Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 10

* Phòng Giáo dục và Đào tạo lập tờ trình đề nghị Sở Giáo dục & Đào tạo Bình Thuận cho phép mở lớp dạy chữ Chăm cho cán bộ và thanh niên người Chăm, xin cấp kinh phí để tổ chức và giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm, đồng thời báo cáo việc làm này cho Uỷ ban nhân dân huyện biết.

* Phòng Giáo dục và Đào tạo liên hệ Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh Thuận xin tài liệu về phân phối chương trình và sách giáo khoa học chữ Chăm cho người lớn tuổi.

* Làm việc với tổ giáo viên dạy tiếng Chăm của huyện để chuẩn bị bố trí giáo viên giảng dạy.

* Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo làm việc với Hiệu trưởng các trường Tiểu học nơi dự kiến sẽ mở các lớp dạy chữ Chăm để bố trí cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và phối hợp với tổ giáo viên tiếng Chăm của huyện nhằm phân công giáo viên dạy tiếng Chăm cho hợp lý, không ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của trường. Giao trách nhiệm quản lí lớp học tiếng Chăm  cho các Hiệu trưởng này đảm nhận, xem như việc quản lý một lớp xoá mù chữ bằng tiếng Việt. Hàng tháng báo cáo tình hình giảng dạy, học tập của lớp học chữ Chăm cho Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo.

* Hiệu trưởng các trường học làm việc với các thôn trưởng và đại diện chính quyền cấp xã nơi dự kiến mở lớp học chữ Chăm biết để tạo sự hậu thuẩn và bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự cho lớp học.

* Sau khi có văn bản trả lời của Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Uỷ ban nhân dân huyện biết ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo, các công việc cần thiết chuẩn bị để mở lớp học chữ Chăm cho người Chăm.

2.6.2. Tổ chức thí điểm lớp học

* Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo ra thông báo hướng dẫn các Hiệu trưởng trường tiểu học nơi sẽ mở lớp thực hiện một số yêu cầu chính như sau:

- Thông báo chiêu sinh mở lớp học chữ Chăm.

- Bố trí giáo viên tiếp nhận, hướng dẫn học viên đến đăng ký học chữ Chăm và tổ chức học tập nội quy lớp học, quy định cụ thể thời gian học, dụng cụ học tập và các yêu cầu cần thiết của lớp học. Động viên tinh thần học tập của học viên.

- Báo cáo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo biết tình hình triển khai, số học viên đăng kí để nhận tài liệu học tập.

* Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo mua sắm và phân phối sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy; kiểm tra việc ra lớp của các học viên.

* Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo tổ chức kiểm tra việc mở lớp, động viên thăm hỏi học viên.

* Bước đầu chỉ tiến hành giảng dạy thí điểm lớp xoá mù chữ, mỗi lớp một thôn, ở 3 thôn ( mỗi xã một thôn ) có đông người Chăm sinh sống.

* Chọn một xã có điều kiện nhất để làm lễ khai giảng rút kinh nghiệm cho việc mở lớp. Sau khai bàn bạc với 3 Hiệu trưởng trường học thuộc diện mở lớp học chữ Chăm, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo đã chọn trường Tiểu học Lâm Giang là đơn vị mở lớp học chữ Chăm đầu tiên trên địa bàn huyện, vào cuối tháng 10/2006. Các đơn vị còn lại mở lớp vào tháng 11/2006.

Qua gần 9 tháng tổ chức các lớp học chữ Chăm, kết quả ban đầu cho thấy:

* Về tâm lý, mọi người Chăm có nhu cầu học xoá mù chữ Chăm đã thoả niềm mong ước được học cái chữ của dân tộc mình, họ cảm nhận được sự đối xử bình đẳng trong lĩnh vực hưởng thụ giáo dục vì được chính quyền quan tâm tạo điều kiện giúp họ học tập, tìm hiểu phong tục tập quán và góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình.

* Về phía người dạy chữ Chăm, họ đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy chữ Chăm cho người lớn về mặt giao tiếp cũng như bổ sung vốn ngôn ngữ Chăm.

* Về mặt quản lý, người Hiệu trưởng nắm được quy trình quản lý lớp học chữ Chăm từ các khâu chuẩn bị kế hoạch mở lớp cho đến việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập. Hiệu trưởng xác định được trách nhiệm của mình và biết cách phối hợp với chính quyền địa phương và giáo viên chuyên trách xoá mù chữ trong việc tổ chức lớp dạy chữ Chăm.

* Với Phòng Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở lý luận đã trình bày và qua kinh nghiệm tổ chức lớp học thí điểm chữ Chăm đã quy định trách nhiệm của các giáo viên, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường học thuộc ngành Giáo dục về quản lý việc dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi; kiến nghị các cấp có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ hoạt động giảng dạy mang ý nghĩa thiết thực này.

2.6.3. Về tình hình học viên ra lớp học

BẢNG 2.14: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH MỞ LỚP VÀO ĐẦU NĂM HỌC ( Tháng 11/2006)   

Độ
tuổi
Số học viênSố học viên chia theo nghề nghiệp
Công chứcNông dânNghề khác
SL%SL%SL%
Ma Lâm15-20300310000
21-308112.5787.500
>308225.0675.000
Cộng19315.81684.200
Hàm Phú15-20800810000
21-302114.82095.200
>307342.9457.100
Cộng36411.13288.900
Hàm Trí15-2010001010000
21-303339.13090.900
>3018527.81055.6316.6
Cộng61813.15082.034.9
Ba xã15-2021002110000
21-306258.15791.900
>30331030.32060.639.1
Cộng1161512.99884.532.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc)[20]

BIỂU ĐỒ 2.12: HỌC VIÊN RA LỚP HỌC CHỮ CHĂM (11/2006)

Qua bảng 2 14 cho thấy Ở độ tuổi 15 20 có 21 116 người ra lớp học chiếm 1

Qua bảng 2.14 cho thấy:

Ở độ tuổi 15 - 20, có 21/116 người ra lớp học, chiếm 18,1% tổng số người theo học. Người học ở độ tuổi này đều là những nông dân trẻ tuổi, ham thích học chữ Chăm.

Ở độ tuổi 21 - 30, có tất cả 62/116 người tham gia học chữ Chăm, chiếm 53,5% tổng số người theo học. Trong đó có 5 người là công chức, chiếm 8% số người trong độ tuổi này theo học; số còn lại là 57 nông dân, chiếm 82% số người trong độ tuổi 21 - 30 theo học. Đây là độ tuổi có tỉ lệ theo học cao nhất, trong đó những người làm nghề nông chiếm đa số.

Ở độ tuổi 31 - 45, có 33/116 người theo học chữ Chăm, chiếm 28,4% tổng số người ra lớp học. Trong đó có 10 công chức chiếm 30,3% số người của độ tuổi này; có 20 nông dân, chiếm 60,6% và 9 người thuộc ngành nghề khác chiếm 9,1% của độ tuổi 31 - 45 ra lớp học chữ Chăm. 

Nhìn chung trong các độ tuổi ra lớp học chữ Chăm, thì độ tuổi 21 - 30 ra lớp đông đảo nhất. Do đặc thù của địa bàn cư trú của người Chăm là vùng nông thôn, phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông nên có đến 98/116 nông dân tham gia học chữ Chăm, chiếm tỉ lệ 84,5% của số người ra lớp học.

2.6.4. Về tình hình duy trì số học viên theo học chữ Chăm

BẢNG 2.15: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH RA LỚP HỌC CHỮ CHĂM NGƯỜI LỚN TUỔI (Đến tháng 5/2007) 

Độ
tuổi học viên
Số học viênSố học viên chia theo nghề nghiệp
Công chứcNông dânNghề khác
Ma Lâm15-203030
21-308170
>308260
Cộng193160
Hàm Phú15-203030
21-30121110
>307340
Cộng224180
Hàm Trí15-204040
21-30163130
>3010532
Cộng308202
Ba xã15-20100100
21-30365310
>302510132
Cộng7115542

(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc)[20]

BIỂU ĐỒ 2.13: HỌC VIÊN THEO HỌC CHỮ CHĂM (ĐẾN 05/5/2007)

Tuy nhiên qua một thời gian tham gia học tập số học viên ra lớp học bị giảm 2

Tuy nhiên, qua một thời gian tham gia học tập, số học viên ra lớp học bị giảm đáng kể, có đến 45 người không tiếp tục theo học; trong đó:

- Ở độ tuổi 15 - 20, số học viên bỏ học là 11/21 người chiếm 52,4% số người ra lớp của độ tuổi này. Đây là tỉ lệ bỏ học cao nhất, có thể do tuổi còn trẻ, tính kiên trì chưa cao nên dễ bị dao động.

- Ở độ tuổi 21 - 30, số học viên bỏ học là 26/62 người chiếm 41,9% trong độ tuổi đã ra lớp.

- Ở độ tuổi 31 - 45, số học viên bỏ học là 8/33 người chiếm 24,2% so độ tuổi. Tỉ lệ bỏ học ở độ tuổi này là thấp nhất. Điều đó thể hiện sự kiên nhẫn, chịu khó của người lớn tuổi trong công việc, kể cả việc học tập chữ Chăm. 

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí