Tiểu kết chương 3
1. Căn cứ vào cơ sở lí luận ở chương 1 và thực trạng về TBDH, quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ở chương 2, tác giả đã xây dựng và đề xuất được 5 biện pháp quản lí TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Trong đó một số biện pháp do tác giả hệ thống hóa, khái quát hóa, và bổ sung những điểm mới phù hợp với hoàn cảnh triển khai các biện pháp trong thực tiễn (biện pháp 1,2,4,5), đồng thời đề xuất những biện pháp mới (biện pháp 3) để quản lí TBDH đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông. Những biện pháp đó ph hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay, cụ thể:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và HS của các trường trung học cơ sở cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội về vị trí, vai trò của quản lý TBDH trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Biện pháp 2: Tăng cường việc xây dựng, quy trình kế hoạch quản lý TB. Biện pháp 3: Tổ chức mua sắm, tăng cường TBDH một cách hợp lí,
khoa học, hiệu quả
Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về duy trì, bảo quản và khai thác, sử dụng TBDH cho cán bộ, GV, NV và HS trong các trường THCS Biện pháp 5: Khuyến khích sự tham gia của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường trong đầu tư, trang bị, bảo quản TBDH
2. Tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá các biện pháp quản lí TBDH ở các trường THCS huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội thông qua việc lấy ý kiến của 100 CBQL, GV, NV và HS ở các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và thu được kết quả tốt. Kết quả khảo nghiệm cho phép bước đầu khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận
Có thể bạn quan tâm!
- Bi N P Áp 2: Xâ Dựn C Uẩn Óa Các Qu Trìn Quản Lý V Tăn Cườn Kế Oạc Côn Tác T Iết Bị Dạ Ọc Tron Các Trườn Trun Ọc Cơ Sở Trên Địa B N Cụm Bắc U N
- Bi N P Áp 3: Ổ C Ức Mua Sắm Tăn Cườn Bdh Một Các Ợp L K Oa Ọc I U Quả Ở Các Trườn Hcs Cụm Bắc U N Ườn N T N Phố H Nội
- Bi N P Áp 5: K U Ến K C Sự T Am Ia Của Các Lực Lượn Tron V N O I N Trườn Tron Đầu Tư Tran Bị Quản Lý Bảo Quản T Iết Bị Ở Các Trườn Trun Ọc Cơ Sở
- Tình Trạng Thiết Bị Dạy Học Của Nhà Trường
- Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 15
- Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 16
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
1.1. TBDH là một thành tố cơ bản trong cấu trúc của quá trình sư phạm, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục; là phương tiện lưu trữ và truyền tải các thông tin quản lý của nhà trường. TBDH giúp người dạy đa dạng hóa các phương pháp dạy học, từ đó truyền tải tri thức đến người học một cách hiệu quả; giúp người học chủ động, tích cực tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức… Do vậy, phải có biện pháp quản lý TBDH hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GDĐT trong nhà trường. Luận văn đã nghiên cứu, tổng thuật cơ sở lý luận về TBDH và quản lý TBDH trong trường THCS: vị trí, vai trò, yêu cầu TBDH trong trường THCS, chức năng, đặc điểm, tính chất, nội dung TBDH, quản lý TBDH trong trường THCS để làm rõ đặc tính, vai trò, tầm quan trọng của TBDH trong GDĐT và làm rõ nội dung quản lý TBDH.
1.2. Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục dạy học tối thiểu và Hướng dẫn mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy công tác quản lý thiết bị dạy học trong các trường THCS ở Hà Nội đã có những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên công tác quản lý thiết bị dạy học trong các trường THCS huyện Thường Tin, thành phố Hà Nội có những yếu tố chưa ph hợp: Ý thức GV và NV chưa cao trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị; Cơ chế quản lý chưa tạo điều kiện và bắt buộc việc khai thác triệt để thiết bị dạy học trong các bài học. Việc kiểm tra đánh giá học sinh không gắn với kĩ năng thí nghiệm thực hành; Việc mua sắm TBDH chưa khoa học, chưa sát nhu cầu thực tiễn. Chất lượng các TBDH chưa cao, chưa chính xác, chưa bền đẹp. Chưa có cơ chế bảo dưỡng; Kinh phí cấp cho công tác thiết bị chưa cao và thực hiện không đủ. Chưa thu hút được các lực lượng trong xã hội tham gia vào việc đầu tư cho công tác TBDH.
1.3. Dựa trên cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu và những yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông, nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lí TBDH, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lí. Nét chung nhất của 5 biện pháp này là quán triệt yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý giáo dục theo Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên, của tổ trưởng chuyên môn, của hiệu
trưởng, tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin trong điều kiện nhà trường được tự chủ về tài chính và tự chủ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Các giải pháp được đề xuất có mối liên hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, gắn bó hữu cơ với nhau để tạo nên một hệ thống biện pháp tương đối hoàn chỉnh. Căn cứ điều kiện thực tiễn, mỗi biện pháp sẽ có vị trí ưu tiên khác nhau; trong quá trình quản lý có thể sử dụng, sắp xếp các biện pháp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Tính khả thi và hợp lý của 5 biện pháp đã được khẳng định qua kết quả khảo nghiệm cả 5 biện pháp.
Với các kết quả thu được cho phép tác giả kết luận đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài của mình.
2 Khuyến nghị
2.1. Đối với P òn GDĐ u n ường Tín, thành phố Hà Nội
- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tham mưu đầu tư hơn nữa đối với sự nghiệp GDĐT, tăng tỉ trọng chi vốn xây dựng cơ bản cho GDĐT nói chung và công tác GDĐT của các trường trung học cơ sở cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội nói riêng.
- Tiếp tục tham mưu với Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Thường Tín giao thêm kinh phí cho các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội để mua sắm trang TBDH phục vụ dạy học, giao quyền tự chủ nhiều hơn để các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội chủ động trong xây dựng mua sắm.
2.2. Đối với các trường trung học cơ sở cụm Bắc huy n ường Tín, thành phố Hà Nội
- Cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển TBDH; quản lý, sử dụng tài chính và các nguồn lực khác đúng mục đích; năng động sáng tạo đổi mới công tác Q GD để tăng nguồn lực xây dựng TBDH.
- Hàng năm, cần kiểm kê, đánh giá hiệu suất khai thác, sử dụng TBDH để có biện pháp đầu tư đúng đắn và hiệu quả.
- Chỉ đạo các bộ phận, tổ/khối nhà trường trong công tác quản lý TBDH, tích cực kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý TB, thực hiện tốt chủ trương dân chủ hóa trong lĩnh vực TBDH nhằm thúc đẩy các hoạt động quản lý diễn ra theo đúng kế hoạch đã định.
- Khuyến khích CBQL, GV, NV và HS duy trì, bảo quản; khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH, tránh lãng phí.
- Đội ngũ quản lý TBDH tham gia vào công tác xây dựng, mua sắm, trang bị; duy trì, sửa chữa, bảo quản; khai thác, sử dụng TBDH; phải luôn học tập, bồi dưỡng kiến thức, chủ động, năng động về công tác này. Các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội cần bố trí, phân công hợp lý, đúng người, đúng việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8 về đổi mới căn bản, toàn diện G ĐT, đ p ứng yêu cầu CNH- Đ trong điều kiện kinh tế thị trư ng định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày 4/11/ 2013, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề n đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 19/2009/TT- G ĐT ngày 11/8/2009 ban hành Danh mục TB dạy học tối thiểu cấp THCS, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ- G ĐT ngày 16/7/2008 an hành quy định về phòng học bộ môn với cấp THCS, trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 18/2018/TT- G ĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trư ng THCS, trung học phổ thông và trư ng phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí (1999), Khoa học tổ chức và quản lý: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê.
7. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trư ng, Nxb Giáo dục Việt Nam.
8. Nguyễn Thanh Bình (2005), Lý luận giáo dục học Việt Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
9. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trư ng, Nxb Đại học sư phạm.
10. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện G Đ Việt Nam giai đoạn 2006-2020, ngày 2/11/2005, Hà Nội.
11. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg, Điều lệ Trư ng THCS, ngày 22/ 9/ 2010, Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Bài giảng: Những cơ sở khoa học về QLGD, Trường CBQL giáo dục và giáo dục T.W1, Hà Nội.
13. Vũ Cao Đàm (2005), Phương ph p luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn inh Đạo (1997), ơ sở khoa học của quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Quốc Đắc (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng CSVC, TB dạy học ở trư ng Phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (1999), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Lê Hoàng Hảo (1998), ông t c T trư ng học trong giai đoạn hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. B i inh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý gi o dục, Nxb Đại học sư phạm.
19. Trần Đức Hiển (2007), Luận văn thạc sỹ: Các biện pháp quản lý TB dạy học tại ao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1987), Giáo dục học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Học viện QLGD (2019), Hội thảo quốc gia về “Quản lý CSVC - TB trư ng học trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Huế (2008), Luận văn thạc sỹ: Một số biện pháp quản lý CSVC - T trư ng học của Hiệu trưởng c c trư ng THCS huyện miền núi ơn ương, Tuyên Quang, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
23. Phạm Việt Hùng (2016), Luận văn thạc sỹ: Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công t c T trong nhà trư ng phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Đặng Thành Hưng (2010), “Bản chất của Q GD”, Tạp chí KHGD, (60), tr.7- 9.
25. Đặng Thành Hưng (2010), “Quản li giáo dục và quản lý trường học”,
Tạp chí QLGD, (17), tr.8 - 20.
26. Trần Kiểm (1990), QLGD và quản lý trư ng học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
27. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong Giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
28. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của Quản Lý, Nxb Khoa học và Kĩ thuật.
29. Nguyễn Đăng Khơn (2004), “Công nghệ thông tin trong công tác nghiên cứu CSVC - TB dạy học hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục, (77).
30. Quý ong, Kim Thư (2001), Hệ thống c c văn bản quy định về tiêu chuẩn đ nh gi xếp loại trang T , V trong nhà trư ng, Nxb ao động.
31. Nguyên ương (1995), Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Giáo dục học tập 1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
33. Ngô Thị Phong (2007), Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng TB dạy học ở c c trư ng THCS thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
34. Lê Ngọc Quang (2008), “Một số vấn đề quản lý vĩ mô về CSVC và trang TB trường học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (31).
35. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD, Trường CBQL giáo dục Trung ương I.
36. Nguyễn Gia Quý, Lý luận về QLGD và quản lý nhà trư ng.
37. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Giáo dục năm 2005 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Vũ Trọng Rỹ (2004), Quản lý CSVC - TB dạy học ở nhà trư ng phổ thông (Tài liệu dạy học), Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.
39. Ngô Quang Sơn (2010), Đề tài cấp bộ: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TB giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các trung tâm giáo dục thư ng xuyên và trung tâm giáo dục, Học viện QLGD.
40. Trần Anh Trường (2019), “Định hướng quản lý đầu tư CSVC - TB đào tạo cho các trường đại học công lập trong bối cảnh tự chủ đại học”, Tạp chí QLGD, tháng 10/2019, tr 34 - 36.
41. ê Văn Trường (2008), Các biện pháp quản lý hệ thống CSVC - TB dạy học của trư ng ao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh ưng Yên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
42. Nguyễn Đình Tuấn (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương ph p dạy học ở c c trư ng phổ thông, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quân sự.
43. Nguyễn Thành Vinh (2002), Khoa học Quản lý đại cương”, Nxb Giáo dục.
44. Phạm Viết Vượng (2005), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục.
45. J.A.Cômenxki, (1998), Lý luận dạy học vĩ đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Lockwood G., Davies G. (1985), Universities: The management challenge, Windson, NFER Nelson Publications.
47. .I. Konđkốp (1997), Những vấn đề trong trư ng học, Nxb Giáo dục. Hà Nội.
48. Sanyal B.C.(1995), Innovations in University Management, Paris: UNESCO/International Institute for Educational Planning.
49. V.A Xkhomlinski (1990), Trư ng trung học Pavlush, Nxb Giáo dục. Hà Nội.
50. Zakharop (1995), Tổ chức lao động của hiệu trưởng, Nxb Giáo dục. Hà Nội.