Vụ KH-TC chỉ chấp nhận ghi vào kế hoạch vốn ĐTC năm 2016 trình lãnh đạo Bộ duyệt tăng +3,46% (tương ứng với tăng +45.250 triệu đồng) so với số kiểm tra. Thông qua đó nhằm ngăn chặn tình trạng đề xuất vốn trong khi làm kế hoạch theo “thói quen” và phù hợp với các nguyên tắc lập kế hoạch vốn ĐTC hằng năm đã được nhà nước quy định. Chính vì vậy, các năm 2017 - 2019 mức chênh lệch giữa số đề xuất với số kiểm tra đã ở mức chấp nhận được.

2.2.3. Thực trạng chấp hành vốn kế hoạch đầu tư công

2.2.3.1. Thực hiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm

Ngày 20 tháng 4 năm 2017, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã ký quyết định số 572/QĐ-BKHĐT, về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016-2020; trong đó ngành y tế ở cấp trung ương được giao vốn kế hoạch cho cả giai đoạn này là 21.919.149 triệu đồng, bao gồm 2 khoản chính:

(i) Đầu tư theo ngành/lĩnh vực 12.919.149 triệu đồng; và (ii) Đầu tư cho BV


tuyến cuối 9.000.000 triệu đồng.

Căn cứ vào vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được giao, Bộ Y tế đã tiến hành phân bổ vốn kế hoạch cho từng ngành/lĩnh vực và các dự án YTTĐ là BV tuyến cuối theo từng năm trong cả giai đoạn (xem bảng 2.3), và hoàn thành công việc này vào ngày 05/05/2017.

Bảng 2.4- Tình hình phân bổ vốn kế hoạch ĐTC trung hạn và hằng năm

Đơn vị tính: Triệu đồng


Nội dung

2016

2017

2018

2019

2020

I. Theo ngành/lĩnh vực


1.337.450


1.537.960


4.760.000


2.373.970


2.909.769

1. YDVS

1.197.850

1.389.720

4.569.658

2.191.208

2.708.569

2. Công nghệ thông tin


12.000


4.000


10.090


3.862


-

3. Xử lý nước thải

10.200

12.000

16.400

15.000

17.500

4. KH, CN

5.600

7.200

7.500

9.000

12.000

5. GD&ĐT

102.300

116.040

128.200

135.400

152.200

6. TN&MT

3.500

-

13.152

10.000

10.500

7. Thể thao

6.000

9.000

5.000

5.000

5.000

8. Quản lý nhà nước

-

-

10.000

4.500

4.000

II. BV tuyến cuối

-

3.100.000

100.000

2.765.000

3.035.000

1. BV Bạch Mai- cơ sở 2


-


1.600.000


50.000


1.355.000


1.535.000

2. BV Việt Đức- cơ sở 2


-


1.500.000


50.000


1.410.000


1.500.000

Cộng (I+II):

1.337.450

4.637.960

4.860.000

5.138.970

5.944.769

Nguồn: [21], [22]

So với quy định của Luật ĐTC thì thời hạn hoàn thành việc phân bổ vốn kế hoạch ĐTC trung hạn của Bộ KH&ĐT quá chậm. Song đây là công việc được triển khai trong bối cảnh vừa làm, vừa triển khai ban hành các văn


bản hướng dẫn thực hiện Luật ĐTC số 49/2014/QH13 và Bộ KH&ĐT đã kịp thời tạm ứng nguồn kinh phí từ vốn quỹ của SCIC để phân bổ tạm ứng kịp thời cho hoạt động thực hiện dự án. Nên phần này, luận án chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá cách thức phân bổ vốn kế hoạch của Bộ Y tế.

Thứ nhất, đối với các dự án y tế trọng điểm.

Thuộc nhóm này có 2 dự án (BV Bạch Mai - cơ sở 2 và BV Việt Đức – cơ sở 2) được đầu tư xây dựng tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam theo Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Hai dự án này được phê duyệt tổng mức đầu tư tới 9.958.000 triệu đồng (BV Bạch Mai cơ sở 2: 4.990.000 triệu đồng, BV Việt Đức cơ sở 2: 4.968.000 triệu đồng), dự kiến thực hiện từ năm 2014 và hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2017 để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân vùng Bắc Trung bộ và Đồng bằng Sông Hồng; đồng thời giảm áp lực khám, chữa bệnh cho chính hai BV này tại Hà Nội. Tại thời điểm ban hành Quyết định 125/QĐ-TTg nói trên, hai dự án trọng điểm y tế này thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Y tế [24, điều 12].

Theo quyết định mà Thủ tướng Chính phủ đã ký, thì cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt Đức đều có thời gian thi công và hoàn thành trong 04 năm (2013 - 2016) [57]. Ngay sau khi có quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành quyết định 789/QĐ- BYT ngày 07/03/2014 về việc thành lập Ban QLDA YTTĐ với 18 thành viên được chọn lựa từ những người đang công tác tại Bộ Y tế và hai BV được đầu tư. “Ban QLDA YTTĐ là đại diện cho Bộ Y tế làm Chủ đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt Đức tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và các dự án đầu tư xây dựng công trình YTTĐ khác theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.” [15]. Bộ Y tế đã đưa hai dự án YTTĐ trên vào danh mục đầu tư trong kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và được chấp nhận phân


bổ vốn kế hoạch từ năm 2017. Vẫn giữ cam kết thời hạn hoàn thành trong 04 năm như phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trước đó, Bộ Y tế đã thực hiện phân bổ vốn đầu tư cho hai dự án trọng điểm như hình 2.5.

Theo tiến độ và phân kỳ đầu tư do chủ đầu tư lập và đã được lãnh đạo Bộ Y tế thẩm định và chấp nhận, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Vụ KH-TC đã thực hiện phân bổ và giao kế hoạch vốn trung hạn cho cả hai dự án (cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt Đức). Mức vốn phân bổ cho mỗi dự án ở từng năm được phản ánh như hình 2.5.

Hình 2 5 Phân bổ vốn đầu tư trung hạn và từng năm cho 2 dự án YTTĐ Nguồn 1

Hình 2.5- Phân bổ vốn đầu tư trung hạn và từng năm cho 2 dự án YTTĐ

Nguồn: Bảng 2.3

Bộ Y tế đã hoàn thành việc phân bổ vốn kế hoạch trung hạn có phân kỳ theo năm trong cả giai đoạn cho hai dự án YTTĐ trước ngày 05 tháng 5 năm 2017, sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kế hoạch vốn của Bộ KH&ĐT. Nên về tiến độ thời gian thực hiện phân bổ vốn kế hoạch ĐTC trung hạn mà Bộ Y tế đã làm, được đánh giá bảo đảm tính kịp thời cho hai dự án trọng điểm đó.

Thứ hai, đối với các dự án thuộc ngành, lĩnh vực.


Trong tổng số 21.919.149 triệu đồng vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 ngành y tế ở cấp trung ương, thì có tới 12.919.149 triệu đồng (tương ứng với 58,94%) dành cho đầu tư vào các ngành, lĩnh vực thuộc y tế; trong đó YDVS là ngành, lĩnh vực luôn được đầu tư với số vốn cao nhất. Cơ cấu vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Y tế được phân bổ theo các ngành, lĩnh vực thuộc Bộ Y tế quản lý được phản ánh qua hình 2.6.

Hình 2 6 Cơ cấu phân bổ vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 2020 theo 2

Hình 2.6- Cơ cấu phân bổ vốn kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo ngành, lĩnh vực của Bộ Y tế

Nguồn: [4]

Ghi chú: Vốn phân bổ cho các ngành, lĩnh vực khác bao gồm 06 ngành, lĩnh vực như đã trình bày trên bảng 2.4 (trừ YDVS và GD&ĐT).

Hình 2.6 cho thấy vốn kế hoạch ĐTC trung hạn được phân bổ chủ yếu cho YDVS; bởi các cơ sở được nhận vốn đầu tư thuộc YDVS là các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực thuộc chức năng của Bộ Y tế, như: “Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế;

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí