2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu đào tạo
Căn cứ vào mục tiêu của CTĐT đã được Trưởng Trưởng Khoa phê duyệt, trưởng Khoa chỉ đạo bộ môn, giảng viên trên cơ sở mục tiêu chương trình ngành Ngôn ngữ Anh xây dựng mục tiêu cụ thể của từng môn học thể hiện trong đề cương môn học.
Chỉ đạo việc tổ chức dạy học trên lớp bám sát mục tiêu môn học đối với từng bài học, đơn vị kiến thức.
Đánh giá theo mục tiêu môn học đã được mô tả theo các mức độ mục tiêu ở đề cương môn học.
Kết quả khảo sát được thể hiện ở mục 1 - bảng 2.6. và 2.7 Về mức độ thực hiện: Có 5/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 10,4% và 6/100 SV chiếm tỷ lệ 6% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 36/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 75% và 89/100 SV chiếm tỷ lệ 89% đánh giá ở mức thường xuyên, có 7/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14,6% và 5/100 SV chiếm tỷ lệ 5% đánh giá ở mức đôi khi. Về kết quả đạt được: Có 30/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 62,5% và 89/100 SV chiếm tỷ lệ 89% đánh giá ở mức tốt, 14/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 29,2% và 7/100 SV chiếm tỷ lệ 7% đánh giá ở mức khá, có 4/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8,3% và 4/100 SV chiếm tỷ lệ 4% đánh giá ở mức trung bình. Chúng tôi đã hỏi thêm CBQL, GV, một số ý kiến cho rằng Quản lý thực hiện mục tiêu CTĐT trong mấy năm gần đây được Ban chủ nhiệm Khoa, tổ chức năng, bộ môn thực hiện thường xuyên.
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung đào tạo
Việc quản lý nội dung CTĐT được Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Nội dung CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh được xây dựng và được Hội đồng khoa học - đào tạo của Khoa thẩm định, nghiệm thu và trình Trưởng Khoa phê duyệt ra quyết định ban hành.
Trước mỗi khóa học Phó trưởng Khoa phụ trách đào tạo chỉ đạo tổ đào tạo thông báo cho sinh viên các môn học, nội dung đào tạo trước khi khóa học diễn ra.
Khoa chỉ đạo bộ môn, giảng viên được phân công phụ trách các môn học căn cứ và đề cương môn học để xây dựng và nghiệm thu đề cương bài giảng. Đề cương bài giảng sau khi được nghiệm thu đảm bảo được các yêu cầu của chương trình sẽ được phát cho sinh viên.
Để thuận tiện cho cán bộ giảng viên, SV quan tâm, theo dõi, nghiên cứu, CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh được đăng tải trên website của Khoa, in trong cuốn niên giám phát cho sinh viên.
Kết quả đánh giá nội dung này được thể hiện ở mục 2 - bảng 2.6 và 2.7. Về mức độ thực hiện: Có 6/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12,5% và 6/100 SV chiếm tỷ lệ 6% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 38/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 79,2% và 88/100 SV chiếm tỷ lệ 88% đánh giá ở mức thường xuyên, 4/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8,3% và 5/100 SV chiếm tỷ lệ 5% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 27/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 56,3% và 80/100 SV chiếm tỷ lệ 80% đánh giá ở mức tốt, 18/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 37,5% và 7/100 SV chiếm tỷ lệ 7% đánh giá ở mức khá, 3/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 6,2% và 4/100 SV chiếm tỷ lệ 4% đánh giá ở mức trung bình.
2.4.3. Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo
Sau khi tuyển sinh mở lớp Phó Trưởng Khoa phục trách ĐT chỉ đạo tổ đào tạo xây dựng kế hoạch ĐT toàn khoá, kế hoạch ĐT năm học và kế hoạch ĐT từng kỳ ngay sau khi có Quyết định trúng tuyển, trên cơ sở kế hoạch ĐT của Khoa và kế hoạch của cơ sở liên kết ĐT, phòng đào tạo phối hợp cùng với cơ sở liên kết đào tạo, bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập, sắp xếp thời khoá biểu chi tiết cho từng học kì, năm học; lập kế hoạch thi học kì, kế hoạch học lại, cải thiện điểm và kế hoạch thi, thi phụ cho các lớp VLVH. Nếu không có phản hồi, bổ sung, các kế hoạch ĐT được phê duyệt, ban hành chính thức và gửi cho các tổ chức năng và bộ môn, đơn vị liên kết đào tạo theo dõi thực hiện.
Giảng viên xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện môn học do mình phụ trách trong học kỳ được phê duyệt như những môn học 4 tín chỉ thời gian giảng
dạy lý thuyết là 45 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành, 15 tiết tự học, thời gian giảng dạy là 6 ngày, mỗi ngày 10 tiết, giảng viên phải thực hiện đúng kế hoạch đó và chất lượng giảng dạy được đảm bảo.
Kết quả đánh giá nội dung này được thể hiện ở mục 3 - bảng 2.6 và 2.7 Về mức độ thực hiện: Có 4/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8,3% và 4/100 SV chiếm tỷ lệ 4% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 38/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 79,2% và 91/100 SV chiếm tỷ lệ 91% đánh giá ở mức thường xuyên, 6/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12,5% và 5/100 SV chiếm tỷ lệ 5% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 29/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 60,4% và 60/100 SV chiếm tỷ lệ 60% đánh giá ở mức tốt, 12/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 25% và 18/100 SV chiếm tỷ lệ 18% đánh giá ở mức khá, 7/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14,6% và 22/100 SV chiếm tỷ lệ 22% đánh giá ở mức trung bình.
Quản lý thực hiện kế hoạch ĐT được thực hiện tương đối thường xuyên song vẫn có ý kiến đánh giá mức độ đạt được chỉ đạt ở mức trung bình. Qua tìm hiểu và bằng quan sát thực tế chúng tôi được biết: số giảng viên đang đi học nâng cao trình độ chuyên môn tương đối nhiều đôi lúc phải đổi giờ, nghỉ dạy, dạy bù làm xáo trộn kế hoạch ban đầu, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của SV và sự quản lý, theo dõi thực hiện kế hoạch của cơ sở liên kết và của Khoa.
2.4.4. Thực trạng quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo
Kết quả khảo sát nội dung này được thể hiện ở mục 4 - bảng 2.6 và 2.7. Về mức độ thực hiện: Có 1/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 2% và 7/100 SV chiếm tỷ lệ 7% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 39/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 81,3% và 87/100 SV chiếm tỷ lệ 87% đánh giá ở mức thường xuyên, 8/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 16,7% và 5/100 chiếm tỷ lệ 5% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 32/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 66,7% và 65/100 SV chiếm tỷ lệ 65% đánh giá ở mức tốt, 13/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 27% và 28/100 SV chiếm tỷ lệ 28% đánh giá ở mức khá, 3/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 6,3% và 7/100 SV chiếm tỷ lệ 7% đánh giá ở mức trung bình.
Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết Quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức ĐT được Ban chủ nhiệm Khoa đặc biệt quan tâm. Trong đó, đổi mới PPGD, hình thức tổ chức hoạt động dạy - học là nội dung chủ yếu. Mặc dù nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Khoa, nỗ lực của tập thể đội ngũ CBQL, GV song vẫn còn những khó khăn nhất định, do giảng viên tuổi đời còn trẻ, đang theo học nâng cao trình độ nên chưa có thời gian đầu tư nhiều vào chuyên môn, SV chưa thay đổi được phương pháp học truyền thống, vẫn còn thụ động chưa có phương pháp học tập riêng cho mình, chưa giành nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu.
2.4.5. Thực trạng quản lý người dạy và hoạt động dạy
Hiện nay Khoa Ngoại ngữ đang trên đà tiến tới thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ nên việc quan tâm đến chất lượng đào tạo được quan tâm hàng đầu Khoa luôn quan tâm đôn đốc động viên giảng viên thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy, lập kế hoạch môn học, tổ chức giờ lên lớp của giảng viên, thời gian đến và thời gian về của giảng viên khi tham gia giảng dạy môn học mà mình phụ trách, quá trình tổ chức hoạt động cho sinh viên theo kế hoạch được đảm bảo theo đúng đề cương môn học, sử dụng phương pháp, HTTC của phù hợp với mỗi môn học để thực hiện tốt chương trình ĐT. Ngoài ra quản lý mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình thực hiện CTĐT. Việc thực hiện tốt CTĐT của giảng viên tốt thì chất lượng đào tạo của khoa cũng được nâng cao.
Thường xuyên trao đổi với cơ sở liên kết đào tạo về quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo và trao đổi về việc tạo điều kiện cho giảng viên đến công tác. Quản lý giảng viên thông qua giấy báo giảng và qua ý kiến phản hồi của sinh viên.
Kết quả đánh giá về nội dung này khá tốt, được thể hiện ở mục 5 - bảng
2.6 và 2.7. Về mức độ thực hiện: Có 8/100 SV chiếm tỷ lệ 8% đánh giá ở mức độ rất thường xuyên; Có 37/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 77% và 88/100 SV chiếm tỷ lệ 88% đánh giá ở mức thường xuyên, 11/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 23% và 4/100 SV chiếm tỷ lệ 4% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được:
Có 13/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 27,1% và 62/100 SV chiếm tỷ lệ .62% đánh giá ở mức độ tốt, 25/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 52,1% và 22/100 SV chiếm tỷ lệ 22% đánh giá ở mức độ khá, có 10/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 20,8% và 18/100 SV chiếm tỷ lệ 18% đánh giá ở mức độ trung bình. Qua thực tế được biết thêm cơ sở liên kết chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý giảng viên.
2.4.6. Thực trạng quản lý người học và hoạt động học tập
Xác định công tác quản lý phát triển năng lực và hoạt động học tập của SV là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý thực hiện CTĐT nhằm nâng cao chất lượng ĐT và gây dựng uy tín và thương hiệu cho Khoa.
Sinh viên hệ VLVH đa số không phải có mục đích chính là học nâng cao nhận thức mà thường học để lấy bằng hợp lý hóa vị trí đang làm việc hoặc có cơ hội tìm việc làm tốt hơn. Chính điều này đã làm triệt tiêu mọi động cơ học tập do đó việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên khá phức tạp, phải được tiến hành thường xuyên và chú trọng, việc quản lý học tập của sinh viên chủ yếu là quản lý theo dõi về sĩ số, điểm kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo.
Công tác quản lý sinh viên hệ VLVH ở Khoa mặc dù khó khăn nhưng lãnh đạo Khoa luôn quan tâm động viên và tạo điều kiện thuận lợi trong phạm vi cho phép đối với sinh viên để sinh viên có thể yên tâm tham gia học tập.
Kết quả khảo sát nội dung này được thể hiện ở mục 6 - bảng 2.6 và 2.7. Về mức độ thực hiện: Có 8/100 SV chiếm tỷ lệ 8% đánh giá ở mức rất thường xuyên; Có 37/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 77% và 88/100 SV chiếm tỷ lệ 88% đánh giá ở mức thường xuyên, 11/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 23% và 4/100 SV chiếm tỷ lệ 4% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 12/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 25% và 62/100 SV chiếm tỷ lệ 62% đánh giá ở mức độ tốt, có 24/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 50% và 22/100 SV chiếm tỷ lệ 22% đánh giá ở mức độ khá, có 12/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 25% và 18/100 SV chiếm tỷ lệ 18% đánh giá ở mức độ trung bình.
2.4.7. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thể hiện qua đánh giá việc thực hiện giảng dạy của GV và học tập của SV. Công tác này được Ban chủ nhiệm Khoa giao trực tiếp cho tổ TT - KT&ĐBCLGD phối hợp với các tổ chức năng (tổ đào tạo, tổ Công tác học sinh - sinh viên) đơn vị liên kết đào tạo và bộ môn thực hiện, chủ yếu trên các công việc cụ thể sau:
Quản lý kế hoạch kiểm tra, giám sát giờ giấc ra vào lớp, thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV, học tập SV ở cơ sở liên kết từ đầu năm. Kiểm tra sổ lên lớp, kịch bản, đề cương bài giảng của giảng viên. Thanh tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, tổ chức thi hết học phần, ra đề thi, chấm thi, nhập điểm của các bộ phận có liên quan
Quản lý giám sát giảng viên coi thi, chấm thi.
Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy định về chuyên môn, thực hiện mục tiêu đào tạo.
Kết quả đánh giá nội dung này được thể hiện ở mục 7 - bảng 2.6 và 2.7. Về mức độ thực hiện: Có 2/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 4,2% và 4/100 SV chiếm tỷ lệ 4% đánh giá ở mức rất thường xuyên, có 40/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 83,3% và 90/100 SV chiếm tỷ lệ 90% đánh giá ở mức thường xuyên, có 6/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12,5% và 6/100 SV chiếm tỷ lệ 6% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 22/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 46% và 70/100 SV chiếm tỷ lệ 70% đánh giá ở mức tốt, 20/48 CBQL,GV chiếm tỉ lệ 41,5% và 15/100 SV chiếm tỷ lệ 15% đánh giá ở mức khá, 6/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12,5% và 15/100 SV chiếm tỷ lệ 15% đánh giá ở mức trung bình. Chúng tôi đã hỏi thêm CBQL, GV và được biết Quản lí việc kiểm tra đánh giá kết học tập của sinh viên vẫn còn có những hạn chế nhất định: Việc lấy ý kiến phản hồi từ phía SV hệ VLVH chưa được thực hiện. Công tác quản lý ra đề thi hết môn chưa đảm bảo, giảng viên ra đề vẫn còn lỗi về mặt kỹ thuật và chưa thực hiện lấy đề thi trong ngân hàng đề mà giáo viên phụ trách môn nào ra đề thi môn đó nên chưa đảm bảo tính khách quan.
2.4.8. Thực trạng quản lý điều kiện thực hiện CTĐT
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động ĐT ở cơ sở liên kết được quy định trong hợp đồng đào tạo để phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của sinh viên. Quản lý tốt các điều kiện cơ sở vật chất, giáo trình học liệu của Khoa cũng là một trong những điều kiện quan trọng trong quá trình thực hiện CTĐT.
Kết quả khảo sát về nội dung này được thể hiện ở mục 8 - bảng 2.6 và
2.7. Về mức độ thực hiện: Có 4/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8,3% và 5/100 SV chiếm tỷ lệ 5% đánh giá ở mức rất thường xuyên, 40/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 83,3% và 92/100 SV chiếm tỷ lệ 92% đánh giá ở mức thường xuyên, 4/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8,3% và 3/100 SV chiếm tỷ lệ 3% đánh giá ở mức đôi khi. Về mức độ đạt được: Có 11/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 23% và 72/100 SV chiếm tỷ lệ 72% đánh giá ở mức tốt, có 24/48 CBQL,GV chiếm tỉ lệ 50% và 18/100 SV chiếm tỷ lệ 18% đánh giá ở mức khá, 13/48 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 27% và 10/100 SV chiếm tỷ lệ 10% đánh giá ở mức trung bình.
2.5. Thực trạng sử dụng các phương pháp quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh
Để quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh đạt được hiệu quả, Ban chủ nhiệm khoa đã kết hợp sử dụng các phương pháp quản lý Hành chính - tổ chức, phương pháp tâm lý - giáo dục và phương pháp kinh tế.
Thường xuyên cập nhật và triển khai kịp thời các văn bản, quyết định, thông tư của BGD&ĐT đến CBQL, GV và SV về CTĐT, quy chế ĐT, đồng thời, cụ thể hóa bằng các văn bản, quyết định phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường;
Động viên khuyến khích giảng viên thực hiện tốt CTĐT, có chế độ chi trả kinh phí cho cán bộ giảng dạy kinh phí phù hợp cho các công tác thực hiện, quản lí thực hiện CTĐT.
Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 7 (Phụ lục
1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL và GV về việc sử dụng PP quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh
Phương pháp | Nội dung | Mức đánh giá | ||||||||
Rất hiệu quả | Hiệu quả | Tương đối hiệu quả | Không hiệu quả | |||||||
SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | |||
1 | Hành chính - tổ chức | Quản lý phát triển CTĐT bằng quyết định, văn bản, quy chế, mệnh lệnh. | 10 | 20,8 | 23 | 47,9 | 12 | 25 | 3 | 6,3 |
2 | Tâm lý - giáo dục | Quản lý phát triển CTĐT bằng cách tuyên truyền để CBQL, GV và SV trong nhà trường nhận thức rõ được sự cần thiết phải thường xuyên phát triển CTĐT phù hợp với năng lực người học và nhu cầu thực tiễn xã hội, tạo động lực để CBGV tích cực, chủ động trong phát triển CTĐT... | 7 | 14,6 | 19 | 39,5 | 20 | 41,7 | 2 | 4,2 |
3 | Kinh tế | Quản lý phát triển CTĐT bằng cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định tới lợi ích vật chất; tạo môi trường làm việc thuận lợi để CBQL, GV hoàn thành nhiệm vụ. | 17 | 35,4 | 20 | 41,7 | 10 | 20,8 | 1 | 2,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Khoa Ngoại Ngữ - Đại Học Thái Nguyên
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cbql, Gv Và Sv Về Nội Dung Thực Hiện Ctđt
- Thực Trạng Thực Hiện Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Đào Tạo
- Các Nguyên Tắc Chỉ Đạo Việc Đề Xuất Biện Pháp
- Biện Pháp 3: Đổi Mới Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Đào Tạo Hệ Vlvh, Hình Thức Thi, Kiểm Tra
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
69