Thực Trạng Về Việc Biết Chữ Chăm Và Nhu Cầu Học Chữ Chăm Của Người Chăm Lớn Tuổi

Hàm Thuận Bắc là một huyện miền núi có địa hình tương đối đa dạng, là nơi cuối cùng của dãy Trường Sơn đổ ra biển; có khí hậu nắng nóng, nhiệt độ trung bình 26,70 C; lượng mưa trung bình: 1.300mm, cao nhất 1.500mm và thấp nhất 800mm trong năm, thuộc diện thấp so với bình diện quốc gia. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

2.1.1.2. Kinh tế – xã hội

Toàn huyện Hàm Thuận Bắc có 17 xã trong đó có 2 thị trấn, 4 xã đồng bằng, 7 xã miền núi và 4 xã vùng cao. Tổng số dân của huyện vào năm 2006 là 149.654 người, chiếm 14,03% dân số toàn tỉnh, với 74.366 người nam (chiếm 49,69%) và 75.288 người nữ (chiếm 50,31%), trong đó dân số sống ở thị trấn, thị tứ là 13.597 người chiếm 9,1% và 136.057 người sống ở miền núi và nông thôn chiếm 90,9%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,85%[33].

Tổng số lao động : 71.834 người chiếm 48% dân số, chất lượng nguồn lao động không đồng đều. Chủ yếu là lao động nông nghiệp. Đặc điểm cơ bản của nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp, chưa qua đào tạo, lao động có tay nghề cao chiếm một tỷ lệ thấp. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật rất ít, toàn huyện năm 2000 có 2.645 người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học. Bình quân trên 1.000 người dân có 18 người có trình độ trung học trở lên[33].

Toàn huyện có 21 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 92,7%, đồng bào dân tộc thiểu số còn lại chủ yếu là người Chăm, người K’Ho và người Rai. Toàn huyện có 6 tôn giáo với 13.932 tín đồ, chiếm 9% dân số toàn huyện, trong đó đông nhất là đồng bào theo Phật giáo và công giáo; hầu hết người Chăm theo Bà la môn giáo và Hồi giáo cũ.

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Hàm Thuận Bắc được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; cả huyện có 310 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 3500 gia đình liệt sĩ, thương binh, và hàng ngàn người có công với cách mạng.

Do hậu quả của chiến tranh ác liệt kéo dài, nên đến nay Hàm Thuận Bắc vẫn còn là một huyện nghèo, kinh tế chậm phát triển; có gần 80% dân số phụ thuộc vào nghề nông; tuy sản xuất nông nghiệp phát triển khá song người dân thu nhập thấp, GDP bình quân đầu người chưa đến 400 USD/năm; có khoảng 15% là hộ nghèo, chủ yếu tập trung vào đồng bào các dân tộc thiểu số[33].

Mặc dù có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế xã hội, song mức hưởng thụ văn hóa của người dân trong huyện chưa cao, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tình hình vi phạm pháp luật đáng quan tâm, do người dân chậm tiếp thu, thiếu thông tin và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đạt hiệu quả cao.

Về giáo dục, mạng lưới và quy mô trường lớp phát triển khá ổn định; tất cả các xã, thị trấn đều có trường học từ cấp mẫu giáo đến trung học cơ sở; toàn huyện có 2 trường trung học phổ thông. Công tác Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục thường xuyên được củng cố, duy trì đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong huyện.

Việc chăm lo phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được chú ý đúng mức; môn học tiếng Chăm vẫn được duy trì giảng dạy một cách ổn định trong các trường tiểu học có đông con em người Chăm theo học. Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp quan tâm phát triển giáo dục, xem công tác xã hội hóa giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt việc phổ cập giáo dục. Đến tháng 12/ 2006, huyện Hàm Thuận Bắc đã đạt được chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Đến tháng 6/2007 huyện có 16/17 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; có 14/17 xã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng; các tổ chức Hội Khuyến học các cấp từ xã đến huyện đều đã được thành lập và đi vào hoạt động khá hiệu quả; đội ngũ giáo viên các cấp học có số lượng tương đối đầy đủ, hầu hết đã được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm của mình trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Phần lớn đội ngũ giáo viên đều là dân địa phương trong huyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Tuy điều kiện kinh tế xã hội ở huyện chưa thật sự phát triển, song ý thức về chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục của người dân trên địa bàn huyện rất đáng trân trọng, đa số các bậc cha mẹ đều mong muốn cho con em của mình được đến trường học. Những năm gần đây, hàng năm đều có hơn 99% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; cha mẹ học sinh đóng góp xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất trường học hơn 1 tỉ đồng hàng năm. Tuy nhiên, còn có nhiều chênh lệch về chất lượng học tập giữa học sinh vùng đồng bằng, thị trấn với học sinh các vùng đặc biệt khó khăn. Do địa bàn dân cư phân tán, các em ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn còn phải đi rất xa mới đến được trường Trung học phổ thông để học.

2.1.2. Người dân tộc Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc

Người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm Thành, người Chiêm. Trên cả lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Chăm hiện có hơn 120.000 người, cư trú tương đối tập trung ở các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé, An Giang, Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh. Ở nước ngoài, người Chăm sống nhiều nhất ở Campuchia (trên 500.000 người), một số sống ở Thái Lan, Malaysia và một số nước khác[8].

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.

Người Chăm theo 2 tôn giáo chính: Bà la môn giáo và Hồi giáo. Người Chăm theo Bà la môn giáo gọi là người Chăm Bà la môn, bộ phận này có 2 nhóm: nhóm thực hiện lễ hỏa táng khi chết gọi là Chăm Chuh (Chăm thiêu); nhóm còn lại gọi là Chăm Tar (Chăm chôn). Người Chăm theo Hồi giáo, có 2 nhóm, gọi là Chăm Bà ni ( ở Bình Thuận và Ninh Thuận ) và Chăm Isalam (Ở Tp Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh, Cam Pu Chia ).

Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng từ rất lâu, khoảng thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Tiếng Chăm thuộc hệ Nam đảo (Austronesien). Gần gũi với tiếng Chăm có các ngôn ngữ dân tộc: Jarai, Raglai, Churu, Êđê, Chăm Hroi….Ở nước ngoài, ngôn ngữ Chăm có quan hệ gần gũi với ngôn ngữ Malayu (Malaysia), ngôn ngữ các dân tộc Indonésia, ngôn ngữ người Hui Hui ở đảo Hải Nam (Trung quốc)… Tiếng Chăm có 2 phương ngữ chính: phương ngữ Chăm Đông của người Chăm ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và phương ngữ Chăm Tây của người Chăm ở các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh, An Giang …[32].

Người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, hầu hết sống tập trung ở vùng đồng bằng, thuộc 3 xã: Ma Lâm, Hàm Phú, Hàm Trí. Dân số người Chăm của cả huyện là 4486 người (Tính đến ngày 01/01/2006, Theo công văn số 1008/KH-UBND ngày 08/9/2006 của Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc)[33]. Đa số người dân Chăm sống bằng nghề nông, thu nhập thấp, có 252 hộ nghèo trong tổng số 1062 hộ người Chăm, chiếm tỉ lệ 23,7%.

Mặt bằng dân trí của người Chăm còn thấp so với mặt bằng dân trí chung của toàn huyện. Tuy đa số người Chăm đã được xoá mù chữ tiếng Việt, song cả huyện chỉ có 31 người Chăm tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học (chiếm tỉ lệ 6,9% trong tổng số dân Chăm). Người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc theo 2 tôn giáo là Bà La môn (Xã Ma Lâm, Hàm Phú) và Hồi giáo (xã Hàm Trí). Các chức sắc của tôn giáo Bà la môn thường sử dụng tiếng Chăm cổ (akhar thrah) vào những việc nghiên cứu và hành lễ của tôn giáo.

Một số trí thức người Chăm cũng thường dùng tiếng Chăm cổ để nghiên cứu văn học Chăm, phong tục và tập quán của dân tộc Chăm, hoặc gần đây để xem các tạp chí bằng tiếng Chăm. Đa số người Chăm chưa được học chữ Chăm. Có thể nói, niềm ao ước được học tiếng Chăm, chữ Chăm nhằm để bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Chăm, bảo tồn văn hoá Chăm và góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam của người dân Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc đã được ngành Giáo dục và chính quyền địa phương quan tâm, từng bước tạo điều kiện để người dân Chăm thực hiện nguyện vọng chính đáng của mình.

2.2. Thực trạng về việc biết chữ Chăm và nhu cầu học chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi

2.2.1. Thực trạng về việc biết chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi

Bảng 2.1: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO DÂN TỘC

Nguồn xử lí phiếu điều tra Ghi chú SL Số lượng BIỂU ĐỒ 2 1 TRÌNH 1

(Nguồn: xử lí phiếu điều tra)

Ghi chú: * SL: Số lượng

BIỂU ĐỒ 2.1: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM THEO DÂN TỘC

Trong số 300 người được điều tra có 287 người là dân tộc Chăm 13 người là 2

Trong số 300 người được điều tra có 287 người là dân tộc Chăm, 13 người là dân tộc khác ( Kinh, Rai), họ là những người lập gia đình với người Chăm hoặc là giáo viên đang công tác tại địa bàn 3 xã được điều tra.

Qua kết quả điều tra cho thấy, có 232 người chiếm 77, 3% số người trong độ tuổi điều tra chưa biết chữ Chăm; có 35 người chiếm 11,7% số người đã bị tái mù. Như vậy, có cả thảy 89% số người trong độ tuổi điều tra hiện còn mù chữ Chăm.

Trong đó, số người Chăm chưa biết chữ Chăm là 221 người chiếm 77% và số đã biết nhưng tái mù chữ Chăm là 34 người, chiếm 11,8% Điều đó cho thấy số người Chăm mù chữ Chăm chiếm tỉ lệ cao 88,8% (gần 90%) trong cộng đồng người Chăm (Bảng 2.1).

BẢNG 2.2: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO GIỚI TÍNH

Nguồn xử lí phiếu điều tra BIỂU ĐỒ 2 2 TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM THEO GIỚI 3

(Nguồn: xử lí phiếu điều tra)

BIỂU ĐỒ 2.2: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM THEO GIỚI TÍNH

Bảng 2 2 cho thấy trong số điều tra nam giới có 80 8 số người chưa biết chữ 4

Bảng 2.2 cho thấy trong số điều tra, nam giới có 80,8% số người chưa biết chữ Chăm và 8,2% số người bị tái mù chữ Chăm. Số nam giới cả 2 diện này là 218/245 người chiếm tỉ lệ 89%. Về tâm lý, do giới nữ thường có trình độ văn hoá thấp hơn và ngại tiếp xúc nên phần nhiều họ từ chối việc điều tra về trình độ chữ Chăm.

Cả ba xã chỉ có 55 nữ trong tổng số 300 người tham gia điều tra, đa số trong các chị em nữ này, họ là những người có trình độ học lực cao hơn so với số chị em nữ khác trong địa bàn cư. Qua điều tra, nữ giới có 61,8% số người chưa biết chữ Chăm và 27,3% số người bị tái mù chữ Chăm. Số nữ giới cả 2 diện này là 49/55 người chiếm tỉ lệ 89,1%; thực tế số mù chữ Chăm trong nữ giới cao hơn số liệu điều tra.

Như vậy, tỉ lệ người mù chữ Chăm trong nữ giới chỉ cao hơn nam giới là 0,1%. Tuy nhiên, trong thực tế tỉ lệ người mù chữ Chăm trong nữ giới chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với kết quả đã được điều tra. Tuy người Chăm theo chế độ mẫu hệ nhưng vai trò của nữ giới trong sinh hoạt cộng đồng vẫn thấp kém hơn nam giới.

Cũng giống như phụ nữ người Kinh trước đây, họ vẫn chịu nhiều thiệt thòi hơn cả về mặt gia đình lẫn trong xã hội. Nam giới người Chăm vẫn là người hiểu biết về chữ Chăm nhiều hơn, họ vẫn được cộng đồng người Chăm đương nhiên thừa nhận quyền được ưu tiên hơn về mặt học tập, nhất là học tập chữ Chăm để tiến hành các nghi lễ tôn giáo, nghiên cứu lịch sử hay phong tục tập quán của người Chăm.

BẢNG 2.3: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO NGHỀ NGHIỆP

Nguồn xử lí phiếu điều tra Ghi chú CCVC Công chức viên chức BIỂU ĐỒ 5

(Nguồn: xử lí phiếu điều tra)

Ghi chú: CCVC: Công chức viên chức.

BIỂU ĐỒ 2.3: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM THEO NGHỀ NGHIỆP

Qua số liệu điều tra trong bảng 2 3 cho thấy Về thành phần làm nông có 207 6

Qua số liệu điều tra trong bảng 2.3 cho thấy:

Về thành phần làm nông có 207 người mù chữ Chăm (80,5%), 23 bị tái mù chữ Chăm (9%); cả 2 diện này là 230/257 chiếm 89,5%. Đây là tỉ lệ mù chữ Chăm cao nhất so với tỉ lệ mù chữ ở các thành phần công chức viên chức hay nghề nghiệp khác.

Đối với công chức viên chức nhà nước, có 13 người chưa biết chữ Chăm chiếm 54,1%; 7 người bị tái mù chữ Chăm chiếm 29,1%. Cả hai diện này là 20 người chiếm 83,3% trong tổng số 24 công chức viên chức.

Trong 19 người làm nghề khác tham gia điều tra, có 12 người mù chữ Chăm, chiếm 63,1%; 5 người tái mù chữ Chăm chiếm 26,3%. Cả hai diện này là 17 người chiếm 89,4% trong tổng số người thuộc nghề này.

BẢNG 2.4: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO CẤP HỌC

Nguồn xử lý số liệu điều tra Ghi chú TH Tiểu học THCS Trung học cơ 7

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)

Ghi chú: * TH: Tiểu học; THCS: Trung học cơ sở; THPT: Trung học phổ thông.

BIỂU ĐỒ 2.4: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM THEO CẤP HỌC

Bảng 2 4 cho thấy trong 300 người điều tra nếu tính theo trình độ phổ thông 8

Bảng 2.4 cho thấy, trong 300 người điều tra, nếu tính theo trình độ phổ thông thì có 1 người mù chữ phổ thông, người này mù cả chữ Chăm, chiếm 1/1 (100%); ở cấp tiểu học có 168/182 người chưa biết chữ Chăm và bị tái mù chữ Chăm, chiếm 92,3%; ở cấp trung học cơ sở có 62/74 người chưa biết chữ Chăm và bị tái mù chữ Chăm, chiếm 83,8%; ở cấp trung học phổ thông có 36/43 người chưa biết chữ Chăm và bị tái mù chữ Chăm chiếm 83,7%.

Qua phân tích trên, có thể nhận định rằng khi trình độ học lực phổ thông càng cao thì tỉ lệ mù chữ Chăm càng giảm dần. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục chữ phổ thông, để tạo điều kiện về mặt trình độ và nhận thức, từ đó nâng cao ý thức học tập chữ Chăm trong cộng đồng người Chăm, góp phần thực hiện song ngữ trong công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

BẢNG 2.5: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM THEO ĐỘ TUỔI

Nguồn xử lí phiếu điều tra Ghi chú SL số lượng tính theo cột • 1 9

(Nguồn: xử lí phiếu điều tra)

Ghi chú: * SL: số lượng; %: tính % theo cột

• 1: Độ tuổi từ 15 – 20

• 2: Độ tuổi từ 21 – 30

• 3: Độ tuổi từ 31 – 45

BIỂU ĐỒ 2.5: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM THEO ĐỘ TUỔI

Trong 300 người được điều tra Ở độ tuổi 15 – 20 có 24 người chưa biết 10

Trong 300 người được điều tra:

Ở độ tuổi 15 – 20, có 24 người chưa biết chữ Chăm trong tổng số 32 người chiếm 75% và 6 người tái mù chữ chiếm 18,8% ; cả hai diện này có đến 30 người còn mù chữ trong tổng số 32 người, chiếm 93,8% trong độ tuổi này.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí