72
Chỉ tiêu sức sản xuất vốn lưu động cho biết một đồng tài sản lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong giai đoạn 2018- 2020 từ bảng 2.13 có thể nhận thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của P VC như sau: Sức sản xuất vốn lưu động của Tổng công ty có sự thay đổi qua các năm và có sự giảm sút rõ rệt. Cứ 1 đồng vốn lưu động công ty bỏ vào kinh doanh sẽ bị lỗ khoảng 3,8 đồng lợi nhuận năm. Kết quả này cho thấy, P VC chưa sử dụng hiệu quả tài sản lưu động trong kinh doanh.
Vòng quay vốn lưu động bị tụt giảm qua các năm: Năm 20 19, chỉ tiêu này đạt 0,27 vòng và giảm 0,25 vòng so với năm 2018. Sang đến năm 2020, chỉ tiêu này lại càng thụt giảm khi số vòng quay vốn lưu động của năm 2019 là 0,27 và năm 2020 là 0,06, chênh lệch giữa các năm là 0,21 vòng.
b. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
73
Bảng 2.14 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của PVC giai đoạn 2018-2020
2018 (tỷ đồng) | 2019 (tỷ đồng) | 2020 (tỷ đồng) | Chênh lệch 2019/2018 | Chênh lệch 2020/2019 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) | 2.277,28 | 1.069,95 | 247,95 | (1.207,33) | (112,84) | (822,00) | (331,52) |
VCĐ bình quân (2) | 1.727,57 | 1.492,08 | 1.298,88 | (235,49) | (15,78) | (193,21) | (14,87) |
Lợi nhuận trước thuế (3) | (125,02) | (183,80) | (152,28) | (58,78) | 31,98 | 31,52 | (20,70) |
Sức sản xuất của vốn cố định = (3)/(2) | (0,07) | (0,12) | (0,12) | (0,05) | 41,25 | 0,01 | (5,07) |
Vòng quay VCĐ = (1)/(2) | 1,32 | 0,72 | 0,19 | (0,60) | (83,83) | (0,53) | (275,64) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Tài Chính Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam
- Tình Hình Biến Động Tài Sản Của Pvc Giai Đoạn 2018-2020
- Tình Hình Doanh Thu Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam Giai Đoạn 2018-2020
- Định Hướng Phát Triển Và Yêu C Ầu Quản Lý Tài Chính Của Tổ Ng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam
- Quản lý tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC - 13
- Quản lý tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)
Thông qua bảng số liệu 2.14 , nhận thấy các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản của Tổng công ty đều có sự suy giảm trong giai đoạn 2018 -2020. Điều này cho thấy P VC chưa quản lý hiệu quả sử dụng vốn cố định do các chỉ tiêu đều có sự biến đổi theo chièu hướng suy giảm, cụ thể : Số vòng quay vốn cố định của P VC năm 2019 là 0,72 vòng, giảm 0,60 vòng so với năm 2018. Sang năm 2020, chỉ tiêu này giảm 0,53 vòng so với năm 2019.
Tóm lại, qua phân tích trên có thể thấy Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam chưa sử dụng hiệu quả vốn lưu động và vốn cố định trong kinh doanh. Nguyên nhân là do các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đều cứ sự thụt giảm và chỉ tiêu nợ phải trả có sự tăng trưởng. Khoản mục nhằm tăng cao đồng nghĩa với việc công ty vay nợ nhiều và sắp dẫn tới những bất lợi cho doanh nghiệp do chi phí tài chính tăng quá mức cho phép.
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp
Bảng 2.15. Kết quả thực hiện quản lý doanh thu và chi phí của PVC giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
2018 | 2019 | 2020 | Chênh lệch 2019/2018 | Chênh lệch 2020/2019 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) | 2.277,28 | 1.069,95 | 247,95 | (1.207,33) | (112,84) | (822,00) | (331,52) |
Vốn kinh doanh (2) | 5.555,85 | 5.393,27 | 5.011,60 | (162,58) | (3,01) | (381,67) | (7,62) |
Lợi nhuận trước thuế (3) | (125,02) | (183,80) | (152,28) | (58,78) | 31,98 | 31,52 | (20,70) |
Tỷ suất LN/Doanh Thu = (3)/(1) | (0,05) | (0,17) | (0,61) | (0,12) | 68,04 | (0,44) | 72,03 |
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng vốn (ROA) = (3)/(2) | (0,02) | (0,03) | (0,03) | (0,01) | 33,97 | 0,00 | (12,16) |
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)
Nhìn vào bảng 2.15, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản, qua đó phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ bảng số liệu trên có thể thấy tỷ suất này của P VC trong giai đoạn 2018-2020 có sự biến động. Năm 2019 chỉ tiêu này bị 0,03% và qua đến năm 2020 chỉ tiêu này còn bị thụt giảm hơn nữa. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí của P VC có dấu hiệu chưa tốt nên hiệu quả sinh lời bị giảm sút.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Giai đoạn 2018-2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm của nền kinh tế Thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Từ năm 2018 đến 2019 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới. Tuy vẫn còn những cuộc chiến tranh thương mại như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nhưng nhìn chung các nền kinh tế đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu. Việt Nam đã ký kết được một số hiệp định thương mại quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Tiếp đó, đến năm 2020, chúng ta lại chứng kiến sự ngưng trệ có tính chất toàn cầu của các nền kinh tế do đại dịch Covid-19. Kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy đã có những biện pháp hữu hiệu quyết liệt để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế cũng vẫn bị ảnh hưởng trầm trọng. Hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể, phá sản. Tăng trưởng kinh tế giảm sút. Hàng triệu công nhân bị mất việc làm...
Đối với Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (P VC), giai đoạn 2016 – 2020 cũng là một giai đoạn cực kỳ nhiều khó khăn và thách thức. Các dự án đầu tư trong ngành Dầu khí đều giảm sút. Tổng công ty vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng những tồn tại còn để lại trong giai đoạn 2011 – 2015. PVC hầu như chỉ hoàn thành các phần việc còn lại từ trước, không ký được hợp đồng mới, thiếu công ăn việc làm, lực lượng lao động gián tiếp và trực tiếp đều giảm. Doanh thu, sản lượng, các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, lao động, phúc lợi đều giảm.
2.4.1. Những kết quả đạt được
Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2018 -2020 bước vào bối cảnh tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, P VC đã quyết tâm, nỗ lực tìm kiếm và thực hiện các giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của tập thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên toàn Tổng công ty cũng như đã nhận được thuận lợi từ việc quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công tác quản lý tài chính được thực hiện theo quy trình, quy định từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và tổng kết đánh giá định kỳ và hàng quý/năm theo quy định.
Công tác quản lý nguồn lực tài chính, nguồn vốn trong quá trình đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phân cấp của Tập đoàn.
Tổng công ty thường xuyên tiến hành kiểm kê định kỳ việc sử dụng vốn, tài sản, quỹ đầu tư phát triển, tình hình công nợ, kiểm tra việc chấp hành chế độ, tiền lương, nộp ngân sách, báo cáo quyết toán hàng quý của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty theo quy định của Nhà nước. Qua công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ thường xuyên, hầu hết các đơn vị đều chấp hành và thực hiện tốt các quy định về tài chính, hạch toán kế toán không có gì sai sót. P VC đã thường xuyên thành lập các đoàn công tác thực hiện đối chiếu, xác nhận và đưa ra các giải pháp nhằm xử lý và giải quyết các khoản công nợ.
Về nguồn vốn huy động thì hiện nay, Tổng công ty chỉ có khoản dư nợ vay ủy thác của Ocean Bank 955 tỷ đồng để chi đầu tư tài chính (do Tập đoàn Dầu khí bàn giao).
Phương thức huy động vốn, quản lý vốn của đơn vị linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ và tập trung vốn.
Công tác quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Công tác ghi nhận doanh thu được thực hiện theo đúng quy định, chuẩn mực kế toán, do đó doanh thu của đơn vị được xác định một cách đáng tin cậy. Đối với các giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ doanh thu được ghi nhận
trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành tại ngày của bảng cân đối kế toán của kỳ đó.
Hoạt động chính của đơn vị là lĩnh vực xây lắp, do đó đơn vị đã có chính sách kế toán của Tổng công ty về hợp đồng xây dựng trong việc ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng xây dựng phù hợp với hình thức hợp đồng, mô hình và quy mô dự án.
Việc quản lý, hạch toán các khoản chi phí được thực hiện đúng, đủ, kịp thời theo đúng các quy định, chuẩn mực, được phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí. Việc làm này góp phần quan trọng trong việc xác định trọng điểm quản lý chi phí và kiểm tra sự cân đối với các kế hoạch khác.
Việc trích lập các quỹ dự phòng được thực hiện đúng quy định, hướng dẫn theo các văn bản pháp luật và quy định của Nhà nước.
PVC đã thực hiện ứng dụng tin học trong QLTC, trong đó ứng dụng phổ biến nhất là trong công tác lập BCTC. Các báo cáo được lập và phân tích thường xuyên.
Công tác quản lý, sử dụng tài sản
Tổng công ty thực hiện phân cấp, ủy quyền, gắn trách nhiệm đến các đơn vị thành viên trong việc quản lý, sử dụng, thanh lý và nhượng bán tài sản; Tổng công ty thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của đơn vị góp phần làm cho công tác quản lý và sử dụng tài sản trong Tổng công ty được hiệu quả.
Công tác phân tích tài chính
Có thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính định kỳ/hàng năm; Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở mức so sánh kết quả thực hiện năm sau so với năm trước; Đã chỉ ra được nguyên nhân của việc tăng/giảm và đưa ra các giải pháp để khắc phục và thực hiện trong thời gian tới để thực hiện các mục tiêu/nhiệm vụ đề ra.
PVC thực hiện lập BCTC và phân tích tài chính dựa trên các chỉ số tài chính, tuy chưa phân tích đầy đủ các chỉ tiêu. Công tác lập BCTC được thực hiện thường xuyên và thực hiện công bố đúng quy định đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính.
Công tác lập kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính cũng đã được PVC quan tâm thực hiện. Đã xây dựng kế hoạch kinh doanh cho đơn vị (ngắn hạn và dài hạn). Đối với kế hoạch ngân sách, chỉ thực hiện xây dựng kế hoạch cho doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý, chi phí chung, chi phí lao động tiền lương (đối với khu vực gián tiếp).
Thường xuyên tiến hành đối chiếu giữa kết quả kinh doanh thực tế với các kế hoạch đã xây dựng.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Hạn chế
Nhìn chung các chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2018 – 2020 bao gồm : Doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, nộp ngân sách, tiền lương... đều không đạt yêu cầu và không đạt kế hoạch đặt ra. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2018-2020, QLTC của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:
* Đối với công tác quản lý nguồn lực tài chính
Các mục tiêu tổng quát của Tổng công ty đều không đạt theo yêu cầu. Kế hoạch Xây dựng Chi nhánh thành đơn vị chủ lực trực tiếp thực hiện các dự ản của PVC tại phía bắc không thực hiện được.
PVC đã thực hiện quyết liệt công tác tái cấu trúc Chi nhánh và các Ban điều hành, đã thay đổi, bổ sung các chức danh lãnh đạo đơn vị, điều chỉnh bộ máy quản lý... tuy nhiên hiệu quả vẫn còn rất hạn chế.
Các biện pháp xây dựng kế hoạch QLTC của P VC còn mang tính hình thức, không gần với thực tế; việc lập kế hoạch dòng tiền chưa được chú trọng, không lập chi tết cho từng công trình/ dự án, vì vậy thường xuyên bị động trong quá trình triển khai. Đối với kế hoạch ngân sách chưa được quan tâm đúng mức và được chú trọng xây dựng thì kế hoạch kinh doanh cũng chưa được đảm bảo chất lượng. Chưa xây dựng kế hoạch bảng cân đối kế toán dự tính, kế hoạch báo cáo tài chính dự phòng, kế hoạch ngân sách tiền mặt,...
Giai đoạn 2018-2020 là một giai đoạn vô cùng khó khăn đối với P VC. Cơ cấu nợ có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ số nợ có xu thế tăng và hệ số cơ
cấu nguồn vốn lại giảm, P VC cần phải quan tâm đến các chỉ số này nếu không có thể dẫn tới mất an toàn về tài chính.
Đối với công tác quản lý nguồn vốn, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam chưa thực hiện tốt công tác quản lý tài sản, chưa có sự tăng trưởng của vốn qua các năm. P VC chưa tận dụng các nguồn lực tối đa cho mục đích đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như máy móc thiệt bị nhằm gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Giai đoạn hiện nay, việc quản lý nguồn lực tài chính là một việc hết sức khó khăn đối với Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh cơ cấu nợ trên tổng vốn tăng cao. Điều đó dẫn đến hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC đều gặp khó khăn, công tác lập kế hoạch và thực hiện phân bổ điều hòa vốn để tài trợ cho việc sản xuất kinh doanh cho các đơn vị liên tục bị đình trệ và co kéo.
* Đối với công tác quản lý doanh thu và chi phí
Trong giai đoạn 2018-2020, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam vẫn chưa phát triển được thị trường và các công ty con, ban điều hành đại diện cho P VC. Mặt khác, hiệu quả sử dụng chi phí của Tổng công ty lại chưa đạt được hiệu quả và cứ sự giảm mạnh mẽ trong giai đoạn 2018-2020.
Kết quả quản lý doanh thu và chi phí ở một số chỉ tiêu của Công ty chưa có hiệu quả như: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROS.
2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, Tổng công ty chưa có định hướng xây dựng, quản lý và phát triển đơn vị một cách ổn định. Chưa xác định được chuyên ngành, trọng tâm phát triển đơn vị.
- Thứ hai, Tổng công ty chưa xây dựng được lực lượng cán bộ công nhân viên gián tiếp và trực tiếp nòng cốt, gắn bó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đơn vị.
- Thứ ba, Tổng công ty chưa quyết liệt làm việc với cấp quản lý về công tác vốn dẫn đến Chi nhánh chưa thể chủ động trong công tác vốn phục vụ thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Phần đa vốn điều lệ của đơn vị được sử dụng vào đầu tư góp vốn