Các Quy Định Về Xử Lý Tài Chính Khi Cổ Phần Hóa

quyền sở hữu của Nhà nước trong công ty cổ phần. Đây là một nội dung quan trọng gắn liền với hoạt động CPH DNNN, các quy định của pháp luật về vấn đề này có ảnh hưởng to lớn đến việc đẩy nhanh tiến trình CPH, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sử dụng tiền vốn, tài sản của Nhà nước trong công ty cổ phần mới hình thành bởi vì: Người đại diện cho cổ đông nhà nước trong công ty cổ phần là người bằng hành vi của mình, theo quy định của Luật doanh nghiệp thực hiện quyền cổ đông của Nhà nước, là người có trách nhiệm trực tiếp nhất đối với việc quản lý, sử dụng, bảo toàn vốn, tài sản của Nhà nước trong công ty cổ phần. Trong các trường hợp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, bằng quyền biểu quyết của số cổ phần tương ứng, người đại diện cổ đông nhà nước trong công ty cổ phần đương nhiên được nắm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của công ty cổ phần, có vai trò quan trọng trong việc quản lý điều hành hoạt động của công ty, hoạt động của họ có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

Nếu như trước khi CPH, các quy định về kiểm tra giám sát, chỉ đạo đối với hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp theo luật DNNN là rất chặt chẽ, thậm chí dẫn đến sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính đối với hoạt động của doanh nghiệp, thì sau CPH, sự quản lý, giám sát, chi phối đó là được tháo dỡ đáng kể do hoạt động của Công ty cổ phần được điều chỉnh bởi các quy định của luật doanh nghiệp. Sự thay đổi cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp sau CPH sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự chủ động của cơ quan quản lý doanh nghiệp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi mà người đại diện cho cổ đông nhà nước không thật sự gắn bó lợi ích với doanh nghiệp (bởi vì họ không thực sự là chủ sở hữu cổ phần doanh nghiệp), nhưng họ lại là người nắm giữ các cương vị chủ chốt của doanh nghiệp theo cơ chế tuyển chọn bổ nhiệm mang tính áp đặt ý chí của cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu như hiện nay, thì nguy cơ lợi dụng chức vụ quyền hạn của các chủ thể này phục vụ cho lợi ích cá nhân, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của các cổ đông (trước đó là các nhà đầu tư) cũng có "hành lang pháp lý" rộng hơn.

Thực trạng tham nhũng "đã trở thành thói quen" và "khi các cơ quan nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra bất cứ ở đâu đều phát hiện có những sai phạm và tiêu cực..." [88, tr. 130] nói lên rằng, cơ chế tuyển chọn bổ nhiệm, kiểm tra giám sát cán bộ của chúng ta chưa được làm tốt. Cũng vì các lý do nêu trên, các nhà đầu tư có lý do để lo ngại khi đầu tư vốn vào các doanh nghiệp CPH, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà

nước giữ cổ phần chi phối là có cơ sở. Có lẽ cũng chính vì vậy đã có quan điểm cho rằng CPH với việc Nhà nước giữ lại 51% vốn là "chuyển đổi nửa vời" và từ khi nhà nước có chủ trương giữ lại 51% vốn trong các DNNN có vốn từ 5 tỷ trở lên (nay là 20 tỷ trở lên), làm cho tiến trình CPH "trở nên chậm hẳn lại" [88, tr. 204].

Dân chủ hóa công tác cán bộ là một quan điểm quan trọng, một quan điểm lớn của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo tác giả, chỉ có thể triệt để quán triệt quan điểm của Đảng, quán triệt các nguyên tắc, cơ chế dân chủ trong việc thiết lập các quy định về vấn đề đại diện cổ đông nhà nước mới có thể giải quyết tốt những tồn tại bất cập nêu trên.


2.2. Các quy định đảm bảo quyền sở hữu toàn dân


Đảm bảo quyền sở hữu toàn dân là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

Trong pháp luật về CPH DNNN hiện hành, các quy định này bao gồm quy định về xử lý tài chính khi CPH; xác định giá trị doanh nghiệp CPH; bán cổ phần và quản lý sử dụng tiền bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Về cơ bản, các quy định này là đầy đủ, chi tiết, theo hướng tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước tháo gỡ những tồn đọng vướng mắc về tài chính, như vấn đề tài sản dư thừa, nợ tồn đọng, nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện CPH. Tuy nhiên, trong các quy định này còn chứa đựng những nội dung chưa phù hợp cần phải sửa đổi bổ sung dưới đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

2.2.1. Các quy định về xử lý tài chính khi cổ phần hóa


Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 6

Thứ nhất, việc xác định và xử lý những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng chờ thanh lý.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 187 đối với các tài sản này, doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền điều chuyển cho các đơn vị khác theo quy định hiện hành, đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nếu những tài sản trên chưa xử lý được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp. Trong quá trình CPH doanh nghiệp tiếp tục xử lý những tài sản này, đến thời điểm công bố giá

trị doanh nghiệp nếu chưa xử lý thì chuyển giao cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định hiện hành.

Về vấn đề này, các học giả các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau như quy định như vậy là quá chung chung, có quan điểm cho rằng không nên loại trừ tài sản như các quy định hiện nay [35, tr. 233]. Tuy nhiên, trên thực tế trong các DNNN còn tồn đọng một lượng không nhỏ tài sản không cần dùng, chờ thanh lý là vấn đề cần giải quyết để loại bỏ tâm lý lo ngại phải bỏ tiền mua "đồ không sử dụng được" của các nhà đầu tư. Tính phức tạp của vấn đề là ở chỗ cho phép loại trừ các tài sản nào với tiêu chí "không cần dùng" cụ thể ra sao?

Trong thực tiễn phân loại các tài sản không cần dùng, có thể xảy ra các trường

hợp:


- Do đầu tư mở rộng sản xuất nhưng sản phẩm không chiếm lĩnh được thị trường

hoặc không thu hút được nguồn nguyên liệu. Trong trường hợp này tài sản có thể vẫn sử dụng tốt và được phát huy nếu công ty cổ phần có sự đổi mới, nâng cao năng lực điều hành và có chiến lược kinh doanh tốt.

- Các tài sản mua sắm phục vụ các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, còn giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng.

- Các tài sản ít sử dụng được gạt sang nhằm thanh lý với giá rẻ.


Mặt khác, việc mua sắm các tài sản này luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thường chỉ được tận dụng, phát huy trong điều kiện doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, sau CPH công ty cổ phần vẫn có thể thanh lý nhượng bán. Việc giao trách nhiệm cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng với số lượng quá lớn sẽ dẫn đến hậu quả không xử lý kịp thời các tài sản này dẫn đến mất mát, hư hỏng tài sản. Vì vậy, theo tác giả, cần có quy định tiêu chí cụ thể để xác định tài sản không cần dùng để tránh tình trạng gây tổn hại lợi ích của Nhà nước.

Thứ hai, đối với các tài sản đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được công ty cổ phần tiếp tục dùng trong sản xuất kinh doanh.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 187/2004/NĐ-CP tài sản này phải tính vào giá trị doanh nghiệp CPH và chuyển thành cổ phần để chia cho người lao động tại doanh nghiệp tại thời điểm CPH theo thời gian thực tế đã làm việc tại doanh nghiệp của từng người. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với việc thừa nhận quyền sở hữu của tập thể người lao động đối với các quỹ này. Theo hướng dẫn tại Thông tư 126/2004/TT-BTC việc chia cổ phần cho người lao động từ nguồn tài sản này được xác định theo giá đấu thành công bình quân. Theo tác giả, hướng dẫn như nêu trên là không phù hợp bởi vì tài sản này đã được tính vào giá trị doanh nghiệp, được định giá (mới có giá trị được định giá của doanh nghiệp và có cơ sở để xác định giá sàn), đó là tài sản góp vốn của tập thể người lao động, tại sao người lao động lại phải "mua" theo giá đấu bình quân.

Thứ ba, quy định về việc xử lý vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác của doanh nghiệp CPH. Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, trong trường hợp các doanh nghiệp CPH không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo hai cách:

- Thỏa thuận bán lại vốn đầu tư cho đối tác hoặc cho các nhà đầu tư khác.


- Chuyển giao cho các doanh nghiệp khác làm đối tác.


Theo tác giả quy định như nêu trên là không hợp lý, bởi vì: Việc lựa chọn kế thừa hoặc không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác trước hết luôn xuất phát từ lợi ích của hoạt động đầu tư; thường thì doanh nghiệp CPH chỉ từ chối kế thừa các khoản đầu tư này xuất phát từ việc đầu tư không có hiệu quả. Vì vậy, việc chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác hoàn toàn không dễ dàng. Việc cho phép doanh nghiệp thỏa thuận bán lại vốn đầu tư cho đối tác hoặc cho các nhà đầu tư khác rất dễ dẫn tới tình trạng "bán đổ, bán tháo" các khoản đầu tư kém hiệu quả để chối bỏ trách nhiệm do việc quyết định đầu tư.

Nếu việc đầu tư này thực sự đã và đang tiếp tục bị thua lỗ, cản trở hoạt động CPH, cần yêu cầu các cá nhân có trách nhiệm báo cáo giải trình cụ thể lý do để xác định trách nhiệm cá nhân trước khi cho phép xử lý bán hoặc chuyển giao.

Thứ tư, quy định về chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không tính vào giá trị doanh nghiệp để CPH. Theo tác giả, đây là một quy định hết sức chung chung, bởi vì: Xây dựng là một hoạt động rất phức tạp có sự tham gia của rất nhiều chủ thể. Vì vậy, có rất nhiều lý do dẫn đến một công trình xây dựng bị đình chỉ, bị dừng hoãn thi công xuất phát từ những vi phạm của các chủ thể khác nhau. Không phải trong mọi trường hợp việc đình chỉ, dừng hoãn thi công xây dựng đều dẫn đến hậu quả phải phá dỡ công trình hoặc không được tiếp tục xây dựng.

Ví dụ: Trường hợp có vi phạm của các quy định về an toàn xây dựng và vệ sinh môi trường của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Vì vậy, việc quy định như nội dung nêu trên có thể dẫn đến thất thoát tiền vốn Nhà nước đầu tư trong các công trình xây dựng bị đình hoãn mà chi phí này có thể là rất lớn. Cần có sự quy định cụ thể chỉ loại trừ các chi phí này ra khỏi giá trị doanh nghiệp trong trường hợp công trình phải dỡ bỏ theo quy định của pháp luật xây dựng hoặc dự án đầu tư bị đình chỉ thực hiện.

Thứ năm, do hậu quả của sự thiếu lành mạnh, thiếu công khai minh bạch trong quá trình hoạt động ở một số DNNN, cho nên trong thực tiễn CPH việc xử lý tài chính gặp phải nhiều vấn đề phát sinh như: Các công trình mới xây dựng đã hoàn thành hơn 3 năm nhưng chưa được quyết toán; có mâu thuẫn giữa doanh nghiệp CPH và các đối tác trong việc xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, hoặc trong trường hợp nợ phải thu khó đòi thực sự nhưng doanh nghiệp chưa hoặc không thể lập đủ hồ sơ chứng minh, đây là những vấn đề nảy sinh làm kéo dài thời gian CPH doanh nghiệp và nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến sự lành mạnh về tài chính của công ty cổ phần khi phải thừa kế các nghĩa vụ hoặc quyền lợi này. Vì nhiều lý do khác nhau không phải lúc nào cơ quan quản lý doanh nghiệp cũng sẵn sàng đưa ra giải quyết công khai vấn đề còn vướng mắc. Vì vậy, theo tác giả cần bổ sung quy định giải quyết vấn đề này theo hướng: doanh nghiệp CPH có trách nhiệm báo cáo đầy đủ kịp thời những vấn đề còn vướng mắc trong việc xử lý tài chính như nêu trên với cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu để có biện pháp giải quyết. Cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu có trách nhiệm yêu cầu, đề nghị các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước... tiến hành

thanh tra, kiểm tra làm rõ các nội dung này để có cơ sở, số liệu chính xác cho việc xác định giá trị doanh nghiệp.


2.2.2. Các quy định về xác định giá trị doanh nghiệp


Thứ nhất, vấn đề đất đai trong giá trị doanh nghiệp. Trước hết tác giả cho rằng quan điểm nhìn nhận về vấn đề đất đai trong CPH doanh nghiệp thể hiện trong pháp luật hiện hành là chưa phù hợp, bởi vì: Đất đai là một yếu tố gắn liền với sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp và cần phải được xem xét dưới góc độ là một tài sản của quốc gia cần được sử dụng có hiệu quả. Sự thiếu phát triển của thị trường bất động sản và những yếu kém trong quản lý sử dụng đất, trên thực tế tổn thất về đất "có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ đồng" [90, tr. 21]. Chúng ta cho phép doanh nghiệp CPH lựa chọn hình thức thêu hoặc giao đất là tạo điều kiện để doanh nghiệp hợp lý hóa cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự chênh lệch quá lớn về giá trị doanh nghiệp (không tính giá trị đất) và giá trị đất đai, cần có sự nhìn nhận và cách giải quyết phù hợp bởi vì: Nhiều doanh nghiệp nhà nước (dạng như công ty thương mại trước kia) vốn và tài sản thực sự lèo tèo nhưng được giao những vị trí rất có lợi thế kinh doanh, có giá trị đất rất lớn. Nếu để các doanh nghiệp này "trả lại đất" như hướng dẫn tại mục b; 6.1; III của Thông tư 126/2004/TT-BTC để thuê đất, trước mắt có thể dễ bán vài chục phần trăm cổ phần để thực hiện CPH nhưng hậu quả dễ thấy đó là: một tài sản có giá trị lớn là đất đã không được sử dụng có hiệu quả - với ý nghĩa là không phát huy được lợi thế kinh doanh vốn có của nó. Doanh nghiệp dù thuê đất vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do chi phí thuê đất tính vào giá thành sản phẩm cao và sẽ khó có khả năng huy động vốn với tư cách là một công ty cổ phần.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả của việc quản lý sử dụng đất đai cần phải được coi trọng như nhau trong quá trình CPH. DNNN và đất đai doanh nghiệp CPH đang sử dụng đều là tài sản Nhà nước cần phải xác định ưu tiên việc sử dụng có hiệu quả tài sản có giá trị lớn hơn. Để công ty cổ phần có thực lực huy động vốn để đầu tư tương ứng với tiềm năng đất đai đang sử dụng theo tác giả không nên cho phép các doanh nghiệp đã được giao đất chuyển sang thuê đất, cần quy định phải tính giá trị đất vào giá trị tài sản doanh nghiệp.

Thứ hai, quy định về giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.


Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển. Giá trị này được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi CPH và lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Theo tác giả, nội dung quy định nêu trên là hoàn toàn chưa hợp lý, bởi vì: theo nguyên lý của phương pháp tài sản, giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (tài sản hữu hình và vô hình) được xác định theo giá thị trường. Thương hiệu của doanh nghiệp là một tài sản vô hình có giá trị thị trường, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thực tế có thể là rất lớn và tính được cụ thể. Việc quy định như nêu trên là thiếu căn cứ khoa học trong việc xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thấp hơn trái phiếu chính phủ dài hạn, coi như doanh nghiệp không có giá trị lợi thế kinh doanh và lúc đó dù doanh nghiệp có thương hiệu có uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp có giá trị thị trường và có thể tính được cụ thể, nhưng giá trị đó hoàn toàn bị loại bỏ khỏi giá trị doanh nghiệp. Để khắc phục bất cập nêu trên, theo tác giả, cần bổ sung các quy định cụ thể về thương hiệu và phương pháp xác định giá trị thương hiệu để có cơ sở xác định giá trị thương hiệu trong quá trình CPH DNNN.

Thứ ba, theo các quy định về xác định giá trị doanh nghiệp CPH hiện nay, ngoài kết quả định giá của các doanh nghiệp định giá, chúng ta hoàn toàn không có số liệu có tính chất dự kiến giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cho việc kiểm tra giám sát hoạt động định giá, bán đấu giá cổ phần. Theo tác giả, đó là một điều chưa hợp lý, bởi vì: Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản của doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện việc quản lý mọi mặt đối với đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực thị trường giá cả. Chính vì vậy không thể nói rằng, chúng ta không thể biết hoặc không có trách nhiệm phải biết giá trị dự kiến của tài sản cần định đoạt, mặt khác cũng không thể tuyệt đối tin tưởng vào kết quả định giá doanh nghiệp của các tổ chức thẩm định giá mà không tính đến những khả năng sai sót, tiêu cực có thể xảy ra.

Vì vậy, cần có những quy định bổ sung cụ thể theo hướng giao trách nhiệm cho cơ quan tài chính căn cứ vào các dữ liệu thông tin tài chính doanh nghiệp và giá cả phối hợp với doanh nghiệp CPH và các cơ quan chức năng dự kiến giá trị doanh nghiệp, làm cơ sở tham chiếu cho việc kiểm tra giám sát hoạt động định giá doanh nghiệp hoặc làm cơ sở cho các cơ quan thực hiện quyền sở hữu quyết định giá trị doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết.

Thứ tư, với thực trạng về năng lực của các doanh nghiệp thẩm định giá trong nước, trong thời gian tới khi chúng ta tiến hành CPH các tổng công ty lớn trong các ngành nghề có nhiều biến động, có tính phức tạp trong việc định giá tài sản cần có sự góp mặt của các tổ chức định giá nước ngoài. Chính phủ, Bộ Tài chính cần tổ chức thăm dò để lựa chọn các tổ chức định giá nước ngoài có trình độ, năng lực và uy tín, lập danh sách để các doanh nghiệp CPH, cơ quan quyết định CPH có cơ sở lựa chọn được đối tác tin cậy để ký kết hợp đồng thuê định giá tài sản doanh nghiệp.

2.2.3. Các quy định về bán cổ phần


Bán cổ phần là một nội dung rất quan trọng trong CPH DNNN, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu toàn dân, lợi ích của doanh nghiệp và của nhà đầu tư. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với việc bán cổ phần là phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan theo nguyên tắc thị trường. Trình tự thủ tục đăng ký mua cổ phần phải được đơn giản tối đa, tránh gây phiền hà cản trở việc mua cổ phần của các nhà đầu tư, việc quản lý thông tin về bán cổ phần phải đảm bảo tránh tình trạng lợi dụng thông tin cung cầu để thao túng giá bán cổ phần. Trong các quy định hiện hành của pháp luật về CPH còn có những nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu nêu trên, cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2.3, mục 2 phần B, Thông tư 126/2004/TT-BTC (hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP), Nhà đầu tư tham gia đấu giá phải gửi các giấy tờ chứng minh có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đối với cá nhân) có tư cách pháp nhân (đối với tổ chức) cho cơ quan thực hiện đấu giá. Theo tác giả, nội dung hướng dẫn như nêu trên là chưa rõ ràng có thể dẫn tới gây phiền hà cho các cá nhân tổ chức tham gia mua cổ phần bởi bì: Việc xác định một công dân bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự chỉ do tòa án quyết định. Vậy giấy tờ chứng minh năng lực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022