Trần Thuật Chủ Thể Hay Còn Gọi Là Trần Thuật Chủ Quan


như một khách thể trữ tình, gắn bó thân thiện với con người. Sơn Nam biến hoá thành chất thơ trong văn tự sự và bức tranh nhân sinh được phác hoạ.

Sơn Nam đi nhiều, sống nhiều tiếp cận đủ loại người, hiểu biết thân phận con người, từ đó bức tranh nhân sinh được phác hoạ. Thế giới nhân vật đông đảo được tạo dựng trên trang viết cũng là kết quả của một đầu óc thông tuệ qua bút pháp thể hiện mang nét uyên bác tài hoa. Đặc biệt là khả năng phân tích thông minh sắc sảo: những thân phận nạn nhân khốn khổ của hoàn cảnh; người phụ nữ lỡ bước bó buộc phải bán mình, anh văn sĩ tự trọng và người viết sa sẩy bán lương tâm, đánh mất bản thân... Những con người mang tâm thức lưu lạc (như trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và cả Nguyễn Ngọc Tư sau này), họ thích tự do tung hoành, phiêu lưu. Qua bút pháp hiện thực trữ tình độc đáo, tình cảm yêu thương, tự hào về con người được bộc lộ rò rệt.Thế giới nhân vật trên những trang viết Sơn Nam tạo ra là hình tượng chung về con người Nam Bộ với những nét tính cách tiêu biểu nhất: thuần phác, giản dị trung hậu, quả cảm, phóng khoáng, dũng cảm chiến đấu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đấu tranh quyết liệt với giặc ngoại xâm; khẳng khái, nghĩa khí, có suy nghĩ và lối sống lạc quan sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang những người khó khăn hơn mình… Họ vừa mang nét truyền thống vừa có những nét mới được hình thành qua quá trình khai mở và kiến tạo miền Đất Mới. Chính họ là những người có công lớn trong việc mở rộng đất nước, xây dựng và gìn giữ phát triển một miền Nam như ngày nay. Đó là công lao của nhà văn không chỉ với lịch sử mà còn đối với khoa Nhân học, Dân tộc học…

Sơn Nam còn cho ta biết lịch sử văn hoá địa phương, đặc biệt mang bản sắc Nam Bộ. Nhà văn cung cấp cho người đọc những hiểu biết về văn hóa vật chất như văn hóa mưu sinh, văn hóa giao thông, văn hóa ẩm thực, văn hóa cư trú… cũng như văn hóa tinh thần như văn hóa ứng xử, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật… Những nhận xét, đánh giá của ông về văn hóa Nam Bộ đúng đắn và giá trị đã góp phần làm nổi bật sắc thái văn hóa của nền văn hóa truyền thống dân tộc nói chung cũng như văn hóa Nam Bộ nói riêng. Cảm quan văn hoá mạnh mẽ chính là cảm hứng chủ đạo, là cách nhìn chính yếu để khám phá thế giới và con người bằng nghệ thuật và cũng là nét độc đáo mà không lẫn với bất cứ nhà văn nào khác theo chiều lịch đại cũng như đồng đại. Có thể coi tác phẩm Sơn Nam kể cả sáng tác văn chương cũng như biên khảo là bản anh hùng ca thời mở còi.


Chương 4

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ TRONG SÁNG TÁC SƠN NAM

Phong cách là một phạm trù được nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học quan tâm. Thời gian gần đây, đã có nhiều chuyên luận, luận án cũng nhiều bài viết đề cập về phong cách nghệ thuật tác giả, mỗi công trình đều tìm được những điểm đặc sắc hay nét độc đáo của một nhà văn hay nhà thơ nhất định. Có thể kể đến: Tôn Phương Lan với Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (2002), nhà nghiên cứu đã khảo sát các tác phẩm và khái quát được nét độc đáo của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác giả đã nhận ra Nguyễn Minh Châu đã dùng tài năng của mình thổi hồn vào những con chữ và biến ảo chúng, tạo cho những trang văn viết về thiên nhiên và con người thời đại có sức gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc, ông được xem “là một trong số người hiếm hoi chạm được vào vỉa quặng lớn của đời sống” [dẫn theo 104; 192]. Tác giả chuyên luận dẫn dắt người đọc qua nhưng biểu hiện nghệ thuật đặc sắc như cách sử dụng giọng điệu, ngôn ngữ, cách xây dựng tình huống để khẳng định phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Minh Châu - là thành quả của văn học nước nhà trong thời kỳ đổi mới, cũng là khẳng định một gương mặt độc đáo trong dòng văn học hiện đại Việt Nam. Tuyết Nga trong công trình Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải (2004) đã lược qua quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải. Dù trải qua nhiều thời kỳ và cũng trải qua một quá trình tự biến đổi nhưng về cơ bản tư tưởng và quan điểm nghệ thuật nhà văn vẫn nhất quán. Ông đã tìm kiếm một lối tiếp cận, khám phá và phản ánh hiện thực mới, tạo ra được giọng điệu văn xuôi vừa mang tính truyền thống và hiện đại, phối hợp độc đáo nhiều loại giọng điệu và nhiều chất giọng để tái hiện mọi góc độ của cuộc sống. Nhà văn bám sát dòng chảy thời cuộc và đi vào chiều sâu của hiện thực. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ đều để lại dấu ấn sâu sắc trong sáng tác của mình. Dấu ấn đó chính là tính luận đề trong mỗi tác phẩm của nhà văn. Năm 2005, Mai Thị Nhung với luận án Phong cách nghệ thuật Tô Hoài đã phân tích khá sắc sảo làm nổi bật những nét độc đáo của Tô Hoài qua khối di sản văn chương đồ sộ của nhà văn. Mai Thị Nhung chỉ ra nhà văn Tô Hoài đã sử dụng giọng điệu rất riêng: dí dỏm kết hợp với suồng sã và trữ tình đồng thời với cách sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác gắn liền với ngôn ngữ đời thường mộc mạc để bày tỏ lòng mình trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Tác giả chuyên luận phát hiện được bút pháp độc đáo thể hiện cá tính của một nhà văn hết lòng vì những con người lao động


trong cuộc sống hàng ngày, làm nổi bật được phong cách nghệ thuật của Tô Hoài – đó là phong cách nghệ thuật của nhà văn thông minh tinh tế, sắc sảo; nhà văn của cuộc sống sinh hoạt đời thường bình dị, luôn tin vào “thiện căn” bền vững tiềm tàng trong mỗi con người. Trong chuyên luận Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam năm 2006, Nguyễn Thành Thi đã tập trung làm rò chất trữ tình và sâu lắng đọng nhiều suy nghiệm, triết lý mang đậm tính luận đề của Thạch Lam trong truyện ngắn, tiểu thuyết. Tác giả đã dày công nghiên cứu, khảo sát, phân tích sự phô diễn cảm giác của các nhân vật qua kỹ thuật dựng truyện trong từng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của nhà văn. Mỗi tác phẩm dù thể loại nào cũng đều thể hiện tài năng tuyệt vời của người nghệ sĩ Thạch Lam. Từ đó tác giả chuyên luận khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo và giàu cá tính của Thạch Lam trong dòng văn học hiện đại nước nhà…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Ngoài ra có một số bài viết được đăng rải rác trong các báo và tạp chí hay trên các trang web cũng đề cập đến phong cách như Bùi Công Thuấn với Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng (1997), Tôn Phương Lan với Nguyễn Thi và phong cách nghệ thuật của ông qua tiểu thuyết “Ở xã Trung Nghĩa” (1998), Tôn Thảo Miên với Nguyễn Tuân – dấu ấn của cá tính sáng tạo (2016), Quỳnh Linh với Phong cách Nguyễn Tuân qua “Chữ người tử tù” (2017)… Mỗi bài viết là sự nhận định những nét độc đáo của cá tính sáng tạo mà không lẫn với ai của người nghệ sĩ.

Qua khảo sát và nghiên cứu, so sánh, đối chiếu nhiều luận án, bài viết về phong cách một tác giả, chúng tôi nhận thấy rằng các chuyên đề đều khắc họa được những nét đặc sắc, riêng biệt của nhà văn, nhà thơ. Từ đó chúng tôi soi chiếu vào Sơn Nam để tìm ra nét riêng, nét độc đáo của “nhà văn miệt vườn”. Nếu Thạch Lam là nhà văn có kỹ năng phô diễn cảm giác của các nhân vật qua kỹ thuật dựng truyện trong tác phẩm; Tô Hoài là nhà văn của có những nguời bình dân lao động với cách kể chuyện dân dã; Nguyễn Minh Châu là một nghệ sĩ cách mạng đại biểu của văn học thời kỳ đổi mới; Nguyễn Khải với quan niệm duy lý hướng cái nhìn khám phá vào thế giới hiện thực ngày hôm nay và một hiện thực một miền tư tưởng góp phần dân chủ hóa nền văn học nước nhà… thì Sơn Nam là nhà văn thể hiện một phong cách đặc biệt của nhà văn miệt vườn - nhà văn vùng sông nước - nhà văn của vùng đất mới. Qua khảo sát toàn bộ tác phẩm của nhà văn, chúng tôi nhận thấy Sơn Nam luôn có sự tìm tòi, đổi mới trong cách thể hiện nghệ thuật để tạo phong cách riêng qua các mặt: Nghệ thuật trần thuật giản dị hồn nhiên như văn nói, giọng điệu đa sắc thái nhưng được thể hiện một cách dân dã, mộc mạc nhưng đậm chất trữ tình, sâu lắng, ngôn ngữ “rặc Nam Bộ”. Quách Thu Nguyệt – nguyên Giám đốc nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 15


Chí Minh từng có một nhận xét chính xác: Sơn Nam có ảnh hưởng lớn đối với các thế hệ sau. Sau nửa thế kỷ, nhiều nhà văn đã kế thừa, tiếp bước theo Sơn Nam là chọn miền Tây Nam Bộ để lấy cảm hứng sáng tác cũng như học tập hình thức mà nhà văn vùng sông nước thể hiện, có thể kể đến Nguyễn Trọng Tín, Ngyễn Thị Diệp Mai, Vò Đắc Danh, Nguyễn Ngọc Tư...

4.1. Nghệ thuật trần thuật

Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong sáng tác là một công việc cần thiết trong quá trình tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn. Các nhà văn bao giờ cũng quan tâm đến phương thức tự sự mà họ sử dụng trong mỗi tác phẩm vì điều này giúp họ thể hiện bản lĩnh của người kể chuyện cũng như thể hiện sự độc đáo của cá nhân người nghệ sĩ. Sơn Nam cũng là trong trường hợp đó.

Theo Tự điển Thuật ngữ văn học “Trần thuật là bình diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định” [60; 307]. Từ thế kỷ XVIII trở về trước, trong văn học hình thành một một kiểu trần thuật khách quan tức người kể “biết tuốt” các sự việc, hiện tượng… Mọi việc được kể ở ngôi thứ ba, tác giả đóng vai trò người kể lại các sự kiện, những hành động, ngôn ngữ của nhân vật. Sang thế kỷ XIX, ngoài cách trần thuật truyền thống, các nhà văn còn sáng tạo ra kiểu trần thuật ở ngôi thứ nhất do một nhân vật trong truyện chịu trách nhiệm kể lại. Trong bài viết Bàn về một thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Đặng Anh Đào có nhận định “nếu trước đây lý luận về trần thuật chủ yếu tập trung vào mối liên hệ Người kể chuyện – Nhân vật thì giờ đây nó được mở rộng tới mối liên hệ hoàn chỉnh hơn: Người kể - Nhân vật – Người nghe. Liên quan tới mối liên hệ trên, có ba vấn đề (điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn)” [163; 169].

Sơn Nam là một nhà văn cũng như nhiều nhà văn khác, ngoài tài năng thiên phú còn có tính nghiêm túc, cẩn thận và lao động không mệt mỏi trong sáng tạo nghệ thuật. ông có biệt tài kể chuyện. Qua nghiên cứu các tác phẩm Sơn Nam bao gồm tiểu thuyết, ký, truyện ngắn, chúng tôi thấy nhà văn Sơn Nam đã sử dụng các hình thức nghệ thuật thể hiện cho người đọc những điều họ muốn biết sau khi tác giả nêu lên quan điểm riêng của mình. Mặc dù viết nhiều thể loại, mỗi thể loại đều có những thành công nhất định: Sơn Nam chỉ có hai truyện dài là Bà Chúa Hòn Xóm Bàu Láng. Qua nghiên cứu chúng tôi đồng ý với sự đánh giá của các nhà phê bình văn học đối với hai cuốn tiểu thuyết này: Tuy chuyện kể vẫn hấp dẫn, được nhiều người ưa thích nhưng xét về hình thức nghệ thuật thì chúng không có gì nổi trội so với các tác


phẩm khác của ông. Bên cạnh đó, Sơn Nam có có các tập ký, bút ký, hồi ký như Theo chân người tình & Một mảnh tình riêng, Sài Gòn xưa - Ấn tượng 300 năm - Tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long, Dạo chơi, Tuổi già, Hồi ký Sơn Nam… Truyện ký của Sơn Nam cũng là sự ghi chép khá hoàn chỉnh, nó cũng là tác phẩm nghệ thuật, cũng có yếu tố trữ tình và yếu tố chính luận. Có thể nói ký của Sơn Nam là một bức tranh toàn cảnh miền Nam trong đó có sự việc và con người đan chéo nhau nhưng ký chưa phải là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, cũng là sự việc nhưng sự việc được ghi chép lại của người trong cuộc cũng là chính là tác giả, cũng là nhân vật nhưng nhân vật là những gương mặt mờ nhạt không rò nét, không có cá tính… Khảo sát toàn bộ tác phẩm của Sơn Nam gồm 114 truyện ngắn và 7 truyện vừa, 8 truyện ký và 2 truyện dài, chúng tôi đồng ý với ý kiến của những nhà lý luận cho rằng trong sự nghiệp của nhà văn miệt vườn thì truyện ngắn và truyện vừa là độc đáo hơn cả. Tuy nhiên, để làm rò nghệ thuật kể chuyện độc đáo của nhà văn, chúng tôi thực hiện trên toàn bộ sáng tác văn học của ông. Truyện Sơn Nam không có những xung đột hoặc mâu thuẫn gay gắt như trong truyện của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Ngọc Tư...; cũng không xây dựng nhiều tình huống truyện phức tạp như tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, Lý văn Sâm.. mà thường là những câu chuyện ngắn gọn, đời thuờng. Nhà văn sử dụng nhiều câu ngắn, tình huống đơn giản thể hiện lối trần thuật riêng biệt và độc đáo của mình. Qua khảo sát toàn bộ tác phẩm Sơn Nam, có thể thấy nghệ thuật trần thuật của Sơn Nam được kể theo hai cách: Trần thuật chủ quan (trần thuật chủ thể) và trần thuật khách quan (trần thuật khách thể).

4.1.1. Người trần thuật (Ngôi phát ngôn)

4.1.1.1. Trần thuật chủ thể hay còn gọi là trần thuật chủ quan

Ở kiểu trần thuật này, cũng giống như các nhà văn khác, chủ thể trần thuật được “nhân vật hóa”, lời người trần thuật xưng “tôi” kể chuyện về mình, kể những gì mình đã trải qua, đã chứng kiến. Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất, họ không đứng ngoài cuộc mà trực tiếp tham gia vào các sự kiện, thậm chí còn giữ vai trò nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Người kể chuyện kiểu này mang đến cho câu chuyện dáng vẻ hiện đại và có sự hấp dẫn đặc biệt. Có những tác phẩm, nếu “tôi” không trải qua, “tôi” không kể lại thì không ai biết, không ai hiểu một cách tường tận. Chính nhờ vì điều đó, nhiều sự thật chìm sâu trong quá khứ được giải mã lại, được nhìn nhận bằng một nhân sinh quan mới. Những cuộc đàm thoại trực tiếp với độc giả, giúp chúng ta tiếp cận nhanh nhất, trực tiếp nhất với những nguyên lý chủ đạo quyết định phong cách tác giả, tác phẩm. Những tác phẩm sử dụng người kể ở ngôi thứ nhất, có


tính tự thuật như tự trào, nhật ký, hồi ký… Sơn Nam có khá nhiều sáng tác thuộc dạng này, ngoài 8 tập bút ký và hồi ký, ông có 25/121 tác phẩm (chiếm 20,66%) vừa là truyện vừa và truyện ngắn được khảo sát viết theo hình thức người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Trong các sáng tác của Sơn Nam ở dạng này, độc giả xuất hiện trực tiếp như một nhân vật trong tác phẩm nhưng không có quyền phát ngôn. Người kể luôn trông đợi sự phán xét của người đọc, tưởng tượng thái độ của họ đối với tác phẩm của mình. Trong mỗi truyện ngắn, cái “tôi” ở tư cách là nhân vật chính đang tự kể chuyện về mình hoặc ở tư cách nhân chứng. Để tận dụng thế mạnh của phương thức trần thuật này, Sơn Nam thường để nhân vật là nhà văn, nhà giáo hay người có học, người có khả năng quan sát, đánh giá sự việc một cách chính xác và hợp lý qua nhận diện qua hình thể để đi sâu vào tâm lý nhân vật. Năng lực khám phá của nhân vật mở dần theo truyện. Từ cảm tính đến lý tính và lý tính khẳng định nhận thức từ cảm tính lúc ban đầu. Hình bóng cũ có thể được xem là cách thức trần thuật theo nhân chứng. Cuộc gặp gỡ giữa hai vợ chồng Henry Nhan với “tôi”, chồng tung vợ hứng, được kể lại qua lời cảm nhận về vẻ bề ngoài của nhân vật, những chi tiết quan trọng được quan sát bởi một nhà nghệ sĩ. Bắt đầu từ sự quan sát đó, dần dần mạch chuyện được mở ra cuộc đời của nhân vật Tư Hiếm từ lúc hắn vì nợ nần mà lên xác giúp Henry Nhan âm mưu cướp đất của nông dân cho đến khi hắn phải chết tức tửi trong nỗi ân hận dày vò bởi sự ác độc của kẻ phi nhân tính. Cái nhìn của người chứng kiến càng được khẳng định qua cặp mắt và khả năng thể hiện của nhà văn. Trong Cậu Bảy Tiểu, nhân vật “tôi” nghe tin cậu Bảy Tiểu giết một vò sĩ lừng danh, thầy dạy vò của hắn “Tôi vẫn chưa tin. Nhưng rò ràng cái thây của Lê Hữu Vĩnh nằm úp mặt dưới xuồng bên cạnh cậu Bảy Tiểu” [14a; 184]. Tác giả chỉ kể, không bình luận nhưng sau lời kể, ta biết nhà văn trông đợi sự phán xét của độc giả về sự tàn ác, lừa thầy phản bạn của kẻ tiểu nhân. Tuy tính chất “đàm thoại trực tiếp” với độc giả khá rò nhưng khả năng phát ngôn trực tiếp những nguyên tắc của phong cách giảm đi nhiều nhưng nếu xem xét ở góc độ phong cách chúng ta vẫn nhận ra chìa khóa giải mã các hiện tượng của phong cách. Chủ thể xuất hiện ngôi thứ nhất trong tác phẩm Sơn Nam gắn liền với lời người kể chuyện “lưỡng phân” – người kể chuyện vừa xuất hiện đơn lập vừa xuất hiện song hành với các nhân vật khác “Lão Tư Thông khuất dạng phía ngoài cửa hang. Trong này tôi và thằng Tặc nhìn nhau, chẳng biết nói chuyện gì cho bớt cô đơn lạnh lẽo. Tôi lắng tai, chờ đợi tiếng chim ụt hoặc một bóng ma (…) bỗng nhiên, sau lưng tôi có tiếng giẫy đành đạch” [15a; 148]. Lời trần thuật chủ thể không cho người đọc thấy được lời người kể chuyện hay tác giả bởi người kể chuyện – tác giả được


lồng vào lời nói của nhân vật “Tôi”. Lời trần thuật xưng “tôi” khiến cho khoảng cách người kể chuyện cũng như nhân vật trong truyện được rút ngắn lại như nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học có nhận định “Bằng phương pháp này, người trần thuật có điều kiện phô bày, diễn tả tất cả những gì bên trong sâu thẳm nhất của tâm hồn” [162; 457]. Sơn Nam trong Hồi ký đứng vị trí ngôi thứ nhất kể lại một câu chuyện về người bạn văn của mình một cách chân thực và khiến người đọc yêu mến và cảm thông với người đồng nghiệp của ông “nhắc đến Dương Tử Giang, tôi không thể quên tấm lòng tốt vô hạn của anh. Lúc cuối năm 1954, chân ướt chân ráo lên Sài Gòn để tập tành về báo chí văn nghệ, (…) Dương Tử Giang quá nghèo, luôn luôn mặc áo “vét” để… che giấu cái áo sơ mi rách bên trong…” [13a; 233]. Chính những lời tâm sự của Sơn Nam đứng ở vị trí ngôi thứ nhất khiến cho người đọc dễ dàng đồng cảm, gần gũi hơn khi nhà văn kể lại một đoạn đời lập nghiệp gian khổ của mình đồng thời cũng hiểu rò tình cảm của Sơn Nam đối với người bạn văn thân thiết. Nhân vật đóng vai trò người trần thuật xưng “tôi”, một hình thức hóa thân của tác giả. Sử dụng lối trần thuật này, tác giả được tự do quan sát, đánh giá theo quan niệm của mình. Nhà văn đi vào “con người trong con người” của nhân vật để tìm hiểu, giải trình theo logic tính cách hoàn chỉnh. Đại văn hào Xô Viết Marxim Gorki từng nói “Trong tiểu thuyết hay truyện, những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ, mách cho người đọc biết rò phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau hành động của nhân vật được mô tả, tô đậm thêm cho tâm trạng của họ… luôn luôn giật dây cho họ thực hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và rất khéo léo mặc dù người đọc không nhận thấy những lời lẽ, những việc làm, những mối tương quan của họ” [dẫn theo 104; 150]. Rò ràng Sơn Nam khi đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật nhằm phân tích và phát hiện vấn đề. Cái “tôi” cá nhân lúc này mang màu sắc số phận, nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ kể cả thế gới tâm linh của nhân vật.

Nền văn học thế kỷ XX, XXI không thể thiếu kiểu trần thuật chủ thể, tuy nhiên có sự cách tân qua mỗi thời đại, mỗi tác giả có sự cách tân tùy theo sự hiểu biết và quan điểm của mình. Do vậy, lời trần thuật trở nên phong phú, đa dạng có sức hấp dẫn đặc biệt. Với phương thức trần thuật chủ thể, mối liên hệ giữa Người kể chuyện – Nhân vật – Người nghe gần gũi và gắn bó hơn rất nhiều. Người đọc dễ dàng hiểu được những thông điệp mà nhà văn muốn nhắn gửi qua mỗi câu chuyện kể. Có thể nói Sơn Nam đã thực hiện được những cách thức khác nhau để tiếp cận hiện thực


khác với những nhà văn khác cùng thời. Trần thuật dạng nhân vật là nhân chứng của tác giả còn được sử dụng trong nhiều truyện khác như Hai con cá, Mây trời và rong biển, Ngó lên Sở Thượng, Thơ núi Tà Lơn, Ngày mưa đầu mùa… Người trần thuật vừa là nhân chứng vừa là nhân vật chính của truyện. Nhân vật chính là chủ thể còn nhân chứng chỉ để hỗ trợ cho nhân vật chính. Ở dạng truyện khác, người kể chuyện cũng là chủ thể trần thuật, hoàn toàn nhập vào nhân vật, tác giả có lợi thế trong việc quan sát, phản ánh, thậm chí đi sâu vào thế giới tâm linh nhân vật để giải trình như Âm dương cách trở, Hình bóng cũ, nhất là trong Hồi ký Sơn Nam gồm 4 phần: Từ U Minh đến Cần Thơ - Ở chiến khu 9 – 20 năm giữa lòng đô thị - Bình an. Hóa thân vào nhân vật, Sơn Nam có điểm nhìn riêng cho mỗi tác phẩm, nhà văn đã tạo nên giọng văn khác với những sáng tác của chính bản thân mình.

4.1.1.2. Trần thuật khách thể hay còn gọi trần thuật khách quan

Phương thức trần thuật khách thể do một người “biết tuốt” kể chuyện. Mọi chuyện được kể lại ở ngôi thứ ba, người trần thuật vô hình, đứng sau lưng nhân vật, không xuất hiện, không tham gia vào diễn biến của câu chuyện. Câu chuyện như tự nhiên hiện ra như nó vốn có. Phần lớn tác phẩm của Sơn Nam từ truyện ngắn đến tiểu thuyết được kể theo phương thức này. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn diễn biến theo truyền thống mà nó được “xen canh” đan lồng vào nhau. Người trần thuật không lộ ra mà ẩn tàng, giấu mặt để theo dòi câu chuyện và kể lại cho người khác nghe. Kiểu trần thuật này làm cho người đọc nghĩ rằng người kể chuyện là một “khách thể”, là “ngôi thứ ba” đứng từ điểm nhìn bên ngoài, hoàn toàn khách quan khi kể chuyện. Đây là phương thức trần thuật nhà văn đã tiếp thu, kế thừa từ đặc trưng của văn phong truyền thống. Tuy nhiên, ông còn phát huy những đặc điểm của hình thức này trong văn học hiện đại bằng cách đưa vào những đánh giá và nhận định của bản thân vào tác phẩm. Chính vì điều này mà tác phẩm Sơn Nam đảm bảo tính chân thực và tính khách quan. Trong Bức tranh con heo, ông hương trưởng nói với vợ “Mình làm giàu, cái tờ cử hương trưởng của tôi đem danh, cái hình này đem lợi… Đủ danh, đủ lợi. rồi” [14a; 123]. Cái kết câu chuyện chính là hình thức tác giả đưa ra ý kiến đánh giá, bình luận vào tác phẩm một cách hóm hỉnh vả hài hước.

Đề tài mà Sơn Nam tâm đắc được đề cập phần lớn trong tác phẩm chính là đề tài của cuộc khẩn hoang Nam Bộ và cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Trong toàn bộ sáng tác Sơn Nam, nhà văn sử dụng chủ yếu hình thức kể chuyện trên cương vị “khách thể” ở ngôi thứ ba. Thống kê trong Hương rừng Cà Mau là 52/66 truyện (chiếm 78,8%), truyện vừa 5/7 truyện (71,4%), những truyện dài như Xóm Bàu Láng,

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí