Bi N P Áp 2: Xâ Dựn C Uẩn Óa Các Qu Trìn Quản Lý V Tăn Cườn Kế Oạc Côn Tác T Iết Bị Dạ Ọc Tron Các Trườn Trun Ọc Cơ Sở Trên Địa B N Cụm Bắc U N

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Quán triệt sâu sắc các văn bản pháp lý liên quan đến TBDH như:

Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; Thông tư 245/2009/TT-BTC qui định thực hiện một số nội dung của Nghị định 52/2009/NĐ-CP;

Quyết định 202/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2006 vê việc ban hành Quy chế Quản lý tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 112/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý tài sản Nhà nước tại đơn vị công lập ban hành kèm theo Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2006;

Thông tư 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước; Thông tư 131/2007/TT-BTC ngày 5/11/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007;

Luật số 09/2008/QH12 Luật Quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước;

- Đổi mới, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ phụ trách quản lý TBDH; CBQL, GV, NV và HS.

- Nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của TBDH trong GDĐT, phải coi đây là thành tố cơ bản trong cấu trúc của quá trình sư phạm, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng GDĐT, giúp CBQ , GV, NV và HS các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hoàn thành tốt công việc, dạy học, học tập và nghiên cứu, qua đó nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm trong việc duy trì, bảo quản và khai thác, sử dụng của mỗi CBQL, GV, NV và HS các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín.

- Những hiệu quả tích cực mà TBDH mang lại và sự ảnh hưởng của nó đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; những hạn chế yếu kém cần tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TBDH và quản lý TBDH cho CBQL, GV, NV và HS của các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, BGH các trường THCS trong cụm cần:

- Tuyên truyền trực tiếp qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động sinh hoạt tập thể, lên lớp, hội thảo khoa học, sách báo

+ Trang bị, nâng cao nhận thức về TB cho CBQL, GV, NV và HS bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau: Kết hợp lồng ghép vào các

chương trình được tổ chức ở các trường THCS trong cụm cũng như các chương trình ngoại khóa, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo khoa học, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, động viên, khích lệ…một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm khơi dạy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với công tác này, tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao trong tổ chức thực hiện nghị quyết hội đồng, chuyên môn, đoàn thể trong các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín về TBDH, quản lý TBDH.

+ Tổ chức các buổi nói về vai trò của từng loại TBDH phục vụ tổ/khối để các thành viên trong các trường THCS trong cụm hiểu được tác dụng, tầm quan trọng của mỗi loại TBDH.

+ Quán triệt các đơn vị, bộ phận trong các nhà trường, các CBQL, GV, NV và HS trong các trường THCS cụm Bắc huyện thường Tín phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng, khai thác và sử dụng hiệu quả TBDH.

- Tuyên truyền bằng hình thức đăng tải trên Website của trư ng hoặc thông b o, hướng dẫn trực tiếp đến từng bộ môn về c c văn bản liên quan đến TBDH để tất cả QL, GV, NV và c c trư ng THCS cụm Bắc biết và nắm vững

+ Giao cho bộ phận phụ trách TBDH triển khai, cập nhật hàng tuần, hàng tháng và thường xuyên có sự kiểm tra, đánh giá.

+ Bộ phận phụ trách gửi các văn bản mới cập nhật lên trang egov nội bộ của các trường THCS trong cụm hoặc gửi trực tiếp đến từng đơn vị, khoa phòng, bộ môn.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ này của bộ phận phụ trách TBDH.

- Tổ chức cho đội ngũ c n bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh c c trư ng THCS cụm Bắc đến thăm quan để học hỏi kinh nghiệm từ các trư ng đạt chất lượng giáo dục tốt nh khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH.

Tổ chức cho đội ngũ CBQ , GV, NV và HS đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm từ một số trường đã đạt chất lượng dạy học tốt nhờ việc khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH trong dạy học để từ đó mỗi cá nhân của các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội sẽ thay đổi nhận thức về TBDH, không còn coi thường TBDH trong dạy học, nghiên cứu nữa, mà thay vào đó là nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TBDH. Nhờ TBDH thì GV mới đổi mới được phương pháp dạy học, đa dạng hình thức dạy học giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ TBDH thì mỗi CBQL, GV, NV và HS của các trường THCS trong cụm mới có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, dạy học, học tập và nghiên cứu của bản thân. Từ đó, các trường THCS cụm Bắc sẽ tập trung từng bước đầu tư đủ TBDH cơ bản,

cần thiết nhất để phục vụ công tác dạy học, nghiên cứu của CBQL, GV, NV và HS. GV không còn lạm dụng TBDH trong dạy học nữa mà có phương pháp khai thác, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có hệ thống các văn bản, sách báo khoa học, chuyên san nghiên cứu về TBDH, công tác quản lý TBDH đáp ứng công việc, hoạt động dạy học, học tập và nghiên cứu của CBQ , GV, NV và HS các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội. Nội dung tuyên truyền phải thiết thực, cập nhật thời sự và ngắn gọn. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện và thời gian của CBQL, GV, NV và HS ở các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung và tổ chức thực hiện công tác này cho CBQL, GV, NV và HS các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

- ãnh đạo các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, phải là người đi đầu trong nhận thức và hành động, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành viên, đơn vị tham gia vào quá trình giáo dục, QLGD và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong hoạt động giáo dục, nghiên cứu của các trường THCS cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

3.2.2. Bi n p áp 2: Xâ dựn c uẩn óa các qu trìn quản lý v tăn cườn kế oạc côn tác t iết bị dạ ọc tron các trườn trun ọc cơ sở trên địa b n cụm Bắc u n ườn n t n p ố H Nội.

3.2.2.1. Mục đ ch, ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng được quy trình kế hoạch quản lý phù hợp sẽ tăng cường tính nguyên tắc, hệ thống, tính kỷ luật đối với CBQL, GV, NV và HS, giúp thực hiện đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Khi xây dựng được quy trình, công tác quản lý TBDH ở các trường trung học cơ sở cụm Bắc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội sẽ trở nên đơn giản, khoa học, rõ ràng, và đạt hiệu quả kinh tế hơn. Từ đó, mọi người sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành nhiệm vụ phân công, thể hiện tính công bằng, dân chủ và tập trung cao; đồng thời giúp công tác quản lý của BGH sẽ thuận lợi, hiệu quả hơn.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng kế hoạch, quy trình về mua sắm, trang bị TBDH.

- Xây dựng quy trình duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH.

- Xây dựng kế hoạch, quy trình khai thác, sử dụng TBDH.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

a) Quy trình xây dựng, mua sắm, trang bị TBDH

Bước 1: Tiếp nhận, tập hợp nhu cầu mua sắm

Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường: Căn cứ vào danh mục tài sản cần mua sắm, trang bị do các đơn vị gửi đến để xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH phục vụ nhu cầu công việc, dạy học, học tập và nghiên cứu của CBQL, GV, NV và HS. Sau đó trình hiệu trưởng của nhà trường thẩm định:

Bước 2: Xây dựng danh mục mua sắm

Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường phối hợp cùng kế toán của nhà trường căn cứ dự toán được giao, kế hoạch mua sắm để xây dựng danh mục mua sắm.

Bước 3: Trình BGH xem xét, phê duyệt

Bước 4: Trình UBND huyện phê duyệt (đối với tài sản trong danh mục mua sắm tập trung):

Căn cứ danh mục tài sản dự định đầu tư mua sắm trong năm được BGH thống nhất, cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong nhà trường phối hợp cùng kế toán đề xuất trình Hiệu trưởng các trường THCS ký phê duyệt (đối với các tài sản không trong danh mục mua sắm tập trung).

Bước 5: Thực hiện mua sắm

* Đề xuất mua sắm, lựa chọn nhà cung cấp, ký hợp đồng mua bán:

Căn cứ danh mục tài sản mua sắm được UBND huyện phê duyệt, căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của các trường THCS, đề nghị của các bộ phận liên quan, cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong nhà trường tham mưu đề xuất việc mua sắm tài sản trình BGH phê duyệt.

Sau khi đề xuất được BGH phê duyệt, cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong nhà trường tìm các báo giá của các nhà cung cấp khác nhau về tài sản dự định mua, trên cơ sở đó phối hợp với kế toán nhà trường lập biên bản xét chọn đơn vị cung cấp hàng hóa, trình BGH phê duyệt. Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường thông báo cho nhà cung cấp được lựa chọn soạn thảo hợp đồng. Hợp đồng được cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường kiểm tra, ký nháy trước khi trình BGH phê duyệt. Căn cứ hợp đồng đã được ký kết, cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện hợp đồng với nhà cung cấp, kịp thời báo cáo với BGH về những vấn đề phát sinh trong quá

trình thực hiện hợp đồng để có biện pháp giải quyết phù hợp.

* Thực hiện kế hoạch đăng ký mua sắm tập trung:

Căn cứ danh mục tài sản mua sắm tập trung được UBND huyện phê duyệt, căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của các trường THCS, đề nghị của các bộ phận liên quan, cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản

lý TBDH trong nhà trường tham mưu đề xuất việc mua sắm tài sản trình BGH phê duyệt.

BGH các trường THCS tập hợp nhu cầu mua sắm TBDH trong các nhà trường, xây dựng tờ trình gửi phòng Tài chính - Kế hoạch UBND huyện tổng hợp và gửi Trung tâm mua sắm tài sản công.

Đàm phán ký hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở Thỏa thuận khung.

Thực hiện trách nhiệm các điều khoản chi tiết trong hợp đồng mua sắm ký với nhà thầu.

Bước 6: Tiếp nhận thiết bị

* Nghiệm thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng (đối với các tài sản không trong danh mục mua sắm tập trung):

Căn cứ hợp đồng và thông báo của nhà cung cấp, cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường phối hợp với kế toán nhà trường tổ chức nghiệm thu, bàn giao tài sản và trình BGH ký thanh lý hợp đồng.

* Ký và theo dõi việc thực hiện hợp đồng, sau khi hoàn thành thì tiến hành công tác nghiệm thu và bàn giao tài sản; cuối cùng là thực hiện thanh lý hợp đồng (đối với các tài sản nằm trong danh mục mua sắm tập trung):

- Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường trình BGH xác nhận hợp đồng khung với nhà cung cấp; giao các hồ sơ có liên quan đến gói thầu cho các đơn vị có liên quan để cùng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng.

- Căn cứ hợp đồng và thông báo của nhà cung cấp, cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường phối hợp với kế toán tổ chức nghiệm thu, bàn giao tài sản và trình BGH ký Biên bản nghiệm thu, tiếp nhận tài sản.

Bước 7: Lập hồ sơ thanh toán, nhập sổ theo dõi và đưa vào sử dụng

Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường lập hồ sơ thanh toán theo quy trình tạm ứng và nhập vào sổ theo dõi, bàn giao cho các đơn vị sử dụng.

Có thể sử dụng mẫu sổ nhập TBDH như sau:

Bảng 3.1. Sổ nhập TB

Thời gian

Tên TB

Tình trạng TB

Số lượng

Người giao ký tên

Người nhận ký tên

….


















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 10

Việc xây dựng, mua sắm, trang bị TBDH thực hiện theo quy trình sau:


STT

Quy trình

Đối với tài sản không trong danh

mục mua sắm tập trung

Đối với tài sản trong danh mục

mua sắm tập trung


1


2


3


4


5


6


7


Tiếp nhận, tập hợp các nhu cầu mua sắm


Xây dựng danh mục mua sắm TBDH


Trình BGH phê duyệt


Trình UBND huyện

phê duyệt


Đề xuất mua sắm, lựa chọn nhà cung cấp, ký hợp đồng


Nghiệm thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng


Lập hồ sơ thanh toán, nhập sổ theo dõi và đưa tài sản vào sử dụng


Tiếp nhận, tập hợp các nhu cầu mua sắm


Xây dựng danh mục mua sắm TBDH


Trình BGH phê duyệt


Trình UBND huyện tổng hợp, phê duyệt


Trình UBND Thành phố (Trung tâm mua sắm tài sản công)


Ký hợp đồng khung, nghiệm thu, bàn giao


Lập sổ theo dõi và đưa tài sản vào sử dụng

Sơ đồ 3.1. Quy trình mua sắm, trang bị TBDH

b) Quy trình duy trì, sửa chữa, bảo quản TBDH

Bước 1: Lập danh mục và mã hóa tài sản

Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường cần kiểm kê TBDH của toàn các trường THCS và lên danh sách theo từng loại, mã hóa từng loại tài sản để thuận lợi trong công tác quản lý.

Bước 2: Xây dựng nội quy, quy chế duy trì, bảo quản tài sản

Quy định về việc duy trì, bảo quản TBDH với từng đơn vị, cá nhân riêng gồm:

- Cán bộ được giao phụ trách quản lý chung các TBDH;

- Bộ phận trong các nhà trường, cán bộ, GV, NV các trường THCS;

- HS.

Bước 3: Tiếp nhận phiếu yêu cầu bảo trì, sửa chữa tài sản

Theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, trên cơ sở theo dõi tình hình khai thác, sử dụng, sửa chữa tài sản, các đơn vị có trách nhiệm đề xuất tài sản phải được sửa chữa theo mẫu phiếu quy định của các trường THCS và gửi về cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch bảo trì, sửa chữa tài sản

Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận đề nghị của các đơn vị về công tác bảo trì, sửa chữa tài sản cố định, sau đó thống kê khối lượng cần sửa chữa, bảo trì, xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo trì và báo cáo BGH phê duyệt theo kế hoạch đột xuất hoặc định kỳ.

Bước 5: Phê duyệt

Ban Giám hiệu xem xét, phê duyệt.

Bước 6: Thực hiện bảo trì, sửa chữa tài sản

Căn cứ kế hoạch được BGH phê duyệt, cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường tiến hành cử NV của phòng tự sửa chữa hoặc thuê đơn vị bên ngoài sửa chữa (chấp hành đúng theo quy định của các trường THCS).

Bước 7: Nghiệm thu, bàn giao tài sản

Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà trường tổ chức nghiệm thu, bàn giao tài sản khi công việc sửa chữa đảm bảo đúng các yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật…

Bước 8: Lập hồ sơ thanh toán, vào sổ theo dõi và đưa tài sản vào sử dụng Cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý TBDH trong các nhà

trường lập hồ sơ thanh toán, nhập thông tin sửa chữa vào mẫu sổ theo dõi sửa

chữa TBDH và bàn giao lại tài sản đã được sửa chữa cho đơn vị chịu trách nhiệm để đưa vào khai thác, sử dụng.

Có thể sử dụng mẫu sổ theo dõi sửa chữa TBDH sau:


Bảng 3.2. Sổ theo dõi sửa chữa TBDH

Thời gian

Tên TB

Đơn vị sử dụng TB

Tình trạng hỏng

Lý do hỏng

Đơn vị

nhận sửa chữaTB

Thời gian sửa

…..







……







Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 31/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí