Tăng Cường Đầu Tư, Khai Thác, Sử Dụng Phương Tiện Dạy Học Hợp Lý Làm Tăng Hiệu Quả Dạy Học

+ Phương pháp trực quan…

- Áp dụng các phương pháp DH tích cực để thiết kế giáo án mẫu bằng

viêc

kết hơp

hơp

lí các phương pháp khác nhau , cho từng loại bài, cho từng

đối tượng HS.

- Tổ chức tập giảng , sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp D H và đánh giá rút kinh nghiệm.

- Phổ biến các bài soạn có chất lượng cao, giảng dạy thành công trong các kỳ hội giảng cho GV học tập.

b. Tổ chức tập giảng , hội giảng, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

đổi mới phương pháp DH trong cá c trườ ng THCS trên đia bà n

- Vận dụng phương pháp DH theo hướng phát huy tính tích tực của HS không phải chỉ là thay đổi trong nhận thức của GV, trong kế hoạch của các cấp, mục đích cuối cùng phải biến thành thực tế trong HĐ DH của GV. Do vậy phải tổ chức tập giảng, hội giảng, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề giúp GV tiếp cận, thực hiện vận dụng phương pháp DH theo hướng phát huy tính tích tực của HS một cách thường xuyên.

Quản lý trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN - 12

Trong những năm thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, các nhà trường đã chỉ đạo các tổ bộ môn, các cụm trường THCS tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề cấp cụm, thành phố, tổ chức hội giảng, hội thảo đổi mới phương pháp. GV đã tiếp cận được các phương pháp giảng dạy tích cực. Tuy nhiên, để có được một tiết dạy thành công phải có sự tham gia đóng góp của nhiều người, GV phải chuẩn bị rất công phu. Chính điều đó đã làm cho GV khó áp dụng thường xuyên được.

Để khắc phục những hạn chế đó, việc chỉ đạo tập giảng, hội thảo, hội giảng đổi mới phương pháp cần đi vào những vấn đề rất cụ thể, từng thể loại bài, từng đối tượng HS. Sau khi dự giờ giảng của GV, người dự không chỉ đánh giá những thành công, hạn chế của tiết dạy mà cao hơn phải khái quát thành

những định hướng chung về yêu cầu vận dụng phương pháp đối với tiết dạy đó,

GV phải chuẩn bị những phương tiện thiết bị gì, cách thức tiến hành từng phần như thế nào, áp dụng phương pháp DH nào là phù hợp. Đối tượng HS khá, giỏi thì tiến hành như thế nào, đối tượng HS trung bình, yếu thì có thể yêu cầu tính tích cực ở mức độ nào… Có thể cao hơn nữa là khái quát thành quy định về vận dụng phương pháp cho từng loại bài dạy như thế nào. Những quy định đó phải được thể chế hoá thành văn bản và yêu cầu GV trong bộ môn phải thực hiện, đó cũng là căn cứ để các nhà QL kiểm tra đánh giá.

Việc tập giảng, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học cho GV là nhiệm vụ chung của toàn cấp học. Trước hết là ý thức tự giác của mỗi GV phải tự mình biết rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Tiếp sau đó là giúp đỡ của tổ chuyên môn, của đội ngũ cốt cán các bộ môn của các nhà trường. Trong kế hoạch thực hiện việc vận dụng phương pháp DH của cấp học, Phòng GD&ĐT nên quy định rõ số lượng các đợt tập giảng, hội thảo, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề của các cấp cần thực hiện trong năm học. Trong năm học mỗi tổ bộ môn thực hiện sinh hoạt chuyên đề cấp cụm, thành phố 2 lần. Mỗi tổ chuyên môn ở trường thực hiện một chuyên đề/tháng. Mỗi trường tổ chức hội giảng 2 kỳ/năm học. Phòng GD&ĐT tổ chức hội giảng cấp thành phố 2 năm/ lần.

c. Tổ chức và nâng cao chất lượng HĐ của đội ngũ cốt cán các bộ môn để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho GV

- Đội ngũ cốt cán là tổ chức tập hợp các đồng chí GV giỏi của thành phố, mỗi môn học có từ 3 đến 5 đồng chí, thành lập và HĐ nhằm hỗ trợ Phòng GD GD&ĐT trong các HĐ chuyên môn, phát huy khả năng của GV giỏi trong ngành.

- Nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ cốt cán là giúp Phòng GD&ĐT trong hoạt động chuyên môn: Làm báo cáo viên các lớp bồi dưỡng GV; xây dựng nội dung và chủ trì các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cấp thành phố; làm

giám khảo các đợt hội giảng cấp thành phố; tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của ngành.

- Danh sách đội ngũ cốt cán được thông báo đến các trường THCS. GV các trường khi có khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy có thể liên hệ với GV cốt cán của bộ môn để được giúp đỡ.

d. Tổ chức đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp DH của đơn vị, xây dựng kế hoạch đổi mới cho năm học tiếp theo

Sau mỗi năm học HT các trường chỉ đạo cho tổ, nhóm chuyên môn tổng hợp những thành công, hạn chế từ GV trực tiếp giảng dạy, cùng với kết quả kiểm tra đánh giá GV để tổng hợp khái quát chung thực trạng thực hiện việc vận dụng phương pháp DH của nhà trường. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thực hiện tiếp theo với Phòng GD&ĐT và trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp DH của nhà trường trong năm học mới. Kế hoạch được lấy ý kiến của CBGV các trường và phổ biến rộng rãi cho tất cả các GV cùng thực hiện.

3.2.4. Tăng cường đầu tư, khai thác, sử dụng phương tiện dạy học hợp lý làm tăng hiệu quả dạy học

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Thiết bị DH là một trong những điều kiện thiết yếu của quá trình DH, là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên tính hiệu quả của quá trình này, nó là công cụ để GV và HS thực hiện các HĐ DH. Vì vậy cần đầu tư, tăng cường CSVC, trang thiết bị DH và khai thác sử dụng có hiệu quả thiết bị DH. Trong những năm qua các nhà trường đã tích cực mua sắm trang thiết bị DH khá đồng bộ và hiện đại. Tuy nhiên các biện pháp QL, khai thác sử dụng còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Biện pháp giúp các trường THCS tăng cường đầu tư, khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng DH, tạo điều kiện cho việc vận dụng phương pháp DH phát huy tính tích cực của HS, đẩy mạnh HĐ của HS, làm cho HS tự giác,

tự khám phá kiến thức thông qua HĐ thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng DH.

Biện pháp giúp cho GV nâng cao ý thức tự giác sử dụng các thiết bị DH trong các tiết thực hành, giờ giảng chính khoá của GV, từ đó nâng cao được chất lượng giờ lên lớp nói riêng và HĐDH nói chung, góp phần tích cực vào quan điểm DH theo hướng tích cực, chống dạy “Chay”, đọc chép. Nó giúp cho nhà trường ngày càng đầy đủ điều kiện CSVC và các thiết bị phục vụ DH đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình SGK, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà trường về nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn CSVC, thiết bị.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

a. Có kê hoạch tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị DH; nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới phòng học bộ môn đảm bảo sử dụng thiết bị DH một cách hiệu quả nhất.

- Hàng năm các trường phải xây dựng kế hoạch trang bị CSVC, mua sắm mới thiết bị DH, kế hoạch lâu dài và kế hoạch trước mắt từng học kỳ, từng năm học. Cuối năm học, các trường cần kiểm kê, phân loại chất lượng thiết bị đồ dùng DH. Đối chiếu với danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ GD&ĐT để lập danh sách mua sắm bổ sung đảm bảo đủ yêu cầu DH.

- Tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học, máy chiếu Projecter, máy vi tính, các phần mềm DH.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đồ dùng, các nhà trường cần phải xây dựng các phòng học bộ môn, trước mắt là các môn có nhiều thiết bị đồ dùng như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học theo chuẩn của phòng học bộ môn trường đạt chuẩn quốc gia. Những địa phương có điều kiện thì tham mưu với địa phương xây dựng trường chuẩn quốc gia với hệ thống các phòng bộ môn đạt chuẩn.

- Các trường thường xuyên trang bị bổ sung cho phòng thư viện, cải tiến

cách QL phòng thí nghiệm, thư viện, huy động tối đa được các đồ dùng, các

loại đầu sách mới phục vụ cho HĐ DH: sách giáo khoa, sách GV, tăng thêm các đầu sách tham khảo, báo chí, tạp chí chuyên ngành. Kêu gọi cộng đồng tham gia xây dựng thư viện bằng nhiều hình thức, đồng thời thông qua hội cha mẹ HS, các đơn vị kết nghĩa, các tập thể và cá nhân khác (cựu HS, cựu GV,…) để tìm nguồn tài chính và các thiết bị, vật liệu bổ sung cho thiết bị DH nhà trường, tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ dùng DH trong GV, HS, sưu tầm tài liệu, báo, ảnh phù hợp với từng phân môn để phục vụ DH, để cùng với thiết bị DH tối thiểu góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của GV và HS khi thực hiện chương trình đổi mới.

- Các nhà trường cần tích cực đầu tư CSVC để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia vì việc đầu tư CSVC chính là một trong những tiêu chuẩn khó khăn nhất trong những tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia, vì vậy hàng năm các nhà trường cần tham mưu với UBND các cấp tổ chức hội nghị đánh giá kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trên cơ sở đó để có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cho từng đơn vị để phấn đấu.

b. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thiết bị đồ dùng.

- Trong điều kiện thiết bị đồ dùng được trang bị đồng bộ, hiện đại như hiện nay, cán bộ phụ trách thiết bị đồ dùng phải được đào tạo chuyên ngành, bài bản, cán bộ thiết bị đồ dùng không chỉ là thủ kho cất giữ, bảo quản thiết bị đồ dùng mà phải là người phụ tá thí nghiệm, là chuyên gia hướng dẫn GV sử dụng các thiết bị mới, là người giúp Hiệu trưởng xây dựng, theo dõi, đôn đốc nề nếp sử dụng thiết bị đồ dùng DH của GV và HS. Do vậy cán bộ thiết bị đồ dùng phải được tập huấn nghiệp vụ trong công tác với những nội dung cơ bản sau:

+ Danh mục thiết bị đồ dùng các môn học.

+ Cách tổ chức sắp xếp thiết bị đồ dùng khoa học, dễ tìm, dễ sử dụng, tránh độc hại, an toàn cho người sử dụng.

+ Quy trình bảo quản khoa học tránh hỏng hóc.

+ Công dụng, kỹ thuật lắp ráp, vận hành các thiết bị đồ dùng.

+ Nghiệp vụ lập sổ sách theo dõi tài sản, theo dõi sử dụng, thanh lý theo quy định chung.

c. Tập huấn sử dụng thiết bị đồ dùng cho GV.

- Để xây dựng được nề nếp sử dụng thiết bị đồ dùng thường xuyên HĐ DH, Các nhà trường cần thường xuyên tập huấn sử dụng thiết bị dạy học về kỹ năng sử dụng, về an toàn của thiết bị khi vận hành, về kết quả thí nghiệm của thiết bị DH cho GV qua nhiều hình thức: Cử đi tập huấn ở các lớp do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức, mời chuyên gia tập huấn, hướng dẫn các thao tác, kỹ năng sử dụng cho đội ngũ GV khi sử dụng phương tiện hiện đại, thí nghiệm, thư viện, tạo nên thói quen làm việc nề nếp trong các nhà trường,… Ngoài việc tham gia tập huấn đại trà sử dụng thiết bị DH, mỗi cán bộ GV cần phải sử dụng các tài liệu hướng dẫn tự bồi dưỡng để nâng cao khả năng sử dụng và khai thác, nâng cao hiệu quả của thiết bị hiện có.

- Khuyến khích GV tự học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để sử dụng các trang thiết bị hiện đại, sử dụng các phần mềm DH, tích cực khai thác thông tin trên mạng để làm tư liệu cho giảng dạy.

- Phát động phong trào thi đua cải tiến, tự làm đồ dùng DH để sử dụng có hiệu quả hơn, thực hiện thành công hơn.

d. Chỉ đạo CBGV xây dựng nền nếp sử dụng đồ dùng thiết bị DH

- Cùng với phong trào sử dụng phương pháp DH theo hướng phát huy tính tích cực của HS, việc sử dụng thiết bị đồ dùng DH phải được coi như một yêu cầu bắt buộc đối với GV. Các nhà trường cần quy định rõ yêu cầu sử dụng thiết bị dạy học trong nội quy hoạt động chuyên môn của cấp học.

- Xây dựng nội quy khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng DH trong nhà trường. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của ban giám hiệu, của tổ trưởng chuyên môn, của GV, của cán bộ thiết bị đồ dùng và trách nhiệm của HS trong

việc sử dụng thiết bị đồ dùng, với yêu cầu vừa đảm bảo dễ dàng cho người sử dụng vừa đảm bảo QL tốt tránh mất mát, hỏng hóc.

- Chỉ đạo CBGV thực hiện tốt chế độ đăng ký, mượn, trả đồ dùng của GV, chế độ làm việc của cán bộ thiết bị đồ dùng đảm bảo phục vụ tốt cho GV.

e. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng thiết bị đồ dùng DH của GV

- CBQL các nhà trường thực hiện thường xuyên chế độ kiểm tra việc sử dụng thiết bị đồ dùng DH. Kết hợp kiểm tra trực tiếp trên lớp và kiểm tra qua hồ sơ đăng ký, mượn, trả đồ dùng; kiểm tra thường xuyên kết hợp với kiểm tra đột xuất.

- Căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, yêu cầu số tiết thí nghiệm thực hành theo quy định để kiểm tra đánh giá việc thực hiện sử dụng thiết bị phục vụ cho HĐ DH của GV.

3.2.5. Tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp hoạt động dạy học trong các trường THCS

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đây là một nội dung quan trọng trong quản lý HĐ DH của các trường học. Nó tạo ra nền tảng vững chắc về trật tự, kỷ cương, tạo ra bầu không khí lành mạnh, tích cực, tự giác, tinh thần dân chủ trong công việc của các nhà trường.

- Tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp HĐ DH trong các nhà trường nhằm thực hiện quy chế DH do Bộ GD&ĐT ban hành, góp phần nâng cao chất lượng DH.

- Hiệu trưởng các trường cụ thể hoá những chức năng, nhiệm vụ trong Điều lệ nhà trường vào hoàn cảnh cụ thể của nhà trường. Đó là các qui định về nội dung làm việc, quy định nề nếp chuyên môn, vận dụng vào thực tế của từng nhà trường giúp CBQL, GV hoàn thành tốt yêu cầu công việc, QL trên lĩnh vực dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả công việc được giao.

- Nâng cao chất lượng xây dựng nội quy, quy định bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của từng trường góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung đã đề ra.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

a. Hiệu trưởng các nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch QL nền nếp chuyên môn

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng các nhà trường phải chỉ đạo các tổ , nhóm chuyên môn xây dựng được kế hoạch QL nền nếp chuyên môn, đặc biệt là nề nếp DH.

- Trong kế hoạch phải xây dựng các chỉ tiêu thực hiện nền nếp trong tập thể sư phạm nhà trường. Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể của từng tổ, nhóm chuyên môn đảm bảo kích thích được HĐ dạy.

b. Hiệu trưởng tổ chức cho CBQL và GV học tập những văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ GD&ĐT; những quy định của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT

- Đầu năm học HT các nhà trường cần tổng hợp và tập huấn cho CBQL và GV nắm vững các văn bản pháp qui của Bộ GD&ĐT về những quy định, quy chế chung về DH (Điều lệ trường THCS, mục tiêu đào tạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, hồ sơ giảng dạy, quy định về khen thưởng, xét duyệt lên lớp, các tiêu chí thi đua,…). Các văn bản này sẽ phát huy tác dụng tích cực khi đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hiện thực, tính chuẩn mực và xuất hiện đúng lúc, kịp thời.

- Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn cụ thể hoá các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã ghi trong văn bản, đề ra những yêu cầu cần thực hiện đối với GV.

c. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tốt các quy định về chuyên môn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023