Tình Hình Biến Động Tài Sản Của Pvc Giai Đoạn 2018-2020


Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản của PVC giai đoạn 2018-2020



TT


Nội dung


Năm 2018

(Tỷ đồng)


Năm 2019

(Tỷ đồng)


Năm 2020

(Tỷ đồng)

Biến động 2019/2018

Biến động 2020/2019

Tuyệt đối

(Tỷ đồng)

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

(Tỷ đồng)

Tương đối

(%)

I

TÀI SẢN

5.555,85

5.393,27

5.011,60

(162,58)

(2,93)

(381,67)

(7,08)

A

Tài sản ngắn hạn

3.949,62

4.015,34

3.791,78

65,72

1,66

(223,56)

(5,57)

1

Tiền và các khoản tương

đương tiền

326,06

137,75

129,38

(188,31)

(57,75)

(8,37)

(6,08)

2

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

41,61

119,25

0,72

77,64

186,59

(118,53)

(99,40)

3

Các khoản phải thu ngắn

hạn

1.913,46

2.077,65

1.890,51

164,19

8,58

(187,14)

(9,01)

4

Hàng tồn kho

1.587,25

1.588,96

1.683,71

1,71

0,11

94,75

5,96

5

Tài sản ngắn hạn khác

81,24

91,73

87,46

10,49

12,91

(4,27)

(4,65)

B

Tài sản dài hạn

1.606,23

1.377,93

1.219,82

(228,30)

(14,21)

(158,11)

(11,47)

1

Các khoản phải thu

4,66

4,66

10,10

0,00

0,00

5,44

116,74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC - 9


2

Tài sản cố định

23,57

11,78

8,98

(11,79)

(50,02)

(2,80)

(23,77)

3

Tài sản dở dang dài hạn

169,66

169,60

168,30

(0,06)

(0,04)

(1,30)

(0,77)

4

Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn

1.380,38

1.177,73

1.021,66

(202,65)

(14,68)

(156,07)

(13,25)

5

Tài sản dài hạn khác

27,96

14,16

10,78

(13,80)

(49,36)

(3,38)

(23,87)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)


TÀI SẢN

5600

5500

5400

5300

5200

5100

5000

4900

4800

4700

Năm 2018

Năm 2019

TÀI SẢN

Năm 2020

Biểu đồ 2.2 Tình hình biến động tài sản của PVC giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Kết quả phân tích do tác giả thực hiện )

Từ bảng biểu trên, nhận thấy có sự biến động mạnh về tài sản của Tổng công ty theo chiều hướng giảm dần qua các năm 2018-2020. Tổng tài sản năm 2020 giảm 381,67 tỷ đồng tương đương với 7,08%, năm 2019 cũng giảm 162,58 tỷ đồng tương đương với 2,93%. Sự biến động này là do tài sản dài hạn và ngắn hạn đều giảm.

Tài sản ngắn hạn giảm do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh 118,53 tỷ đồng tương 99,40%; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 187,14 tỷ đồng tương đương 9,01%; tiền và các khoản tương đương tiền giảm 8,37 tỷ đồng tương đương 6,08% và tài sản ngắn hạn khác giảm 4,27 tỷ đồng tương đương 4,65%. Năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 188,31 tỷ tương đương 57,75% do tiền gửi ngân hàng của P VC tạm dừng giao dịch theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm số tiền khoảng 23 tỷ đồng (ngày 31/12/2018: khoảng 63,1 tỷ đồng); các khoản tương đương tiền phản ánh các tiền gửi ngân hàng


có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, bao gồm số tiền khoảng 52,3 tỷ đồng gửi tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương - "OceanBank" đang tạm dừng giao dịch theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2019-2020 vẫn có sự biến động nhẹ, giảm 8,37 tỷ đồng tương đương với 6,08% do quỹ tiền mặt tăng nhẹ và tiền gửi ngân h àng không kỳ hạn giảm do đang tạm dừng giao dịch theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của P VC năm 2018 -2019 tăng 77,64 tỷ đồng tương đương với 186,59% nhưng đến năm 2019-2020, các khoản này lại giảm mạnh 99,40% tương đương với 118,53 tỷ đồng do không thu được tài sản tại khoản đầu tư chứng khoản kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí - P VC IDICO tương đương với 136,07 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn tương đương 14,37 tỷ đồng gây nên tổn t hất lớn cho P VC. Năm 2020, PVC đã chuyển nhượng toàn bộ 13.263.005 cổ phần PXL tương ứng 16,06% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của PVC IDICO.

Tài sản dài hạn cũng có sự thay đổi qua các năm, năm 2018-2019 giảm 228,3 tỷ đồng và năm 2019-2020 giảm 158,11 tỷ đồng tương đương 14,21% và 11,47%. Sự biến đổi này là tài sản cố định và tài sản dài hạn khác giảm mạnh, chiếm tỷ trọng lớn từ tài sản cố định tài chính và chi phí trả trước dài hạn. Tuy nhiên, các khoản phải thu dài hạn tăng 5,44 tỷ đồng tương đương 116,74%.

Quản lý các khoản công nợ phải thu

Tổng công ty đã mở sổ theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng, từng dự án; chi tiết đối với từng khoản mục, chi tiết các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Đối với khoản nợ phải trả, P VC cũng đã mở sổ theo dõi đầy đủ bao gồm khoản lãi phải trả, các thông tin liên quan đến phạt chậm trả, các khoản phải trả các khoản người mua tiền trước, các khoản phải trả khách hàng,...chi tiết đối với từng đói tượng/từng dự án.

Trong những năm qua, P VC thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu và đưa ra các phương án để xử lý các khoản công nợ phải thu qua các hình thức đối trừ


qua bên thứ 3, thu hồi dần trong quá trình thanh toán, nhận lại các tài sản của khác nợ để bù trừ,...

Thực trạng quản lý các khoản đầu tư

Bảng 2.7 Tình hình sử dụng vốn của PVC giai đoạn 2018-2020



STT


Chỉ tiêu

Năm

2018

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Năm

2019

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Năm

2020

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

1

Đầu tư xây dựng dở

dang dài hạn

169,65

5,39

169,65

5,47

168,3

5,89

2

Đầu tư vào công ty

con

1.986,20

63,11

1.956,20

63,04

1.752,41

61,30

3

Đầu tư vào công ty

liên doanh, liên kết

754,80

23,98

754,80

24,32

735,45

25,73

4

Đầu tư vào đơn vị

khác

208,36

6,62

208,36

6,71

191,6

6,70

5

Chi phí trả trước dài

hạn

27,96

0,89

14,16

0,46

10,77

0,38

Tổng cộng

3146,97

100,00

3103,17

100,00

2858,53

100,00

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)

Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy mức chi cho đầu tư xây dựng dở dang dài hạn (bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang) chỉ bằng 5,89% trên tổng mức chi cho các khoản đầu tư tương đương gần 170 tỷ qua các năm từ 2018 đến 2020, cho thấy quá trình hoạt động SXKD mà không chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ bản.

Tổng mức chi đầu tư tài chính bao gồm chi đầu tư vào công ty con. công ty liên doanh, liên kết và đầu tư và các đơn vị khác luôn chiếm tỷ trọng cao đều trên 90% tổng mức chi cho các khoản đầu tư tương đương 2.900 tỷ đồng qua các năm 2018-2020. Năm 2018, Tổng công ty đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Nha Trang với giá gốc là 48,7 tỷ đồng khiến cho vốn đầu tư vào các đơn vị khác của P VC vào năm 2018 giảm còn 208,36 tỷ đồng. Tại ngày 22 tháng 01 năm 2020, Tổng công ty đã thực hiện thoái toàn bộ vốn nắm giữ tại Công ty Cổ


phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam theo kế hoạch Tái cơ cấu Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam và Nghị quyết số 6977/NQ-XLDK ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty về việc thoái vốn góp của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Hợp đồng mua bán cổ phần số 01/2020/PVC ngày 15 tháng 01 năm 2020 giữa Tổng công ty và Công ty TNHH Đầu tư Nhan gia, giá chuyển nhượng là 894 VNĐ/cổ phần, Tổng công ty ghi nhận một khoản lỗ từ việc thanh lý Công ty con với số tiền là 186,7 tỷ VNĐ.

Chi phí trả trước dài hạn của năm 2020 cũng đã giảm đi so với năm 2018 là 0,51% tương đương với 17,19% tỷ đồng do chi phí trả trước về thuê văn phòng và chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng của Tổng công ty được cắt giảm.

2.2.3. Quản lý doanh thu và chi phí của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

* Chính sách, quy định quản lý được thực thi

Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng cao cấp, công nghiệp dầu khí, đầu tư và kinh doanh bất động sản là những hoạt động kinh doanh có tính đặc thù thuộc ngành dịch vụ, xây dựng.

Chính sách, quy định quản lý doanh thu và chi phí của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được thực hiện theo:

Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 về hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước và doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Thông tư 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP.

2.2.3.1. Quản lý doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam


Doanh thu của Tổ ng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bao gồm doanh thu thuần từ hoạt động xây lắp (hoạt động SXKD chính của P VC), doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác; trong đó doanh thu thuần từ hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng lớn hơn cả.

Doanh thu để xác định tính thuế được xác định theo luật thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.

Doanh thu trong các trường hợp còn lại được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

63


Bảng 2.8 Doanh thu của PVC giai đoạn 2018-2020



STT


Nội dung

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

1

Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ

2.277,28

98,23

1.069,95

98,38

247,95

94,89

2

Doanh thu hoạt động tài chính

27,34

1,18

6,14

0,56

6,05

2,32


3


Thu nhập khác


13,65


0,59


11,52


1,06


7,31


2,80


TỔNG DOANH THU


2.318,27


100,00


1.087,61


100,00


261,31


100,00

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí