Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 5
Những năm qua việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Chăm chủ yếu là bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho học sinh tiểu học học tiếng Chăm. Đầu năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tổ chức bồi dưỡng phương pháp dạy chữ Chăm cho cán bộ công chức có nhu cầu học chữ Chăm để phục vụ công tác của mình, chứ chưa có cơ quan quản lý giáo dục nào bồi dưỡng phương pháp dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.
Các giáo viên dạy lớp xoá mù chữ Chăm cho người Chăm nên cùng bàn bạc và tự rút kinh nghiệm về cách dạy người lớn cho phù hợp.
1.3.10. Quản lý các phương tiện và điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy
Các phương tiện và điều kiện về cơ sở vật chất có tác dụng hỗ trợ tích cực quá trình giảng dạy của giáo viên. Nếu người giáo viên biết cách sử dụng và có được cơ sở vật chất tốt thì hiệu quả giờ dạy học chắc chắn sẽ tốt hơn. Vì vậy, người quản lý cần phải có kế hoạch bảo đảm các yêu cầu tối thiểu về phương tiện và cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động giảng dạy cho các lớp học.
Để bảo đảm cho lớp học chữ Chăm được hoạt động bình thường, Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ chức mở lớp chữ Chăm cần xem xét kỹ về một số yêu cầu sau:
– Phòng học: Phải bảo đảm theo đúng quy định về kích thước, ánh sáng, che mưa nắng, an toàn khi gió bão…
– Bàn ghế: Phù hợp với người lớn tuổi.
– Bảng đen: Hiện rõ phần trình bày của giáo viên.
– Sách giáo khoa, sách tham khảo: Rõ ràng, dễ đọc.
Có thể bạn quan tâm!
-
Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 2
-
Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 3
-
Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 4
-
Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 6
-
Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 7
-
Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 8
Xem toàn bộ 96 trang: Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận
– Các trang thiết bị dạy và học
Hiệu trưởng cần khảo sát nhu cầu tối thiểu về các phương tiện và cơ sở vật chất cho việc mở lớp học hàng năm, kể cả các lớp học chữ Chăm. Từ đó, có kế hoạch mua sắm hay đề nghị các cấp liên quan trang bị cơ sở vật chất sao cho đáp ứng được hoạt động giảng dạy trong nhà trường và các lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi.
Hiệu trưởng nên phân công cho một Phó hiệu trưởng chỉ đạo công tác quản lý về cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện tốt nhất cho người dạy và người học chữ Chăm có đủ các phương tiện học tập cần thiết để dạy tốt và học tốt. Hướng dẫn giáo viên sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học.
Trên cơ sở đề nghị của các Hiệu trưởng trường học, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc mua sắm để trang bị mới hay cấp bổ sung các phương tiện và cơ sở vật chất cho các trường học, chẳng hạn như mua sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng dạy học hay đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện xây thêm Phòng học.
1.3.11. Quản lý việc tổ chức lớp học và vận động người học ra lớp học
– Hiệu trưởng trường tiểu học nơi chuẩn bị dạy chữ Chăm tiến hành việc lập kế hoạch vận động người ra lớp học theo các bước cơ bản sạu:
+ Hiệu trưởng bàn bạc với giáo viên chuyên trách xoá mù chữ – phổ cập giáo dục rồi dự thảo kế hoạch mở lớp dạy chữ Chăm.
+ Hiệu trưởng trao đổi với chính quyền địa phương, với Ban nhân dân thôn về kế hoạch mở lớp học chữ Chăm và đề nghị sự hỗ trợ của họ cho việc mở lớp như: Cử người lo việc an ninh trật tự cho lớp học, giải thích về sự cần thiết của việc học chữ Chăm, dự khai giảng lớp học chữ Chăm để động viên tinh thần học tập của người học.
+ Lập Thông báo mở lớp học chữ Chăm, nêu rõ những chi tiết như thời gian mở lớp, đối tượng học, thời điểm và địa điểm đăng kí học, thời điểm kết thúc lớp học, thời gian học tập trong tuần.
+ Cử nhân viên ghi danh đăng kí học tập và trình danh sách đăng kí cho Hiệu trưởng sau thời điểm đăng ký kết thúc.
+ Tổ chức lễ khai giảng lớp học chữ Chăm, phân công giáo viên tổ chức học tập và thảo luận nội quy lớp học, từ đó có thể ghi nhận những kiến nghị của học viên về nhu cầu cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Sau khi học tập nội quy, tiến hành việc chọn cử lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó của lớp học. Giới thiệu giáo viên đứng lớp, thời khoá biểu học tập trong tuần.
– Theo dõi tỉ lệ chuyên cần học tập của lớp học. Nếu thấy học viên vắng học nhiều, Hiệu trưởng nên tìm hiểu kỹ lí do và phân công người đến gặp trực tiếp người học để động viên họ tiếp tục ra lớp học. Người được phân công vận động có thể là giáo viên chuyên trách xoá mù chữ, học viên lớn tuổi có uy tín, giáo viên đứng lớp hay Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của trường.
– Hiệu trưởng cần tạo nên một dư luận rộng khắp trong nhân dân nhằm ủng hộ, động viên người học ra lớp học chữ Chăm. Để làm được việc này, Hiệu trưởng cần cùng với giáo viên chuyên trách xoá mù chữ có kế hoạch dự các buổi họp nhân dân thôn xóm, xin được trình bày về những ý nghĩa của việc học chữ Chăm hay tranh thủ các ý kiến của các vị có uy tín trong làng như là lão làng, các vị có chức sắc tôn giáo để nhờ họ động viên người học ra lớp, góp phần cổ vũ tinh thần học tập của học viên.
– Hiệu trưởng phải báo cáo tình hình khai giảng, tình hình học tập cho chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo biết để được sự giúp đỡ từ phía chính quyền và việc hướng dẫn về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
1.3.12. Quản lý việc cấp giấy chứng nhận học lực
– Giấy chứng nhận học lực sau mỗi lớp học là sự thể hiện một một quá trình học tập, là yêu cầu chính đáng, mang tính pháp lý, là cơ sở để người học được tiếp tục học các lớp tiếp theo. Vì vậy, việc cấp giấy chứng nhận phải kịp thời theo đúng thẩm quyền, phù hợp với những quy định của pháp luật.
– Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giấy chứng nhận học hết lớp, hết cấp trong trường tiểu học do hiệu trưởng trường đó cấp. Theo tinh thần đó, khi một học viên học xong một lớp trong chương trình học chữ Chăm do trường tiểu học tổ chức thì hiệu trưởng trường tiểu học chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp học, để họ được tiếp tục theo học các lớp cao hơn, hay làm cơ sở pháp lý cho các vấn đề khác có liên quan. Như vậy, việc cấp giấy chứng nhận học lực lớp chữ Chăm do trường tiểu học tổ chức giảng dạy cho người lớn được hiệu trưởng trường tiểu học đó cấp. Vấn đề này Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có báo cáo để thỉnh thị ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
– Các trường học cần lưu trữ, bảo quản tốt sổ điểm của lớp học chữ Chăm như các loại sổ điểm khác trong trường để làm cơ sở cấp phát giấy chứng nhận học lớp, hết cấp tiểu học chữ Chăm khi người học có nhu cầu.
1.4. Cơ sở thực tế
Ở Việt Nam, “ tổ chức dạy chữ dân tộc đối với các dân tộc đã có chữ viết, tổ chức xây dựng các bộ chữ đối với các dân tộc chưa có chữ viết và phổ biến các bộ chữ đó, là những công việc mà Đảng và Nhà nước ta từ Trung ương đến các tỉnh đều hết sức quan tâm. Ngay cả trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong xây dựng hòa bình…. hiện nay còn khoảng 14 tỉnh trên cả nước đang tổ chức việc dạy – học chữ và ngữ văn của các dân tộc như H’Mông, Chăm, Khmer, Bana, Êđê, K’Ho…”[32].
Sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, tiếng Chăm và chữ Chăm Akhar Thrah cũng được dạy trong các trường tiểu học song ngữ theo chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục, ở những nơi tập trung người Chăm (trong hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận). Chữ Chăm đã được La tinh hoá từ đầu thế kỉ 20. Bộ chữ này gần giống bộ chữ Êđê ở Tây Nguyên được phổ cập khá rộng rãi. Nhiều người Chăm thích dùng để ghi chép cá nhân, viết thư, chép chuyện cổ tích, thơ ca, văn học dân gian. Nhưng đa số người Chăm chủ trương cho con em học chữ Chăm Akhar Thrah để bảo tồn nền văn hoá dân tộc lâu đời của mình[8].
Ở tỉnh Ninh Thuận, “ Tỉnh cũng đã tổ chức việc dạy tiếng Chăm cho học sinh Chăm đang học lớp 10 và lớp 11 trường Dân tộc Nôi trú tỉnh, mở lớp dạy tiếng Chăm cho cán bộ làm công tác dân vận, công an, viện kiểm sát và một lớp học dành cho cán bộ và nhân dân xã Phước Thái huyện Ninh Phước” [1].
Ở tỉnh Bình Thuận, vào tháng 10/2001, Sở Giáo dục – Đào tạo và Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc đã “ cho phép Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc mở lớp dạy tiếng Chăm cho cán bộ và giáo viên người Chăm” [23]. Đến ngày 20/10/2006, Sở Giáo dục-Đào tạo Bình Thuận cũng đã cho phép Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc mở lớp dạy tiếng Chăm cho cán bộ, đảng viên và thanh niên người dân tộc Chăm từ năm học 2006 – 2007”[24]. Hiện nay, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức mở 3 lớp dạy xoá mù chữ tiếng Chăm cho cán bộ, đảng viên và thanh niên ở các xã Ma Lâm, Hàm Phú và Hàm Trí (Mỗi xã một lớp). Các lớp học được duy trì khá tốt, cả giáo viên và học viên đều thể hiện sự nổ lực trong việc dạy và học, chất lượng học tập có chiều hướng phát triển tốt (Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc)[20].
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua phân tích lí luận, việc dạy chữ Chăm cho người Chăm là việc làm cần thiết, phục vụ chính sách dân tộc và phát triển ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta, nhằm bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiếu số ở Việt Nam. Quan điểm này cũng đã được nhiều nơi ở trong và ngoài nước thực hiện.
Phần lí luận cũng đã cho thấy các nội dung chính trong quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm, phân định rõ trách nhiệm của các trường tiểu học thuộc vùng có đông đồng bào Chăm sinh sống và trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện trong các khâu quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm.
Đây là việc làm khá mới mẻ, đòi hỏi có sự kiên trì của các cấp quản lý giáo dục và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp nhằm khơi dậy trong mọi người dân Chăm tinh thần học tập chữ Chăm.
Phần lý luận này chính là cơ sở định hướng cho hoạt động dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và giáo dục của huyện Hàm Thuận Bắc
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu
Hàm Thuận Bắc nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Bình Thuận, có diện tích tự nhiên 1282.47 km2 , là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, có Quốc lộ IA chạy suốt chiều dài của huyện; có Quốc lộ 28, đường An Lâm – Đông Giang nối với các tỉnh Tây Nguyên. Có tọa độ địa lý như sau: 110 12′ 40″ đến 110 39′ 32″ vĩ độ Bắc và 1070 50′ 00″ đến 1080 10′ 58″ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp cao nguyên Di Linh, phía Nam giáp thành phố Phan Thiết, phía Đông giáp huyện Bắc Bình và phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam và huyện Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận (Phụ lục 2).

Bài viết tương tự
- Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Quản lý dạy học môn Hóa học theo hướng phân hóa ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Gửi tin nhắn
Danh mục
Bài viết tương tự
-
Quản lý dạy học phân hóa ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
-
Quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm gdnn GDTX tỉnh Cao Bằng
-
Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự đối với việc thực hiện quyền con người đối với bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Thuận
-
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học
-
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn
-
Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
-
Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương
-
Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
-
Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
-
Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực
-
Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
-
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn
-
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
-
Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
-
Quản lý công tác chủ nghiệm lớp tại trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
-
Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường cao đẳng thống kê
-
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cộng hòa dân chủ nhân dân lào
-
Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông
-
Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội
-
Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020
-
Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn
-
Quản lý dạy học môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
-
Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Tin nhắn