Quản Lý Việc Tổ Chức Lớp Học Và Vận Động Người Học Ra Lớp Học

- Theo đề nghị của các Hiệu trưởng trường học, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc mua sắm mua sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng dạy học…Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý những tài sản này như các tài sản khác của trường.

Tuy nhiên, thực tế sách giáo khoa có rất ít, hầu hết là phải phô tô để tạm dùng, chứ chưa có đủ bản in chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; do bàn ghế ở các phòng học trong nhà trường chủ yếu là dành cho học sinh tiểu học nên chưa phù hợp với học sinh lớn tuổi ngồi học. Các trường học này có  đề nghị trang bị bàn ghế dành cho người lớn tuổi ở một Phòng học riêng để người học lớn tuổi có thể ngồi học thoải mái hơn.

2.4.11. Quản lý việc tổ chức lớp học và vận động người học ra lớp học

- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng trường Tiểu học chịu trách nhiệm:

 + Trao đổi với chính quyền địa phương, với Ban nhân dân thôn về kế hoạch mở lớp học chữ Chăm và đề nghị địa phương giúp đỡ cho việc mở lớp như: Cử người lo việc an ninh trật tự cho lớp học, vận động người ra lớp học chữ Chăm, dự khai giảng lớp học chữ Chăm để động viên tinh thần học tập của người học.

 + Thông báo mở lớp học chữ Chăm    

 + Tổ chức tuyển sinh vào lớp học chữ Chăm      

+ Tổ chức lễ khai giảng lớp học chữ Chăm      

+ Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và dạy      

+ Cử giáo viên vận động học viên ra lớp học    

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

+ Theo định kỳ báo cáo tình hình khai giảng, bế giảng và tình hình học tập cho chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo biết.

- Thực tế các Hiệu trưởng đã hoàn thành đầy đủ các phần việc được giao, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền, các tổ chức xã hội và các chức sắc tôn giáo trong việc vận động học viên ra lớp.

Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 9

2.4.12. Quản lý việc cấp giấy chứng nhận học lực và chế độ khen thưởng

- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng trường Tiểu học chịu trách nhiệm:

+ Cấp giấy chứng nhận học lực cho học viên lớp chữ Chăm do trường tiểu học tổ chức giảng dạy như cấp giấy chứng nhận học lực cho học sinh tiểu  học và đối tượng xoá mù chữ phổ thông.

+ Quản lý sổ điểm của lớp học chữ Chăm như các loại sổ điểm khác trong trường.

+ Thực hiện việc khen thưởng học viên và giáo viên đạt thành tích tốt trong học tập và giảng dạy.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn biểu mẫu giấy chứng nhận học hết lớp chữ Chăm; kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận học lực của Hiệu trưởng.

Nhìn chung, tuy việc mở lớp học chữ Chăm có được tiến hành và nhiều người nhiệt tình tham gia giảng dạy và học tập, nhưng các lớp học chữ Chăm này chưa thật sự hoạt động ổn định và bền vững vì các lý do chính sau:

* Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận chưa có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về việc mở lớp dạy chữ Chăm cho người lớn ở tỉnh Bình Thuận.

Cụ thể như chưa hướng dẫn về thực hiện chương trình, sách giáo khoa, cách đánh giá chất lượng học tập, việc quản lý công tác giảng dạy của giáo viên dạy chữ Chăm, quy định chế độ trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý trường học khi tổ chức mở lớp giảng dạy chữ Chăm, hồ sơ lớp học chữ Chăm… * Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận cũng chưa chủ động lập kế hoạch mở lớp dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi; việc mở các lớp này còn tùy thuộc vào sự lo liệu của chính quyền các huyện. Từ đó, chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi lớn, không có sự chuẩn bị về mặt kinh phí cho lĩnh vực này[24]. Theo quy định hiện hành, kinh phí xoá mù chữ phổ thông được cấp theo chương trình mục tiêu cấp Quốc gia nên nguồn chi này không phải do cấp huyện đảm nhận. Sau đó, vào tháng 10/2007 Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo huyện Hàm Thuận  Bắc tiếp tục đề nghị cấp kinh phí cho việc mở các lớp trên thì Sở Giáo dục và Đào tạo mới trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xem xét[25]. Trong thời gian chờ tỉnh giải quyết kinh phí, công sức giảng dạy của giáo viên chưa được tính toán phải giải quyết như thế nào, chủ yếu là động viên sự nhiệt tình giảng dạy của giáo viên người Chăm để tham gia giảng dạy cho bà con dân tộc mình.

* Chưa có chương trình, sách giáo khoa chuẩn, thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

* Người dân Chăm chưa được quán triệt, giáo dục về ý thức sử dụng, bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; chưa được tạo điều kiện một cách thoả đáng để họ ham thích học chữ Chăm như chưa được cấp phát vở viết, sách giáo khoa chuẩn.

* Sở Giáo dục và Đào tạo chưa quy định trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và đào tạo, của trường tiểu học, giáo viên chuyên trách xoá mù chữ và của giáo viên giảng dạy chữ Chăm trong quá trình giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.

2.5. Một số giải pháp quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi

2.5.1. Kịp thời biên soạn chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.

- Cần phải có một chương trình và một bộ sách giáo khoa học chữ Chăm cho người lớn tuổi được cấp có thẩm quyền biên soạn, phê duyệt. Đây sẽ là văn bản mang tính pháp lý nhằm bảo đảm cho hoạt động hợp pháp của một lớp học, là cơ sở cho các cấp quản lý giáo dục kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động và chất lượng của lớp học chữ Chăm.

- Cần phải có sách hướng dẫn giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi. 

Vì người dạy chỉ được đào tạo để giảng dạy đối tượng là học sinh phổ thông, chưa nắm bắt được một cách cơ bản về tâm sinh lý người lớn tuổi. Nếu được tập huấn, hướng dẫn thì người dạy sẽ hiểu biết hơn về đối tượng dạy học, phương pháp dạy học người lớn, chắc chắn việc dạy học sẽ hiệu quả hơn, chất lượng học tập cao hơn và phần nào hạn chế tình trạng học viên bỏ học giữa chừng.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc cần tiếp tục đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận giải quyết việc thiếu chương trình, sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.

2.5.2. Quy định trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường Tiểu học nơi dạy tiếng Chăm trong trường Tiểu học.

- Quy định trách nhiệm cụ thể của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo và đào tạo, của Hiệu trưởng trường tiểu học trong các phần việc có liên quan đến công tác quản lý việc dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi. Đây là một cơ sở nhằm đánh giá trách nhiệm quản lý của các cấp quản lý giáo dục trong phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và thực hiện chủ trương dạy chữ dân tộc thiểu số của Chính phủ.

- Uỷ ban nhân dân huyện quyết định bổ sung quyền hạn, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo về nội dung quản lý việc dạy chữ dân tộc thiểu số cho người lớn tuổi trên địa bàn huyện.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học để thực hiện dạy chữ dân tộc thiểu số cho người lớn, trong đó có dạy chữ Chăm; phân định nhiệm vụ của giáo viên chuyên trách xoá mù chữ - phổ cập giáo dục trong việc quản lý lớp học chữ Chăm cho người lớn - Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học  và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.

2.5.3. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy chữ Chăm

Giáo viên là người quyết định chất lượng dạy học, không có giáo viên tốt sẽ không có chất lượng học tập tốt. Giáo viên tiếng Chăm ở huyện Hàm thuận Bắc tỉnh Bình Thuận thiếu về số lượng, đa số chưa được đào tạo chuẩn để dạy tiếng (chữ) Chăm. Một trong các yếu tố mang tính quyết định chất lượng học tập chữ Chăm là cần phải có người thầy giáo tiếng Chăm giỏi và có trách nhiệm trong công việc. Muốn vậy, ngành giáo dục cần thực hiện một số công việc sau:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch dài hạn (5 đến 10 năm) về mở lớp tiếng Chăm, từ đó tính toán nhu cầu số giáo viên dạy tiếng Chăm và kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm.

- Trong khi chờ Sở Giáo dục và Đào tạo đào tạo giáo viên dạy Tiếng Chăm, trước mắt vận động số giáo viên người Chăm ra lớp học xoá mù chữ Chăm và tiếp tục học chương trình sau xoá mù chữ Chăm (lớp 4, lớp 5) để làm lực lưọng dự bị nồng cốt cho việc đào tạo giáo viên tiếng Chăm sau này.

- Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức các hoạt động dự giờ, nhận xét đánh giá tiết dạy chữ Chăm cho người lớn để rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy.

2.5.4. Đẩy mạnh việc vận động người học ra lớp học

Người học có ra lớp học hay không là một vấn đề rất quan trọng quyết định sự thành bại của việc tổ chức lớp học, nhất là ở các lớp học đòi hỏi cao về tính tự giác của người học. Vì vậy, cần phải huy động, động viên người học ra lớp học. Đây là việc làm hết sức khó, đòi hỏi phải có sự phối hợp trách  nhiệm giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các lão làng và chức sắc tôn giáo. Về trách nhiệm của ngành Giáo dục, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Hiệu trưởng trường tiểu học có tổ chức lớp học chữ Chăm phải nắm cụ thể các đối tượng trong diện vận động ra lớp học chữ Chăm; cùng với các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương để động viên các thành viên của đoàn thể mình ra lớp học.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tốt công tác chủ nhiệm lớp học chữ Chăm, nhắc nhở giáo viên thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình ra lớp học của các học viên, tìm hiểu rõ nguyên nhân học viên phải nghỉ học để kịp thời tạo điều kiện cho họ ra lớp học.

- Hiệu trưởng phải có kế hoạch và thực hiện việc thăm lớp học để động viên tinh thần học tập của các giáo viên và học viên.

- Tùy theo điều kiện cụ thể về kinh tế-xã hội của từng địa phương, Hiệu trưởng cần tính toán thời điểm mở lớp cho thích hợp hơn với sinh hoạt của cộng đồng, khi cần thiết xin phép Phòng Giáo dục và Đào tạo cho lớp học nghỉ học để phù hợp với công việc làm ăn ở từng địa phương như vào các cao điểm vụ mùa hay vào dịp lễ Tết; bàn bạc với chính quyền địa phương có kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự cho lớp học chữ Chăm để mọi người an tâm theo học.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo cần cử người thường xuyên theo dõi tình hình học viên ra lớp học, xem xét phương tiện học tập của người học để kịp thời có hướng giải quyết.

2.5.5. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy và học chữ Chăm cho người lớn

Phải bảo đảm các yêu cầu tối thiểu về Phòng học, bàn ghế, bảng đen và  những trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho việc dạy và học chữ Chăm cho người lớn. Có như vậy mới góp phần hoàn thành chương trình dạy học.

Muốn vậy cần thực hiện:

- Hiệu trưởng lập kế hoạch mua sắm và tu sửa về cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách giáo khoa và các tài liệu dùng vào việc giảng dạy chữ Chăm cho ngưòi lớn.

- Hiệu trưởng thực hiện việc mua sắm các trang thiết bị, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Chăm cho học sinh tiểu học và giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi bằng nguồn kinh phí của trường. Nếu nguồn kinh phí của trường không đáp ứng đủ để chi cho việc mua sắm trên thì lập tờ trình đề nghị lên Phòng Giáo dục và Đào tạo để được giúp đỡ.

- Hiệu trưởng đề nghị chính quyền huyện xây thêm Phòng học để phục vụ cho việc giảng dạy chữ Chăm nếu không có đủ Phòng để tổ chức giảng dạy; huy động các tổ chức, lực lượng xã hội hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy trong nhà trường.

- Hiệu trưởng có biện pháp bảo quản tốt tài sản nhà trường, động viên giáo viên và học viên sử dụng, bảo quản tốt sách giáo khoa và trang thiết bị liên quan đến việc dạy chữ Chăm.

2.5.6. Định mức chế độ chi trả tiền công giảng dạy và kinh phí tổ chức lớp học; cấp kinh phí mở lớp chữ Chăm cho người lớn tuổi.

Định mức chế độ chi trả tiền công cho việc giảng dạy, kinh phí tổ chức lớp học và cấp kinh phí mở lớp chữ Chăm cho người lớn tuổi là việc làm hết sức cần thiết để có cơ sở thanh toán tiền giờ dạy cho giáo viên và các chi phí cần thiết khác cho việc tổ chức lớp học chữ dân tộc Chăm.

Để đạt được điều đó, cần phải thực hiện một số công việc sau:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm kiến nghị Uỷ Ban nhân dân tỉnh quyết định chế độ chi trả tiền công cho việc giảng dạy và kinh phí tổ chức lớp học, cấp kinh phí mở lớp chữ Chăm cho người lớn tuổi.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học thực hiện chi trả kinh phí cho việc giảng dạy chữ Chăm thật đầy đủ và đúng chế độ.

2.5.7. Ban hành Quy định về các vấn đề chuyên môn trong quản lý giảng dạy chữ Chăm

Quy định về các vấn đề chuyên môn trong trường học là cơ sở để các cấp quản lý giáo dục đánh giá và quản lý hoạt động của giáo viên, của Hiệu trưởng. Các quy định chuyên môn rõ ràng, hợp lý sẽ phân định được trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong nhà trường, tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Để đạt được mục đích trên, Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Sở Giáo dục và Đào tạo quy định:

- Về hồ sơ sổ sách của giáo viên dạy lớp chữ Chăm cho người lớn, chẳng hạn gồm: Giáo án, sổ gọi tên và ghi điểm, sổ đầu bài, sổ chủ nhiệm.

- Về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh: số con điểm cần kiểm tra, cách tính điểm, cách xếp loại học tập, điều kiện được lên lớp… - Quy định việc cấp giấy chứng nhận học hết lớp xoá mù chữ, sau xoá mù chữ.

- Cơ cấu tổ chức của một lớp học chữ Chăm cho người lớn (Lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, các tổ phó, số lượng học viên cho mỗi lớp).

- Chế độ thông tin báo cáo về tình hình tổ chức và kết quả giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi. 

- Tiến trình giảng dạy của một tiết học chữ Chăm cho người lớn.

2.6. Tổ chức mở lớp dạy chữ Chăm thử nghiệm

2.6.1. Chuẩn bị điều kiện mở lớp dạy chữ Chăm

* Hiệu trưởng trường tiểu học nơi có đông đồng bào Chăm báo cáo với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo về ý tưởng mở lớp dạy chữ Chăm cho người Chăm là xuất phát từ nguyện vọng của đồng bào người Chăm qua các tờ trình đề nghị mở lớp của các thôn trưởng, có ý kiến xác nhận của chính quyền cấp xã, để lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định[27].

* Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đưa vấn đề trên ra thảo luận và xin ý kiến của chi bộ đảng để đi đến sự nhất trí về chủ trương xin mở lớp dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi. 

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí