quyết định của chủ thể tiếp nhận và khoảng cách thẩm mỹ dẫn đến sự thay đổi tầm đón đợi giữa các thế hệ người đọc E.A.Poe quá khứ và hiện tại.
7.2. Về thực tiễn: Xác định được Poe là tác giả Mỹ đ u tiên được dịch ở Việt Nam (1936) bởi Nguyễn Giang và tác phẩm đầu tiên được dịch ra tiếng Việt của Poe là hai bài thơ Con quạ và ng ảo. Làm rò tình thế tiếp nhận và chất lượng tiếp nhận của một số tác giả Việt Nam tiêu biểu để xác định những ảnh hưởng cụ thể của Edgar Poe đối với sáng tác thơ, văn xuôi trước, sau 1945 và hiện nay mà hơn 2/3 thế kỉ qua chỉ mới là những giả thuyết chưa được kiểm chứng đầy đủ.
7.3. Về tư liệu: Lần đầu tiên sưu tầm, thống kê, hệ thống toàn bộ tác phẩm của E.A.Poe được dịch ở Việt Nam cũng như những công trình, bài viết có liên quan. Qua đó, phân tích và đánh giá vấn đề tiếp nhận tái tạo lẫn sáng tạo, cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy về ảnh hưởng văn học phương Tây và E.A.Poe ở Việt Nam.
7.4. Về việc giảng dạy văn học Mỹ và E.A.Poe: Luận án cũng là công trình đầu tiên khảo sát chương trình, giáo trình văn học Mỹ và thực tế tiếp nhận E.A.Poe của 535 giảng viên, sinh viên đại học và giáo viên trung học phổ thông. Từ những số liệu bước đầu thu thập được, đặt ra vấn đề tiếp nhận văn học Mỹ và Edgar Allan Poe trong nhà trường một cách hợp lý hơn so với tầm vóc của đối tượng tiếp nhận và nhu cầu tiếp nhận của bộ phận quan trọng này, góp phần nâng tầm văn hoá của người đọc trong quá trình mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế hiện nay.
Với những ý nghĩa trên, kết quả nghiên cứu của luận án hy vọng sẽ là một trong những nguồn tư liệu tham khảo thiết thực, tin cậy cho các giảng viên, sinh viên Đại học, những người quan tâm tìm hiểu về văn học Mỹ và tác giả Edgar Allan Poe; về vai trò, vị trí, ảnh hưởng của cây bút thiên tài nước Mỹ này trong quá trình hiện đại hoá Văn học Việt Nam; cũng như phương pháp nghiên cứu một trường hợp tiếp nhận cụ thể trong văn học. Đồng thời, đặt ra những yêu cầu mới trong việc tiếp nhận tác giả văn học Mỹ nói riêng, văn học thế giới nói chung, góp phần kh ng định bản lĩnh, trình độ và quy luật tiếp nhận của văn học Việt Nam.
CHƯƠNG 1
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 2
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 3
- Mục Đích Nghiên Cứu Và Nhiệm Vụ Của Đ Tài
- Tình Hình Giới Thiệu, Nghiên Cứu Phê Bình Edgar Allan Poe Ở Việt Nam
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 7
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
TIẾP NHẬN EDGAR ALLAN POE QUA GIỚI THIỆU
VÀ NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH
Trong giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và quốc tế, so với các nền văn học khác, văn học Mỹ đã du nhập vào Việt Nam khá sớm nhưng không trực tiếp ở giai đoạn khởi đầu. Nhịp độ phát triển cũng không bình thường do chịu sự chi phối có tính quyết định của hoàn cảnh lịch sử, chính trị đặc biệt của đất nước. Ngay giai đoạn giao thời của nền văn học chữ quốc ngữ mới hình thành, Edgar Allan Poe, một trong những tác giả khai sinh nền văn học Mỹ, người đầu tiên đại diện cho cả một nền văn học bên kia đại dương đã có mặt ở Việt Nam, và đã được tiếp nhận trong một bối cảnh giao lưu khá đặc biệt: bắt đầu từ ảnh hưởng văn hoá – văn học Pháp.
Nếu văn học Nhật đến với văn học Việt Nam đầu tiên từ công trình dịch thuật của Phan Chu Trinh, văn học Anh từ bản dịch vở kịch Chú lái buôn thành Venis của William Shakespeare, văn học Pháp từ những tân thư và các công trình dịch thuật thì giống như nền văn học Mỹ, nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe lại đến với độc giả Việt Nam trước tiên bằng con đường giới thiệu, nghiên cứu phê bình. Khi chưa có tác phẩm nào được dịch ra tiếng Việt, các thế hệ trí thức tây học đầu tiên đã được tiếp cận Edgar Allan Poe qua những bài bình giảng văn chương (Pháp) trong nhà trường, rồi bài giới thiệu “Thơ Baudelaire” của Phạm Quỳnh, và có lẽ nhiều người đã tìm đọc những Con quạ, Con cánh cam vàng… của Poe từ lâu qua các bản tiếng Pháp. Do vậy, chúng tôi chọn khảo sát sự tiếp nhận Edgar Allan Poe qua giới nghiên cứu phê bình là con đường tiếp cận đầu tiên. Bởi “phê bình là một trình độ cao của tiếp nhận, một sự tiếp nhận có ý thức và phương hướng” [80, 157].
Cụ thể, nội dung chương này chúng tôi sẽ triển khai các vấn đề sau:
1.1. Con đường Edgar Allan Poe đến với văn học Việt Nam.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, phê bình về E.A. Poe ở Việt Nam.
1.3. Tiếp nhận E.A.Poe qua các thế hệ nghiên cứu, phê bình văn học.
1.1. CON ĐƯỜNG EDGAR ALLAN POE ĐẾN VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1.1. Môi trường lịch s - xã hội- văn hóa-văn học
Đầu thế kỉ XX là giai đoạn đầy những chuyển động lớn lao của lịch sử. Từ cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần Vương kết thúc, rồi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của cả nước bị dập tắt, đến khi Pháp chính thức áp đặt ách thống trị trên cả nước là cả một chặng dài u ám của dân tộc. Cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước mãi đến năm 1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời mới kết thúc. Và những biến động trong đời sống kinh tế chính trị ở Đông Dương, công cuộc đô thị hoá và sự xuất hiện của tầng lớp thị dân dẫn đến những thay đổi quyết liệt trong đời sống văn học c ng với sự thức tỉnh ý thức dân tộc của đội ngũ sáng tác. Các trào lưu lãng mạn và hiện thực được thai nghén và chính thức ra đời từ cái nền bức tranh xã hội Việt Nam ấy. Giao lưu văn hóa không còn bó hẹp sau lũy tre làng như trong xã hội nông nghiệp truyền thống xưa mà đã mở rộng hòa nhập với cả khu vực. Cơ chế kinh tế thị trường đã bắt đầu tác động đến hoạt động báo chí và văn học nghệ thuật. Nhà in đầu tiên ở Sài Gòn Impériale được vận hành năm 1862. Gia Định báo ra đời năm 1865… Một tầng lớp độc giả mới xuất hiện với trình độ văn hóa và nhu cầu thẩm mỹ cao hơn, đòi hỏi văn học nghệ thuật phải làm một cuộc canh tân triệt để hầu bắt kịp trào lưu tiến bộ của thế giới. hữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm và được các sĩ phu yêu nước vận động thành một trào lưu rộng rãi cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học. Giai đoạn này yêu cầu đổi mới nền văn học nước nhà để bắt kịp các nước trên thế giới đã trở thành một vấn đề vô c ng cấp thiết, theo xu hướng học tập những hình mẫu văn học phương Tây. Công cuộc đô thị hoá của thực dân đã thúc đẩy nhịp độ của tiến trình đổi mới và tác động đến tất cả các phương diện: môi trường văn học, chủ thể sáng tác, quan niệm về sáng tác và các mối quan hệ của sáng tác với đời sống…Một thời đại mới mở ra cho văn
học Việt Nam đầu thế kỉ XX này với một cái nhìn mới, một cách suy nghĩ khác h n mười thế kỉ văn học trung đại thời phong kiến. Sự biến đổi văn hoá – văn học giai đoạn này còn gắn với một nhu cầu nội tại cấp thiết: xây dựng một nền học thuật mới cho văn học nước nhà để canh tân đất nước.
1.1.2. hiếc c u nối: Ngôn ngữ Pháp- Văn học Pháp
1.1.2.1. Trong giai đoạn chuyển mình đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam đã tiếp nhận nhiều luồng gió văn hoá văn học phương Tây, chủ yếu là Pháp. Theo đó, văn học học Mỹ đến với Việt Nam khá sớm như một sự tình cờ. Năm 1917, cái tên “Edgar Poe, văn hào nước Mỹ” đã xuất hiện lần đầu tiên trong bài “Thơ Baudelaire” của Phạm Quỳnh. Nhưng văn học Mỹ hầu như vẫn chưa được quan tâm. Mãi đến tháng 11-1923, trên Nam Phong số 77, Phạm Quỳnh mới dịch và giới thiệu bài “Nghề diễn kịch ở nước Mỹ” (tr. 388-393), với bút hiệu Hồng Nhân. Năm 1932, trên Nam Phong số 176 xuất bản tháng 9 có bài “Văn minh nước Mỹ c ng văn minh thế giới” (tr. 213-221) của tác giả T.C dịch. Cả hai bài báo này đều được xếp vào mục Dịch thuật văn chương Pháp chứ không phải văn chương Mỹ. Những năm 1928- 1931, Phan Khôi có một số bài đăng trên báo Thần Chung Sài Gòn nhắc đến nước Mỹ, nhưng mang tính chính luận hơn là văn học. Cũng ghi nhận thêm, năm 1925, bản tiếng Pháp Les Advantures de Huckleberry Finn do William L.Hughes dịch từ tác phẩm The Adventures of Huckleberry Finn của Mark Twain đã có mặt ở Việt Nam. Năm 1929, tác giả Jack London của Mỹ cũng được giới thiệu qua bản Croc blanc dịch từ nguyên tác White fang. Vẫn chưa có nhà văn Mỹ nào có tác phẩm được dịch ra tiếng Việt. Như vậy, giai đoạn những năm trước 1945, tuy đã sớm có mặt nhưng sự tiếp nhận văn học Mỹ nói chung và Edgar Poe nói riêng phải qua chiếc cầu nối là ngôn ngữ Pháp. Chính vì vậy, “sự hiểu biết về văn học Mỹ khó có thể tránh khỏi những giới hạn nhất định.” [88,10].
1.1.2.2. Tiếng Pháp vốn được xem là ngôn ngữ của văn chương, nghệ thuật, của triết học, của lý tưởng. Người Pháp là người thiên về chữ nghĩa, lý luận, thích những tư tưởng, học thuyết, thiên về văn chương nghệ thuật và coi trọng đạo đức. Tuy ban đầu, tiếng nói này bị coi là tiếng nói của kẻ đô hộ nên không được đón nhận rộng rãi, thậm chí còn bị bài trừ, khích bác trong tâm cảnh bất lực của lớp các nho sĩ
cuối m a: “á, ớ, u, âu ngọn bút chì” (Tú Xương). Nhưng rồi, có lẽ bởi “Văn chương Pháp là một nền văn chương nổi tiếng vào hạng nhất thế giới về sự phong phú, chải chuốt, về lời hay ý đẹp, về đủ mọi trường phái: lãng mạn, tả chân, tượng trưng, siêu thực, trừu tượng…” [184, 303] nên đã vượt qua những rào cản ngôn ngữ và định kiến chính trị để dần thấm sâu vào đời sống văn chương Việt .
Bước qua mười thế kỉ ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá Hán Nôm, ngay từ phút “bàn cờ thế” bị “sa tay”, người Việt chưa kịp xây dựng nền văn học quốc ngữ riêng của dân tộc thì c ng với sự xâm lược của thực dân Pháp, văn hoá Pháp, và tất nhiên đi theo nó là văn học Pháp cũng ồ ạt tràn vào, chi phối đời sống tinh thần cũng như đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống đời thường của dân tộc. Hoài Thanh mở đầu công trình tổng kết phong trào Thơ Mới bằng hiện thực: “Chúng ta ở nhà tây, đội mũ tây, đi giày tây, mặc áo tây. Chúng ta d ng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp...còn gì nữa! Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất, phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta...” [249, 16]. Trong bối cảnh lịch sử đó, tiếng Pháp dần trở thành một thứ tiếng thông dụng, bổ sung phong phú vào kho từ ngữ tiếng Việt mới mẻ của ta. Không ít trí thức Việt Nam được đào tạo bài bản trong nhà trường Pháp, nhiều người còn du học bên Pháp về. Ch ng những họ thông thạo ngôn ngữ Pháp mà còn mang theo về đất nước những tư tưởng triết học hiện đại phương Tây, các trào lưu văn học hiện đại Pháp, cách tư duy, cảm nghĩ phương Tây như Nguyễn Văn Huyên, Phạm Duy Khiêm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường….. Nhìn lại quá khứ, lịch sử đã chứng minh sự đóng góp không nhỏ của thế hệ “trí thức vàng” này, những người thiết tha ấp ủ hoài bão xây dựng một nền văn học riêng cho đất nước để theo kịp đà tiến bộ của thế giới từ những gì học được ở xứ người.
Tâm thế ban đầu là bị động, nhưng đội ngũ trí thức Việt Nam vốn đã từng tiếp xúc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn chương Trung Quốc nhiều thế kỉ, từng tiếp thu sâu sắc những học thuyết tư tưởng của Khổng Mạnh, cái tinh hoa của triết lý Nho - Phật - Lão đầy tính nhân văn, cái bí ẩn huyền diệu độc đáo của thơ Đường; từng biết chọn lọc, dung hợp với những giá trị truyền thống của Việt Nam để làm nên nhiều áng văn bất hủ của dân tộc. Nghĩa là đội ngũ đặc biệt này đã có một trình độ văn hoá, văn học và thẩm mỹ khá cao (so với đại bộ phận công chúng thời bấy giờ)
khi tiếp nhận văn học Pháp. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi được tiếp xúc với “một nền văn hoá khác vào hạng nhất trên thế giới, cũng không kém phần sâu sắc, chải chuốt, hoa mỹ làm sao không tránh khỏi những say mê khâm phục. Và từ khâm phục đã đi đến bắt chước như đã bắt chước văn hoá Trung Quốc.” [184, 310]. Hoài Thanh từng nhận thấy ảnh hưởng sâu sắc của văn học, triết học Pháp: “Sĩ phu nước ta từ xưa vốn chỉ biết có Khổng Tử, bắt đầu dẫn Mạnh - đức - tư - cưu với Lư - thoa. Họ bắt đầu viết quốc ngữ, một thứ chữ mượn của người phương Tây. Câu văn của họ cũng bắt đầu có cái rò ràng, cái sáng sủa của văn Tây (…) Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta.” [249, 16].
1.1.2.3. Việc học kĩ, hiểu sâu văn học Pháp và văn học thế giới có tác dụng thực tế góp phần quan trọng trong việc đổi mới, hiện đại hóa văn chương Việt Nam. Các nhà nho và sĩ phu yêu nước, đội ngũ trí thức đã sớm ý thức nhiệm vụ lịch sử này, trở thành một trào lưu nhất quán trong nhiều trí thức, học giả, tác giả c ng thời từ Nam chí Bắc. Trong truyện ngắn đầu tiên theo lối Pháp: Truyện thầy La aro Phiền (1887), P.J.B Nguyễn Trọng Quản đã nói mục đích sáng tác của mình là thực hiện niềm mơ ước “làm cho dân tộc các xứ biết rằng người An Nam sánh trí sánh tài thì cũng ch ng thua ai.” (258, 16). Phạm Quỳnh chủ trương “đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hóa Âu Tây để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết”, để “làm thế nào gây được những hạng thi nhân mới cho quốc âm ta.” [224, 381]. Nguyễn Giang, một nhà thơ từng đỗ tú tài tây, chủ trương Dịch văn thư xã, nhằm đem tư tưởng Âu Tây đến với văn học Việt cũng bộc lộ quan điểm muốn làm đẹp giàu thêm tiếng Việt: “cái tiếng của một nước càng nhập được nhiều giọng, nhiều điệu thì một ngày nó càng mềm mại và phong phú thêm lên.” [75,10]. Khái Hưng thì tha thiết: “Tôi vẫn mong mỏi sẽ có nhà văn d ng hợp được văn Thái Tây với văn Á Đông, để gây một lối văn viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được thi vị của văn Tàu.” [6, 416]… Học tập người nhưng không đánh mất mình. Nhiều thế hệ văn chương sau này đã kế thừa ý thức dân tộc mạnh mẽ đó. Như vậy, có thể nói, đó không chỉ là ý thức chủ động của một cá nhân, mà là xu hướng tiếp nhận - đổi mới của cả một thời đại.
Ở lĩnh vực văn học, cách tiếp nhận có hai hướng khác nhau: một là bỏ h n cái cũ, học theo cái mới; hai là tổng hợp văn hóa, phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, “Thổ nạp Âu Á, điều hòa Tân Cựu”. Con đường thứ hai này ngay từ bước đầu đã được thế hệ tiên phong nhận thức một cách đúng đắn: không cắt đứt quá khứ mà chỉ tiếp nhận để bồi bổ thêm, làm giàu đẹp thêm cho bản sắc vốn có của dân tộc. Lịch sử đã đặt lên vai họ một trọng trách thiêng liêng và sự chọn lựa ấy đã đem đến cho văn học Việt Nam một cơ hội chuyển mình lớn lao: trong lớp áo cũ kĩ của văn học trung đại mang dấu ấn văn hoá Trung Quốc, chúng ta đã có thêm một chiếc áo mới nhiều màu sắc lạ, đủ kích cỡ và hợp thời để bước ra thế giới rộng lớn hơn.
1.1.3. Nhà trường và việc giảng dạy văn học Pháp - Việt
1.1.3.1. Một trong những kênh tiếp nhận văn học Pháp nói riêng và phương Tây nói chung vô c ng quan trọng là hệ thống giáo dục của nhà trường Pháp ở Việt Nam. C ng với việc đặt ách thống trị về chính trị, thực dân Pháp đã chú ý việc mở rộng giáo dục để từng bước xây dựng nền tảng thống trị của mình nơi v ng đất mới. Năm 1861, trường học đầu tiên đào tạo thông ngôn ra đời, và các trường dạy chữ quốc ngữ và toán pháp được thành lập. Đến “1866 đã có 47 trường Tiểu học với 1238 học sinh” [138,111]. Năm 1907, Đông Kinh nghĩa thục khai giảng đem lại một chuyển đổi cách mạng về nội dung và phương pháp giáo dục ở Việt Nam. Cũng năm đó, Đại học Đông Dương được thành lập ở Hà Nội, nhưng chỉ được một năm, mãi đến 1917 mới hoạt động trở lại khi “Học chính tổng quy” (Règlement general de l’ Instruction publique) được Toàn quyền Albert Sarraut ban hành, xoá bỏ hoàn toàn nền Nho học ở toàn còi Đông Dương, mở rộng hệ thống giáo dục Pháp Việt. Các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình được bãi bỏ, chỉ còn hai hệ thống giáo dục được áp dụng: chương trình chính quốc (Métropole) dành cho con em người Pháp, và chương trình bản xứ (Indigène) dành cho học sinh Việt Nam ở các trường Pháp - Việt với ba cấp Tiểu học, Trung học và Cao đ ng. Hữu Ngọc còn nhớ, năm 1936, “Học lên ban Tú tài Triết học, tôi lại học thầy Nguyễn Mạnh Tường về Văn học hiện đại của Pháp. Nhờ được học thầy nên đầu óc tôi mở mang ra nhiều và tiếp xúc được những luồng
tư tưởng hiện đại nhất của Pháp với những nhân vật như: Gide, Valéry, Baudelaire…” [365].
1.1.3.2. Ở nhà trường Pháp-Việt, tiếng Pháp thay thế địa vị chữ Hán trước đây. Việc giảng dạy văn học trên cơ sở tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp và những tác giả cổ điển của văn học Pháp được coi trọng, nhằm giáo dục thị hiếu, trí tuệ và đạo đức cho thanh thiếu niên thời bấy giờ. Ngay cả trong những tiết Văn, Sử Việt Nam, bài giảng, sách học, tài liệu tham khảo cũng đều d ng tiếng Pháp. Theo hồi kí của Vũ Ngọc Phan, chương trình học trong các trường trung học Tây cũng như trung học Pháp Việt, thực dân Pháp quy định “tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là sinh ngữ được xếp hàng đầu (première langue), còn tiếng Việt bị liệt vào tiếng ngoại quốc với các sinh ngữ , Đức, Tây Ban Nha.” [203, 367]. Do tiếng Anh có trong chương trình học nên một số thanh niên Việt Nam thời bấy giờ đã khao khát tìm đọc những tác phẩm văn học Anh Mỹ bằng nguyên tác ở thư viện Trường Viễn Đông Bác cổ. Đó là những tác phẩm của Charles Dickens, Romeo and Juliet, Macbeth, Hamlet của Shakespeare, Những cu c phiêu lưu của Piquich…Và ở đó, Dante, Cèrvantes, Hoffmann, Edgar Poe, Lev Tolstoy … cũng sớm được bao thế hệ trí thức Tây học Việt Nam yêu mến. Hữu Ngọc từng nhớ lại: “Tôi biết Étga Pô qua truyện Con cánh cam vàng và bài thơ Con quạ từ thời học trung học ở trường Bưởi.” [175, 529].
Với ý thức học tập phương Tây của cả một thời đại như đã nêu ở trên, c ng với những nhu cầu nội tại của văn học Việt Nam, của bối cảnh xã hội thuộc địa đầu thế kỉ XX, bên cạnh những giờ quốc văn ít ỏi (3t/tuần), văn học phương Tây nói chung, như luồng gió lạ, đã mở ra cánh cửa tâm hồn những trí thức tài hoa đầu thế kỉ, đem đến bao hương sắc cho văn học Việt buổi giao thời, và rồi, đã nở rộ vào thập kỉ 30-45, làm nên khuôn mặt mới cho văn học dân tộc.
1.1.4. Baudelaire, các nhà thơ tượng trưng Pháp và Edgar Allan Poe
1.1.4.1. Charles Baudelaire (1821-1867), nhà thơ lớn của văn học Pháp thế kỉ XIX, con người với những Correspondances (Tương hợp), những kiểu Spleen (u uất, buồn chán) đã đặt nền móng cho thơ tượng trưng Pháp. Ông cũng là người khám phá thiên tài âm nhạc Wagner (1813-1883), tìm được tâm hồn đồng điệu Edgar Poe,