Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 12


cho nhau do người được cấp dưỡng bị bệnh tật hoặc bên kia tự nguyện cấp dưỡng. Tại TAND huyện Hoài Đức - Hà Tây trong tổng số 97 vụ ly hôn mà Toà án giải quyết từ tháng 1/2003 đến 12/2003 chỉ có 2 vụ người vợ yêu cầu người chồng phải cấp dưỡng và 1 vụ Toà án quyết định người chồng phải cấp dưỡng. Hiện nay theo ý kiến của một số thẩm phán thì trường hợp cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn chỉ chủ yếu xẩy ra ở thành thị và vùng có dân trí cao và nhu cầu cho cuộc sống cao như tại các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM… Như vậy có thể do tự ái, sĩ diện hoặc do thiếu hiểu biết pháp luật nên nhiều trường hợp một bên thực sự khó khăn, túng thiếu nhưng lại không yêu cầu bên kia cấp dưỡng. Một nguyên nhân khách quan nữa là do sự đánh giá mức độ khó khăn, túng thiếu của bên có yêu cầu cấp dưỡng và khả năng thực tế của bên kia là chưa phù hợp với các tiêu chí mà pháp luật quy định. Có trường hợp khi ly hôn bên có khó khăn yêu cầu bên kia cấp dưỡng nhưng vì không còn tình cảm nên bên kia từ chối cấp dưỡng và viện lý do là không có khả năng cấp dưỡng. Nhưng thực tế họ có tài sản, thu nhập ổn định cao nhưng vì Toà án lại không thu thập và xác minh thu nhập của các bên chính xác nên đã bác đơn yêu cầu cấp dưỡng của họ.

Chẳng hạn như vụ ly hôn giữa anh Trương Minh Nghĩa (40 tuổi) và chị Nguyễn Thu Hà (40 tuổi) do TAND huyện Hưng Nguyên - Nghệ An xét xử sơ thẩm tại bản án số 02/LHST ngày 23/02/2003 và TAND tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm tại bản án số 17/LHPT ngày 05/02/2004. Chị Hà yêu cầu anh Nghĩa cấp dưỡng một lần để chị ổn định cuộc sống ngay sau khi ly hôn vì chị Hà làm nông nghiệp nên thu nhập rất thấp. Nhưng yêu cầu đó không được Toà án chấp nhận với lý do chị vẫn còn khỏe mạnh và anh Nghĩa thì không có thu nhập nào khác ngoài lương ra. Theo hồ sơ vụ án anh Nghĩa có nhà ở thành phố Vinh, với mức lương công chức trên 900.000đ/tháng. Vậy mà Toà án lại


bác đơn yêu cầu cấp dưỡng của chị Hà là không đúng với tinh thần của pháp luật cấp dưỡng.

Trên thực tế có những trường hợp một bên vợ chồng có đơn yêu cầu Toà án buộc người kia cấp dưỡng cho con chung khi không yêu cầu ly hôn nhưng Toà án không thụ lý vì cho rằng pháp luật không qui định cha mẹ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ còn tồn tại quan hệ hôn nhân. Theo qui định của pháp luật HN&GĐ thì việc Toà án không thụ lý đơn yêu cầu cấp dưỡng là không đúng. Vì Nếu lý do nào đó mà một bên không đóng góp thu nhập của mình để nuôi con tức là đã có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án buộc người kia phải cấp dưỡng cho con. Bên cạnh đó cũng có trường hợp Toà án bác đơn yêu cầu ly hôn đồng thời có nghĩa bác yêu cầu cấp dưỡng cho con.

Chúng ta cũng phải thừa nhận pháp luật HN&GĐ qui định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình. Như đã phân tích người chưa thành niên không có khả năng lao động bao gồm cả những người có sức khỏe nhưng phải dành toàn bộ thời gian cho việc học tập ở các trường phổ thông, đại học, trung học, dạy nghề vẫn là đối tượng cần được cấp dưỡng. Song qua thực tế xét xử tại Toà án thì chưa có bản án nào quyết định việc cấp dưỡng cho con đã thành niên đang học tập vì lý do con đã trưởng thành nên vấn đề nuôi con và cấp dưỡng cho con không đặt ra. Ví dụ: Theo bản án 09/PTDS ngày 10/03/2003 của TANDTC tại TP. HCM về vụ ly hôn giữa ông Phạm Ngọc Chu sinh năm 1959 trú tại 466/33B Lê Văn sĩ - Phường 14 - Quận 3 - TP. HCM với bà Nguyễn Thị Ngọc Hoàng sinh năm 1958 thường trú cùng địa chỉ. Hai bên kết hôn hợp pháp và có hai con chung là cháu Phạm Hoàng Chương sinh năm 1985 và cháu Phạm Hoàng Chinh sinh năm 1987. Toà án ra quyết định


CNTTLH, giao hai cháu cho bà Hoàng trực tiếp nuôi dưỡng và ông Chu cấp dưỡng cho cháu Chinh mỗi tháng 300.000đ đến khi cháu trưởng thành, còn cháu Chương đã thành niên không được cấp dưỡng. Chúng ta không thể phủ nhận cháu Chương mặc dù đã trưởng thành nhưng đang học đại học không thể tham gia lao động nên không thể tự nuôi sống mình mà ngược lại chị Hoàng phải chu cấp cả tiền học cho con. Liệu Toà án quyết định như vậy có bảo đảm được quyền lợi của các con hay không???

Một thực tế nữa xẩy ra khi xét xử tại Toà án là mặc dù pháp luật không qui định mức cấp dưỡng cụ thể, các Toà dựa vào điều kiện của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng mà tuyên mức cấp dưỡng. Và chỉ chú trọng việc xác định khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng hơn là việc xác định nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khi xem xét để tính mức cấp dưỡng Toà án không có sự xem xét những đứa trẻ khỏe mạnh có nhu cầu khác những đứa trẻ ốm đau bệnh tật, trẻ đang đi học khác trẻ không đi học, học tiểu học khác với học đại học…mà Toà án chỉ quyết định mức cấp dưỡng theo mức thông thường tại địa phương mà không xét đến các hoàn cảnh đặc biệt khác của người được cấp dưỡng để quyết định mức cấp dưỡng cao hơn. Và thực tế các Toà án tuyên mức cấp dưỡng là rất khác nhau: 30kg gạo, 300.000 đ/1tháng cho 1 con, 100 USD/1tháng cho 2 con. Chúng tôi thiết nghĩa để bản án có tính khả thi thì Toà án nên có một qui chuẩn thành tiền để dễ thi hành. Nguyên tắc của việc thi hành án phải tuân theo qui định của bản án. Nhưng nếu bản án tuyên 1 tháng chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 30 kg gạo. Khi chồng mang gạo đến nhưng vợ lại không nhận với lý do gạo không ngon va không đúng tiêu chuẩn thì sao?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó khi Toà tuyên phương thức cấp dưỡng hàng tháng cho đến khi con trưởng thành (thường là rất dài có thể là trên 10 năm). Việc áp dụng phương thức cấp dưỡng như vậy là đúng luật. Tuy nhiên, cách qui định và xét


Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 12

xử như vậy mang tính hình thức và khó thi hành. Bởi vì nguyên tắc việc cấp dưỡng nuôi con là trách nhiệm, bổn phận của cha mẹ sau khi ly hôn nhưng trên thực tế việc thực thi nghĩa vụ đó chỉ được các đương sự tuân thủ nghiêm chỉnh trong vài tháng đầu hay vài năm đầu rồi sau đó tự chấm dứt. Lúc này tình cảm và tính chất quan hệ cha, mẹ và con đã khác với thời điểm ly hôn. Liệu lúc đó người vợ có thể đòi người chồng tiến cấp dưỡng cho con một tháng 150.000 đồng nếu họ quên trả và quên cấp dưỡng một hai tháng với số tiền rất nhỏ (chưa tới 500.000đồng) thì Toà án có thể xử lý về tội trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hay không?

Một thực tế nữa là do chúng ta thiếu qui định cụ thể về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nên khi quyết định cấp dưỡng Toà án đã có những cách giải quyết khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Đa số bản án hoặc quyết định của Toà án xác định thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là ngày mở phiên Toà xét xử sơ thẩm giải quyết các yêu cầu về việc xác định cha mẹ cho con, hủy việc kết hôn trái pháp luật, ly hôn do một bên yêu cầu hoặc ngày Toà án sơ thẩm ra quyết định CNTTLH. Ví dụ: Quyết định CNTTLH Số 04/QĐ-TTLH ngày 06/2/2004 của TAND tỉnh Nghệ An công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Trịnh Văn Toàn đang sống tại Đài Loan và chị Trương Minh Hương. Toà quyết định giao cho chị Hương nuôi con chung, anh Toàn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 500.000 đ/1tháng tính từ 1/2004. Trong trường hợp này thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định lùi về trước hơn 01 tháng tính từ ngày Toà án ra quyết định CNTTLH. Một số trường hợp khác lại tính thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng từ khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là vấn đề quan trọng, không những ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Toà án mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng cũng như người có nghĩa vụ cấp


dưỡng. Chúng tôi thiết nghĩ nên thống nhất thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phù hợp hơn cả là tính từ thời điểm Toà án xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ trong trường hợp ly hôn với người vợ đang mang thai thì thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là từ khi đứa trẻ sinh ra.

Trong thực tế khi Toà án xử ly hôn do một bên mất tích và họ đã có con chung thì vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con không được đề cập đến. Ví dụ: Bản án số 15/LHST ngày 17/11/2003 của TAND thành phố Vinh giải quyết ly hôn giữa chị Lê Thu Minh và anh Trương Thanh Bình vì anh Bình mất tích. Toà án quyết định giao cháu Trương Thanh Hải cho chị Minh trực tiếp nuôi dưỡng cho đến khi trưởng thành, không đặt ra vấn đề cấp dưỡng cho con. Chúng tôi thiết nghĩ pháp luật của chúng ta đã qui định khá cụ thể vấn đề quản lý tài sản của người bị tuyên bố là mất tích (Điều 89- BLDS) trong đó người quản lý tài sản của người bị tuyên bố là mất tích được hưởng một số quyền đồng thời phải thực hiện một số nghĩa vụ vì vậy họ có thể trích một phần tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi có yêu cầu của Toà án. Từ đó cho thấy người bị tuyên bố mất tích vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tài sản của mình thông qua người quản lý tài sản. Vậy nhưng trên thực tế khi giải quyết các vụ ly hôn do một bên mất tích tại toà án thì Toà án không quyết định việc cấp dưỡng cho con nên quyền và lợi ích hợp pháp của con không được đảm bảo.

Nguyên nhân của những thực trạng trên


Chúng ta không thể chỉ ra được giải pháp hữu hiệu cho việc hoàn thiện chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam khi mà chưa tìm ra được những nguyên nhân cơ bản của những tồn đọng trên đây, cũng như một bác sĩ không


thể chữa trị khỏi bệnh cho một bệnh nhân khi mà ông ta chưa biết được đó là loại bệnh gì?!

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến đời sống gia đình ở Việt Nam nói chung và mối quan hệ cấp dưỡng nói riêng.

Một số nguyên nhân khách quan cơ bản như sau:


Thứ nhất: Những tác động của cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, cơ chế thị trường đòi hỏi người ta phải tự tính toán, hạch toán để tồn tại và phát triển. Trong hôn nhân cũng vậy, người ta cũng bị ảnh hưởng bởi lối tư duy ấy. Kết hôn để làm gì nếu như không phải là để nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, để sống với nhau đến đầu bạc răng long? Câu trả lời dường như không phải thế. Ngày nay, người ta lấy nhau vì nhiều thứ khác nói chính xác là vì tiền nhiều hơn. Điều này được thể hiện rất rõ qua các cuộc kết hôn với người nước ngoài, qua số lượng các vụ ly hôn càng ngày càng tăng.

Ví dụ: Trong thời gian gần đây ở miền Nam mà cụ thể ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1993 đến 2004 có 3.789 trường hợp phụ nữ kết hôn với người Đài Loan. Họ lấy chồng không phải tình yêu mà vì để có nhiều tiền chu cấp cho gia đình. Hơn 80% những người lấy chồng Đài Loan do bất đồng ngôn ngữ, chênh lệch tuổi tác, xung đột văn hoá nên đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, có rất nhiều người phải làm osin cho chồng và gia đình nhà chồng, phải sống cuộc sống vô cùng tủi cực nhưng không có cách nào để trốn thoát. Hơn thế nữa những đứa trẻ con lai Đài Loan do sinh ra ở Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam nên khi bố mẹ ly hôn chúng không được nhập cư về Đài Loan. Đây không chỉ là gánh nặng cho những người phụ nữ này mà còn là gánh nặng cho cả xã hội Việt Nam.


Thứ hai: Những tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Không ai có thể phủ nhận những mặt tích cực của công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với đời sống kinh tế cũng như sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nhưng cũng như tấm huy chương luôn có những “mặt trái xấu xí” của nó. Mọi người đều phải làm việc để kiếm tiền. Bố mẹ đi làm từ sớm, tối khuya mới về. Con cái sáng dậy cũng phải khẩn trương đi học, chiều, tối còn phải học thêm đủ thứ. Buổi tối, thời gian duy nhất để cả nhà đoàn tụ là bữa cơm tối. Rồi sau đó ai nấy phải khẩn trương sắp xếp công việc cho ngày hôm sau. Chỉ còn ngày nghỉ cuối tuần để cả nhà nghỉ ngơi, trò chuyện cùng nhau. Nhưng nếu không cùng sở thích thì xung đột sẽ xảy ra. Mâu thuẫn trong gia đình sẽ xuất hiện nếu các bên không biết cách chia sẽ cùng nhau những sức ép của công việc, những đòi hỏi, nhu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trường. Kết quả tất yếu của các xung đột là ly hôn. Với những thay đổi lớn lao do yêu cầu phát triển, do tiếp thu ảnh hưởng gần xa, do sự “lỏng then, tụt khoá” của nề nếp truyền thống mà ngày nay gia đình Việt Nam đang có tình trạng báo động.


Thứ ba: Nguyên nhân khách quan không thể bỏ qua là sự ảnh hưởng của những luồng văn hoá ngoại lai.

Sau bao năm chiến tranh gian khổ có biết bao người con gái vẫn thuỷ chung chờ chồng, chờ người yêu trở về. Những người mẹ, người vợ ấy đã đi vào thơ ca Việt Nam như những con người anh hùng vĩ đại. Và khi các anh không về thì các mẹ, các chị sẵn sàng ở vậy nuôi con khôn lớn. Còn ngày nay những ảnh hưởng của văn hoá ngoại lai qua các chương trình ti vi, phim, ảnh đã và đang hàng ngày, hàng giờ gặm nhấm vào văn hoá các gia đình Việt Nam làm xói mòn các gia đình Việt Nam. Những cảnh phim yêu đương ngang trái, những cuộc tình tay ba, ly hôn, tái hôn hàng ngày được công chiếu trên ti vi cả


những băng đĩa đồi trụy bày bán khắp các đường phố. Trong khi những vấn đề giáo dục về giới tính, tình dục chưa được đưa vào giảng dạy để định hướng cách ứng xử văn hoá trong tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng. Người ta lấy nhau không ở được với nhau thì bỏ nhau, cùng lắm thì cấp dưỡng nuôi con vài trăm nghìn đồng!? Trước kia, (dưới thời phong kiến) người con gái không chồng mà có con thì sẽ bị cả xã hội chê cười, thậm chí còn bị cả làng xóm cạo trọc đầu, bôi vôi; nam, nữ quan hệ với nhau bất chính sẽ bị coi là phạm tội thông dâm. Còn ngày nay con ngoài dã thú đã được pháp luật thừa nhận; nam, nữ (đã thành niên) mà quan hệ với nhau như vợ chồng đó là quyền cá nhân, không thích thì họ lại cặp với người khác!?

Một số nguyên nhân chủ quan:


Thứ nhất: Đó là một hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo. Điều này được xem như một nguyên nhân cơ bản cố hữu của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và của các văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình nói riêng trong quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, về nguyên tắc, pháp luật được xem là công cụ có hiệu nhất để Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trước biến đổi nhanh chóng của các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, cùng với quá trình đô thị hoá và hội nhập, mở cửa các quan hệ xã hội chưa thật sự ổn định. Mặt khác, nhà nước chỉ có thể đặt ra các nguyên tắc pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội khi các quan hệ xã hội đó lặp đi lặp lại trở thành một hiện tượng phổ biến ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Vấn đề quan trọng là ở chỗ các nhà làm luật phải nghiên cứu kỹ quy luật phát triển của gia đình trong thời kỳ CNH-HĐH để đề ra được các quy phạm pháp luật mang tính khoa học đón đầu sự phát triển hôn nhân gia đình ở nước ta trong thời kỳ mới. Điều này chúng ta hoàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023