DOANH THU
2500
2000
1500
1000
500
0
Năm 2018
Năm 2019
DOANH THU
Năm 2020
Biểu đồ 2.3 Tình hình doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Kết quả phân tích do tác giả thực hiện)
Qua bảng biểu trên ta thấy doanh thu của Công ty mẹ Tổng công ty P VC qua các năm không ổn định và không theo quy luật kế hoạch SXKD là năm sau cao hơn năm trước. Ta có thể thấy rõ, doanh thu năm 2020 sụt giảm mạnh so với các năm trước, đó là tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động tiêu cực, suy thoái kinh tế diễn ra ở khắp mọi nơi do khủng hoảng của đ ại dịch Covid-19, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, việc giãn dừng các dự án trọng điểm trong và ngoài ngành theo chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn đã khiến nguồn việc của Tổng công ty bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, doanh thu năm 2020 đã cân n âng mức doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác lên khoảng 2,5% so với các năm trước đó. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu thuần từ mảng xây lắp đạt 1.605 tỷ đồng, đóng góp hơn 80% tổng doanh thu. Tuy vậy mảng này cũng mang đến khoản lỗ thuần hơn 90 tỷ đồng. Chỉ riêng mảng kinh doanh nhà và hạ tầng mang về 412 tỷ đồng doanh thu và đạt gần 21 tỷ đồng lợi nhuận thuần. Còn lại các
mảng dịch vụ khác cũng đều kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân lỗ, một phần do công ty đã kinh doanh dưới giá vốn khi tổng chi phí vốn bỏ ra hơn 2.077 tỷ đồng, dẫn tới khoản lỗ thuần 80 tỷ đồng. Thêm các khoản chi phí, trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp lên đến 333 tỷ đồng...
2.2.3.2. Quản lý chi phí của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Để tiến hành hoạt động SXKD, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều thành phần chi phí gọi chung là chi phí SXKD. Chi phí SXKD của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà công ty đã bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ xác định.
Chi phí hoạt động SXKD của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được chi thành các khoản mục chi phí như sau:
1. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
2. Chi phí tài chính
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Chi phí khác
Bảng 2.9 Sử dụng chi phí của PVC giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | ||
1 | Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp | 2.302,13 | 94,22 | 1.059,68 | 83,35 | 243,04 | 58,76 |
2 | Chi phí tài chính | 73,06 | 2,99 | 137,19 | 10,79 | 101,61 | 24,57 |
3 | Chí phí quản lý doanh nghiệp | 67,75 | 2,77 | 68,55 | 5,39 | 67,83 | 16,40 |
4 | Chi phí khác | 0,36 | 0,01 | 6,00 | 0,47 | 1,11 | 0,27 |
TỔNG | 2.443,29 | 100,00 | 1.271,42 | 100,00 | 413,59 | 100,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Hoạt Động Kinh Doanh Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu
- Thực Trạng Quản Lý Tài Chính Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam
- Tình Hình Biến Động Tài Sản Của Pvc Giai Đoạn 2018-2020
- Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Cố Định Của Pvc Giai Đoạn 2018-2020
- Định Hướng Phát Triển Và Yêu C Ầu Quản Lý Tài Chính Của Tổ Ng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam
- Quản lý tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)
Nhìn vào bảng 2.9, có thể thấy hiệu quả sử dụng chi phí qua các năm 2018 - 2020 của P VC bị giảm mạnh. Nguyên nhân là do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng trưởng giai đoạn 2018-2020. Năm 2019, tổng chi phí Tổng công ty phải bỏ ra để SXKD là 1.271,42 tỷ đồng, giảm 1171,87 tỷ đồng so với năm 2018 và đến năm 2020 giảm còn 413,59 tỷ đồng. Các khoản chi phí đều có xu hướng giảm, nguyên nhân là do Tổng công ty đang rơi vào tình trạng khó khăn, hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về quản lý chi phí hoạt động SXKD
Chi phí hoạt động SXKD là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD và các hoạt động khác của đơn vị bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu đầu vào, chi phí máy móc thiết bị, chi phí nhân công, tiền lương, ăn ca, chi phí hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các năm trở lại đây, chi phí hoạt động SXKD của P VC bị sụt giảm nghiêm trọng do ít các dự án trọng điểm cũng như do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động tiêu cực, suy thoái kinh tế diễn ra ở khắp mọi nơi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn.
Quản lý chi phí đối với giá vốn
Trong những năm trước đây, trên cơ sở hợp đồng ký với Chủ đầu tư/Tổng thầu; ngoài phần việc P VC tự triển khai, PVC phân chia việc cho các công ty con/đơn vị thành viên của P VC, tùy theo từng loại hình dự án/hạng mục công trình, tùy theo tỷ lệ sở hữu và sự chi phối của P VC đối với các đơn vị mà tỷ lệ thu phí của PVC là khác nhau. Trong thời gian các năm trở lại đây, sau khi ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư/Tổng thầu, P VC thực hiện lập bài toán kinh tế, bóc tách các chi phí cần thiết, tính toán và đưa ra định mức lợi nhuận đối với từng hạng mục/dự án nhằm kiểm soát chặt hơn chi phí đầu vào.
Bảng 2.10 Tình hình biến động Giá vốn của PVC giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
1 | Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ | 2.277,28 | 1.069,95 | 247,95 |
2 | Giá vốn hàng bán | 2.302,13 | 1.059,68 | 243,04 |
3 | Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (%) | 101,09 | 99,04 | 98,02 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)
Chi phí giá vốn của P VC qua các năm vừa qua cũng thay đổi nhiều, đặc biệt trong giai đoạn 2019-2020 sụt giảm mạnh. Đó là do những biến động bất lợi của nền kinh tế như lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tín dụng và biến động tỷ giá do cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng giá các loại vật tư, vật liệu đã làm tăng chi phí sản xuất, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn Tổng công ty. Bên cạnh đó, các dự án P VC triển khai thi công hầu hết là các dự án có quy mô phức tạp, thời gian thi công kéo dài, nhiều khó khăn và các phát sinh của dự án chưa lường trước được.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao tài sản cố định; thuế, phí và lệ phí; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Hàng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch chi phí quản lý văn phòng Tổng công ty phù hợp kế hoạch SXKD, và sẽ được Tập đoàn xem xét phê duyệt chi phí tổng, Hội đồng quản trị sẽ phê duyệt chi phí chi tiết; đối với các Ban điều hành, trên cơ sở kế hoạch SXKD của từng ban điều hành và tình hình hoạt động thực tế, Tổng giám đốc Tổ ng công ty phê duyệt chi phí dựa trên kế hoạch doanh thu. Một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp trong việc xây dựng chi phí quản lý đó là xác định quỹ tiền lương hàng năm. Quỹ tiền lương bao gồm lương của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát (được Đại hội đồng cổ đông thông qua), lương của bộ phận quản lý và bộ phận lao động gián tiếp tại Văn phòng Tổng công ty và
các Ban điều hành dự án. Việc xây dựng quỹ tiền lương hàng năm được căn cứ vào các Quyết định của Tổng công ty, Tập đoàn và thực hiện quyết toán quỹ tiền lương thực hiện hàng năm theo quy định của Tập đoàn.
Bảng 2.11 Chi phí lương/chi phí quản lý doanh nghi ệp giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
1 | Chi phí quản lý doanh nghiệp | 2.277,28 | 1.069,95 | 247,95 |
2 | Chi phí lương | 2.302,13 | 1.059,68 | 243,04 |
3 | Chi phí lương/Chi phí quản lý doanh nghiệp (%) | 73,11 | 53,58 | 62,73 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)
Qua bảng số liệu 2.11 cho ta thấy, tỷ trọng chi phí tiền lương luôn nắm giữ trên 50% tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của P VC, tuy nhiên không ổn định qua các năm. Năm 2018 là năm có chi phí tiền lương cao nhất và năm 2020 có chi phí tiền lương thấp nhất. Điều này phản ánh đúng sự khó khăn trong hoạt động SXKD của Tổng công ty.
2.3. Một số các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính của Tổ ng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quản lý nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
69
Bảng 2.12. Bảng chỉ tiêu phản ánh quản lý nguồn lực tài chính của PVC giai đoạn 2018-2020
2018 | 2019 | 2020 | Chênh lệch 2019/2018 | Chênh lệch 2020/2019 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
Tài sản ngắn hạn (1) | 3.949,62 | 4.015,34 | 3.791,78 | 65,72 | 1,64 | (223,56) | (0,06) |
Tài sản dài hạn (2) | 1.606,23 | 1.377,93 | 1.219,82 | (228,30) | (16,57) | (158,11) | (0,13) |
Tổng tài sản (3) | 5.555,85 | 5.393,27 | 5.011,60 | (162,58) | (3,01) | (381,67) | (0,08) |
Nợ dài hạn (4) | 132,02 | 128,96 | 127,52 | (3,06) | (2,37) | (1,44) | (0,01) |
Nợ ngắn hạn (5) | 4.723,64 | 4.746,75 | 4.518,80 | 23,11 | 0,49 | (227,95) | (0,05) |
Tổng Nợ phải trả (6) | 4.855,66 | 4.875,71 | 4.646,80 | 20,05 | 0,41 | (228,91) | (0,05) |
Tỷ lệ nợ (7) = (6)/(3) | 0,87 | 0,90 | 0,93 | 0,03 | 3,33 | 0,02 | 0,02 |
Tỷ lệ nợ dài hạn (8) = (5)/(1) | 1,20 | 1,18 | 1,19 | (0,01) | (1,17) | 0,01 | 0,01 |
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (9)=(1-4)/(5) | 0,81 | 0,82 | 0,81 | 0,01 | 1,29 | (0,01) | (0,01) |
Hệ số khả năng thanh toán tức thời 10 =(2)/(5) | 0,34 | 0,29 | 0,27 | (0,05) | (17,14) | (0,02) | (0,08) |
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)
70
Theo số liệu trên bảng 2.12, hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu thanh toán được đánh giá cụ thể như sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020 ổn định và xoay quanh mức 0,81 và đều thấp (<1). Hệ số năm 2018 là 0,81 lần, năm 2019 là 0,82 lần, tăng gần 0,01 lần so với năm 2018 (tương ứng tăng 1,29%). Đến năm 2020, hệ số này lại giảm 0,01 lần so với năm 2019 (tương ứng giảm 1,29%).
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng có xu hướng giống các chỉ tiêu trên đều có xu hướng giảm qua các năm giai đoạn 2018 – 2020. Hệ số này trong năm 2018 là 0,34 lần, năm 2019 là 0,29 lần giảm 0,05 lần so với năm 2018
(tương ứng giảm 17,14%), năm 2020 là 0,27 lần giảm 0,02 lần so với năm 2019 (tương ứng giảm 8%).
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp
a. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
71
Bảng 2.13 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của PVC giai đoạn 2018-2020
2018 | 2019 | 2020 | Chênh lệch 2019/2018 | Chênh lệch 2020/2019 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) | 2.277,28 | 1.069,95 | 247,95 | (1.207,3) | (112,8) | (822,00) | (331,52) |
VLĐ bình quân (2) | 4.377,31 | 3.982,48 | 3.903,6 | (394,83) | (9,91) | (78,92) | (2,02) |
Lợi nhuận trước thuế (3) | (125,02) | (183,80) | (152,3) | (58,78) | 31,98 | 31,52 | (20,70) |
Số vòng quay VLĐ = (1)/(2) | 0,52 | 0,27 | 0,06 | (0,25) | (93,64) | (0,21) | (322,97) |
Sức sản xuất VLĐ = (3)/(2)*100% | (2,86) | (4,62) | (3,90) | (1,76) | 38,12 | 0,71 | (18,31) |
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)