Quản lý trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN - 14

Nhìn chung tất cả 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở giá trị trung bình là X = 2.77 điểm, không có biện pháp nào đánh giá là không khả thi.

Biện pháp được đánh giá là khả thi nhất là biện pháp “Bồi dưỡng cho GV vận dụng phương pháp DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS” với điểm trung bình là X = 2.89 điểm. Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN cho CBQL các trường THCS” ở mức

khả thi với X = 2.6 điểm.


Để so sánh sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi thể hiện bằng biểu đồ dưới đây.


3

2.5

2

1.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

1

0.5

Quản lý trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN - 14

0

Tính cần thiết

Tính khả thi

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 BP 7


Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐ DH theo mô hình VNEN của HT trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Kết luận chương 3

Trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về GD&ĐT, các kiến thức của khoa học QL giáo dục, kế thừa những đề tài trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng QL HĐ DH theo mô hình VNEN ở trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp QL, nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐ DH của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Do điều kiện có hạn nên các biện pháp này chưa phải là hệ thống giải pháp hoàn chỉnh và đầy đủ, nhưng là những biện pháp cấp thiết có tính khả thi cao.

Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được khẳng định thông qua khảo nghiệm. Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QL HĐ DH của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí. Khi thực hiện phải xem xét điều kiện thực tế của trường, từ cơ sở vật chất đến khả năng của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên tiềm năng của phụ huynh học sinh và sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan, các mối quan hệ xã hội,… để vận dụng linh hoạt và hiệu quả cao trong quá trình vận dụng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận liên quan đến vấn đề quản lý trường THCS theo mô hình VNEN, mục đích của mô hình này là quản lý đổi mới hoạt động dạy học, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông. Việc nghiên cứu phần lý luận có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng HĐ DH và QL HĐ DH ở các trường THCS.

Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng HĐ DH, đặc biệt là công tác QL HĐ DH của hiệu trưởng trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, thông qua việc thu thập dữ liệu, khảo sát và trưng cầu ý kiến. Kết quả khảo sát chúng tôi cũng phân tích, so sánh và lý giải được những vấn đề còn bất

cập. Trên cơ sở lý luân

và thưc

tiên

đã đươc

trình bày chúng tôi đề xuất hệ

thống các biện pháp tăng cường QL HĐ DH theo mô hình VNEN của hiệu trưởng trường THCS thành phố Uông Bí. Đề tài đã đề xuất thực hiện 7 biện pháp QL, đó là:

1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN cho CBQL các trường THCS.

2. Kế hoạch hoá công tác QL HĐ DH.

3. Bồi dưỡng cho GV vận dụng phương pháp DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

4. Tăng cường đầu tư, khai thác, sử dụng phương tiện dạy học hợp lý làm tăng hiệu quả dạy học.

5. Tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp hoạt động dạy học trong các trường THCS.

6. Quản lý việc giáo dục động cơ, tinh thần, thái độ học tập và bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.

7. Biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

sinh nhằm tăng tính chính xá c, khách quan.

Các biện pháp đề xuất nhằm mục đích QL có hiệu quả HĐ DH của các trường THCS và đã được các đồng chí lãnh đạo chuyên viên Phòng GD&ĐT, các đồng chí CBQL các trường THCS đánh giá ở mức độ rất cần thiết và rất khả thi.

Như vậy các biện pháp đề xuất của chúng tôi vừa mang tính khoa học, vừa được rút ra từ thực trạng QL HĐ DH, lại được đánh giá của đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong DH và QL DH nên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho công tác QL HĐ DH của hiệu trưởng trường THCS thành phố Uông Bí. Tuy nhiên để các biện pháp được hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đội ngũ cán bộ quản lý các trường, các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh học sinh để khi thực hiện các biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ và Sở GD&ĐT

- Cải tiến nội dung chương trình đào tạo trong các trường sư phạm theo chương trình phổ thông mới để khi sinh viên ra trường không phải tập huấn thêm về dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Có chế độ đãi ngộ những giáo viên trẻ mới ra trường tốt nghiệp đại học chính quy bằng Giỏi , họ có kiến thức cơ bản và đây chính là lực lượng kế cận về lâu dài và trẻ hóa đội ngũ giáo viên.

- Tổ chức tốt, có chất lượng các đợt tập huấn, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý hoạt động dạy học và biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH của hiệu trưởng ở trường THCS.

- Tạo điều kiện về kinh phí cũng như thời gian để CBQL, GV theo học các lớp bồi dưỡng chính trị, quản lý giáo dục hệ đại học và sau đại học; được giao lưu với các trường áp dụng tốt công tác quản lý hoạt động dạy học và biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH ở trường

THCS trong nước và quốc tế để học hỏi kinh nghiệm.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sư phạm vững vàng để làm GV cốt cán trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đổi mới PPDH cho giáo viên các trường.

- Phối hợp với các ban ngành để tăng cường CSVC- trang thiết bị dạy học đủ và đúng theo yêu cầu đổi mới của ngành cho các nhà trường.

- Tổ chức tốt nhiều hình thức thi đua dạy tốt, học tốt, có khen thưởng, động viên kịp thời để tạo phong trào rộng rãi trong các nhà trường, trong giáo viên, ý thức không ngừng vươn lên trong công tác giảng dạy.

2.3. Đối với các trường THCS

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về đổi mới HĐ DH theo mô hình VNEN.

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo mô hình VNEN.

- Quản lý tốt hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ GV theo hướng đổi mới PPDH.

- Tăng cường việc thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới PPDH.

- Quản lý tốt điều kiện đảm bảo đổi mới dạy học theo mô hình VNEN.

- Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN..


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý, Trường CBQL giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo, Phần III, quyển 1, Trường CBQL giáo dục.

3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai. Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT, Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, Điều lệ trường trung học cơ, trường trung học phổ thông và trưởng phổ thông có nhiều cấp học.

5. Bộ GD&ĐT, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, trung học phổ thông (thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

6. Bộ GD&ĐT, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, Thông tư ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

7. Các Mác (1959), Tư bản quyển 1 tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí (2010), Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chính phủ, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về trách nhiệm QL nhà nước về giáo dục.

10. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dục, Nxb Giáo dục.

11. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

16. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục.

17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề quản lý giáo dục và khoa học giáo dục,

Nxb giáo dục, Hà Nội.

18. Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý Nhà nước về giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Trần Kiểm (2004), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

21. Kmarx và F.Engels. Kmarx và F.Engels toàn tập (1993), tập 23 Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

22. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI

- Chiến lược phát triển, Nxb Giáo dục.

23. Nguyễn Văn Lê (1998), Quản lý trường học, NXB Giáo dục.

24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Tâm lý học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Phan Trọng Luận (1998), Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học" trong các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn ở TH, Thông tin khoa học giáo dục, số 65/1998.

26. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

27. Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1997), Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

29. Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí, Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

30. Nguyễn Ngọc Quang (1987), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung ương, Hà Nội.

31. Taylo F.W (1991), Những nguyên tắc khoa học quản lý, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

32. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí