Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn

Từ năm 1997, Bộ Giáo dục Singapore đã khởi động kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin trong giáo dục. Với chương trình này, mọi trẻ của Singapore được đảm bảo cơ hội tiếp cận với môi trường học đường mang đậm màu sắc công nghệ thông tin. Đến tháng 7 năm 2002, Bộ Giáo dục Singapore đã công bố Kế hoạch tổng thể công nghệ thông tin 2 nhằm kế thừa và phát huy những thành công của Kế hoạch công nghệ thông tin 1, tiếp tục đưa ra những định hướng chung cho các nhà trường trong việc tận dụng những cơ hội công nghệ thông tin đem lại để phục vụ giảng dạy và học tập.

Ở Malaixia, các nhà hoạt động giáo dục đã cho rằng việc ứng dụng CNTT là một xu hướng quan trọng trong sự nghiệp cải cách hệ thống giáo dục. Chính sách về CNTT trong giáo dục có những điểm lưu ý sau: Trang bị kiến thức và kỹ năng CNTT cho tất cả học sinh. Coi CNTT vừa là một môn học trong chương trình vừa là công cụ quan trọng trong giáo dục học sinh. Sử dụng CNTT để tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục [dẫn theo 17].

Ở đất nước Hàn Quốc đã xác định rõ mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnh tin học hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển từ năm 2000. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy CNTT” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tương ứng, có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc ban đổi mới chính phủ của Tổng thống...[31].

1.1.2. Tại Việt Nam

Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3 năm 2005, đã đề ra hướng phát triển môi trường học tập cảu người học trong giai đoạn mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin dựa và ứng dụng công nghệ thông tin.

Hội thảo khoa học toàn quốc về công nghệ thông tin và truyền thông “Các giải pháp công nghệ và quản lý trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy học”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10 tháng 12 năm 2006 tại Hà Nội, đã đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc ứng dụng các thành tự của công nghệ thông tin&TT vào trong quá trình dạy học.

Theo tác giả Hoàng Phương Bắc trong Ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học Thái Bình đã nhấn mạnh vai trò của ứng dụng CNTT đối với GV: Giáo viên có thể sử dụng CNTT để trình bày tài liệu theo cách thú vị và hấp dẫn hơn; Hướng dẫn và giúp học sinh tìm kiếm tài liệu định tính; Tận dụng thời gian tốt nhất; Huấn luyện học sinh; Cung cấp hướng dẫn riêng; Hướng dẫn sinh viên theo hướng hợp tác cũng như học tập cộng tác; Chuẩn bị tài liệu học tập cho sinh viên, thay vì dạy học trên lớp như trước; Chẩn đoán vấn đề học tập của sinh viên và giúp họ vượt qua; Giải quyết các vấn đề học tập của học sinh [8].

Theo tác giả Nguyễn Văn Long trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam đã tập trung thảo luận tình hình ứng dụng công nghệ Thông tin vào quá trình dạy-học ngoại ngữ nói chung và cụ thể là tiếng Anh từ lý thuyết đến thực tiễn; từ mô hình thế giới đến thực trạng ứng dụng tại Việt Nam. Ở phần kinh nghiệm quốc tế, trên nền tảng giáo dục kĩ thuật số, tác giả phân tích các đường hướng phổ biến hiện nay thế giới đang áp dụng làm các mô hình lý thuyết cho việc đưa CNTT vào lớp học, vào quá trình giảng dạy, tiếp theo là phần phân tích các năng lực CNTT mà người giáo viên cần đạt được. Ở phần nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đi sâu phân tích nhu cầu thực tiễn và tính thiết yếu của việc ứng dụng CNTT trong bối cảnh Việt Nam, kèm theo là thực trạng ứng dụng hiện nay [32].

Theo tác giả Nguyễn Thị Hà Lan trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc học mầm non đã phân tích vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và mô tả cách thức thiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non (các hoạt động giáo dục) phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hình tượng của trẻ mầm non. Với cách thức này, giáo viên mầm non có thể tự thiết kế được nhiều tư liệu giáo dục và giáo án điện tử sinh động, có tác dụng kích thích hứng thú, tư duy của trẻ đồng thời tạo môi trường giáo dục hiện đại, hấp dẫn trong trường mầm non [33].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tập bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý của Khoa sư phạm tự nhiên, trường Đại học Lâm Đồng trong chương 4 đã trình bày nội dung ứng dung CNTT trong dạy học địa lý rất thiết thực, cụ thể: Sử dụng PowerPoint; Thiết kế bài giảng; Trình chiếu bài giảng; Trò chơi ô chữ (sử dụng PPT); Sử dụng Violet; Sử dụng đa phương tiện và các phần mềm khác; Tạo, xử lý video; Xử lý hình ảnh; Picture manager; Paint; Các phần mềm MindMap để vẽ sơ đồ tư duy; Phần mềm eMindMaps; Phần mềm Inspiration. Bài giảng này nhằm giúp cho sinh viên có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng CNTT để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ hoạt động dạy Địa lý đạt hiệu quả cao. Có khả năng vận dụng các phần mềm và các ứng dụng tin học khác vào dạy học Địa lý [12].

Các nghiên cứu về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 3

Tác giả Hoàng Đức Trí nghiên cứu về Một số biện pháp tăng cường quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã đánh giá một bộ phận GV chưa thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giảng dạy một phần do năng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời. Một số GV chưa thực sự chủ động thiết kế giáo án ứng dụng CNTT mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trên mạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ

động cập nhật phần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng. Vì vậy, tác giả đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong dạy học; Chỉ đạo việc xây dựng quy trình thiết kế và thực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án điện tử cho đội ngũ giáo viên, tổ chuyên môn [34].

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2017) trong Quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ mầm non; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên để phục vụ ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non; Đầu tư cơ sở vật chất trường học (máy tính, phần mềm) để hỗ trợ hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non; Đổi mới công tác chỉ đạo ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non… [17].

Tác giả Triệu Thị Thu trong Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội đã đề cập đến nội dung ứng dụng CNTT, cụ thể: Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học; Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học; Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng; Ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ học tập. Tác giả đã đề xuất các biện pháp: Nâng cao nhận thức về CNTT trong dạy học cho GV; Tổ chức bồi dưỡng về ứng dụng CNTT trong dạy học; Xây dựng hệ thống máy tính và mạng internet thuận lợi để phục vụ dạy học; Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT; Quản lý ha tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện… [35].

Tác giả Phó Đức Hòa, Bùi Thị Quyên trong Một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường trung học cơ sởđã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT; Lập kế hoạch chiến lược cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học tại các

trường THCS; Xây dựng nguồn nhân lực CNTT có chất lượng tại các trường THCS; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật tin học, hiện đại hóa trang thiết bị các trường THCS [15].

Ngoài ra, còn có các công trình như: Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Phạm Trường Lưu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học có sử dụng đa phương tiện ở trường THCS”, đã đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học có sử dụng đa phương tiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [18]; Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Trần Thị Đản nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của hiệu trưởng trường THCS Văn Lang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” [10] và luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giải Đào Thị Ninh nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các trường trung học phổ thông quận Cầu Giấy - Hà Nội” đã đưa ra một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [19].

Thực tế hiện nay, việc đưa công nghệ thông tin trong dạy học còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết như: Trình độ tin học cơ bản của nhiều cán bộ quản lý, GV còn yếu, năng lực ứng dụng CNTT của GV còn yếu trong thực hiện quy trình thiết kế và sử dụng các loại giáo án điện tử. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn, vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cần tập trung giải quyết.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

* Quản lý

Trong quá trình hình thành lý luận về quản lý, các nhà nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những định nghĩa khác nhau.

Theo F.W.Taylor (1856 - 1915), “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [dẫn theo 37].

Theo tác giả Vũ Ngọc Hải: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [19].

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường [16, tr.135].

Từ những định nghĩa trên ta có thể khẳng định: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, các nguyên tắc và các kỹ năng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình.

* Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, khi nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệm về quản lý giáo dục dưới các góc độ khác nhau:

Theo tác giả Trần Kiểm: ở cấp vĩ mô “quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động” [11].

Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy

luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lý của con người. Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục phải nói đến quản lý nhà trường cùng với hệ thống quản lý giáo dục” [dẫn theo 17].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [9].

Từ các khái niệm nêu trên ta có thể hiểu: quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý mà chủ yếu nhất là quá trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tói mục tiêu đã định.

1.2.2. Công nghệ thông tin

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, công nghệ thông tin (tiếng Anh là: Information Technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin.

Theo luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH 114 ngày 29 tháng 01 năm 2006: “công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [24].

Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [13].

Như vậy, từ các quan điểm nêu trên, theo chúng tôi: Công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ

chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người và xã hội.

1.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục bao gồm hai lĩnh vực: ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay đã trở nên phổ biến. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông đang thay đổi một cách nhanh chóng là một cơ hội rất lớn cho một phương pháp giáo dục hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến với vai trò nòng cốt của công nghệ thông tin. Nó đòi hỏi công tác quản lý giáo dục phải có những giải pháp thích hợp để phát huy hết những lợi thế mà công nghệ thông tin mang lại cho việc dạy và học của chúng ta hiện nay.

Như vậy, Ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn là việc đưa CNTT vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách theo mục đích giáo dục.

1.2.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn là những biện pháp tác động của chủ thể quản lý mang tính mục đích, có kế hoạch đến quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là quản lý việc sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác trong các hoạt động của nhà trường, giúp quá trình dạy học, giáo dục đạt tới các mục tiêu đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023