Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL

Cán bộ quản lí

CNTT

Công nghệ thông tin

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên 36

Bảng 2.2. Khách thể và đơn vị khảo sát 38

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, giáo viên vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên 39

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, giáo viên nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên 41

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, giáo viên về hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên 43

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giáo viên lập kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở 46

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, giáo viên tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên 48

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, giáo viên chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên 51

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, giáo viên kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên 53

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họ Ngữ văn thành phố Thái Nguyên 55

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 79

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 81

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bão đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục của các quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… Để có được sự ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục như ngày nay, các nước đã trải qua nhiều chương trình quốc gia về tin học hóa cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào khoa học công nghệ và giáo dục, coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính vì vậy họ đã rất quan tâm đầu tư về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy. Ngày nay, đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã đặt ra cho giáo dục nhiều yêu cầu cấp bách. Đó là, giáo dục phải trang bị cho người học khả năng học tập suốt đời mà kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề là cần thiết nhất trong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng.

Hiện nay, dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy nên đã bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt. Công nghệ thông tin với ưu thế đặc biệt làm khâu đột phá để đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ứng dụng công nghệ thông tin làm cho công tác quản lý nhẹ nhàng và đồng bộ, tạo ra tính thống nhất, chuyên nghiệp và có hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi phương pháp học, cách

kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác, tạo ra một thế hệ học sinh có năng lực nhanh nhạy hơn, hiện nay giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn đã góp phần phát triển năng lực văn học cho học sinh và đáp ứng yêu cầu phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn Ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Tuy nhiên, việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn vẫn còn tồn tại những bất cập trong lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá, mặt khác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong dạy học Ngữ văn, khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học của một số giáo viên còn yếu đã đặt ra yêu cầu phải bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên. Hiện nay, còn một số cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn chưa sâu, cơ sở vật chất sư phạm để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường còn chưa đồng bộ. Hệ thống mạng Lan về các phòng học còn yếu, việc cập nhật Internet chưa được thường xuyên.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ Văn ở trường THCS.

4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

4.3. Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Ngữ văn trong các trường THCS ở Thái Nguyên đã đạt một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Nếu đề xuất các biện pháp phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Chủ thể quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS là Hiệu trưởng các trường THCS.

Việc triển khai nghiên cứu đề tài được thực hiện trong thời gian 9/2019 đến tháng 4/2020.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận: mục tiêu, nội dung… ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn, nghiên cứu những tài liệu lý luận, văn bản, sách báo, các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trên cơ sở thu thập thông tin của các trường THCS về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tổng kết kinh nghiệm tổ chức, quản lý. Những kinh nghiệm được tổng kết sẽ là một trong những cơ sở để đề xuất các biện pháp quản ý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THSC trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Thiết kế các mẫu phiếu hỏi phù hợp để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên đồng thời đánh giá tính khả thi, cần thiết của các biện pháp đưa ra.

7.2.3. Phương pháp quan sát

Đối với hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tác giả quan sát để đánh giá về việc thực hiện hoạt động và hiệu quả của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên.

7.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi với giáo viên và học sinh về cách thức quản lý, tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, những khó khăn, nguyên nhân của khó khăn…

7.2.5. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến của cán bộ quản lý cấp Sở, cấp phòng, cán bộ quản lý các trường THCS, các giáo viên có kinh nghiệm quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên.

7.2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được về mặt định lượng.

8. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu

Sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bão đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục của các quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… Để có được sự ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục như ngày nay, các nước đã trải qua nhiều chương trình quốc gia về tin hoc hóa cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào khoa học công nghệ và giáo dục, coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính vì vậy họ đã rất quan tâm đầu tư về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Ở Mỹ, những nghiên cứu về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được thực hiện từ sớm nên dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối thập niên 90.

Tại Nhật Bản đã xây dựng chương trình Quốc gia có tên “Kế hoạch một xã hội thông tin - mục tiêu quốc gia đến năm 2000” về việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng một xã hội thông tin đã được công bố từ những năm 1972. Ở đất nước Ấn Độ, tổ chức NCERT (National Council of Education Resarch and Training) ở New Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Literacy and Studies in School). Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ giúp việc dạy học trong lớp, đồng thời quan tâm đến vai trò của máy tính như là một

công cụ ưu việt đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa về phương pháp luận dạy học.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí